Chùa Giác Ngộ là một công trình kiến trúc theo hệ phái Bắc Tông được nhiều tín đồ Phật giáo lui tới khám phá. Nơi đây cũng là một trong những điểm tu tập được nhiều Phật tử tìm đến và tham gia.
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là vùng đất của kinh tế, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cùng những đặc sắc tôn giáo đa sắc màu. Một trong những điểm đến phản chiếu được nét đẹp văn hóa ấy chính là Chùa Giác Ngộ. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá những điều đặc biệt của ngôi chùa nằm giữa lòng Sài Gòn này.
1 Chùa Giác Ngộ – Địa điểm tôn giáo được các tín hữu thập phương tìm đến tu tập
1.1 Chùa Giác Ngộ tọa lạc tại vị trí nào?
Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh, phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Giác Ngộ là một địa điểm tôn giáo nổi tiếng tọa lạc tại một trong những quận trung tâm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ Quận 1, bạn chỉ mất một quãng đường khoảng 4 km là có thể đến được địa điểm này.
Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Giác Ngộ còn có thêm hai địa điểm tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bạn có thể tìm đến những địa điểm gần nhất để tiện cho việc tu tập.
Chùa Giác Ngộ được biết đến là địa điểm thường xuyên tổ chức các khóa tu ngắn hạn Phật giáo dành cho tín đồ Phật tử gần xa. Đến với chùa và lắng nghe những bài thuyết pháp, bạn sẽ có dịp được lắng lòng lại và cảm thấy cuộc sống an yên hơn.
Hiện tại, dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì Chùa Giác Ngộ), chùa theo chủ trương tu theo pháp môn Tứ Thánh đế, Tứ niệm xứ và thiền Vipassana.
Tông chỉ của chùa là nhập thế và truyền bá Phật pháp thông qua con đường làm từ thiện, hoằng pháp và các hoạt động tu tập, giáo dục. Vào những ngày rằm lớn, Chùa Giác Ngộ thường tổ chức Lễ Quy Y Tam Bảo cho các tín đồ, Phật tử gần xa.
Chùa Giác Ngộ là một địa điểm tôn giáo nổi tiếng tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Lịch sử hình thành đầy biến động của Chùa Giác Ngộ
Chùa Giác Ngộ được xây dựng vào năm 1946 nhờ sự phát tâm của cư sĩ Trần Phú Hữu, một công chức chính phủ muốn gieo duyên lành tìm về với chánh đạo. Thuở ấy, chùa được xây dựng trên một lô đất có diện tích 695 m2. Thuở mới được hoàn thiện, chánh điện của Chùa Giác Ngộ khá nhỏ, chỉ có chỗ cho khoảng 80 Phật tử tu học. Lúc ấy, chùa còn có thêm vài căn nhà nhỏ xen lẫn mồ mã trong khuôn viên chùa.
Năm 2012, Chùa Giác Ngộ được cấp phép xây mới hoàn toàn do công trình cũ đã xuống cấp, không đủ phục vụ cho nhu cầu đào tạo lẫn sinh hoạt của các Phật tử, Tăng toàn.
Hiện nay, Chùa Giác Ngộ đã có tổng diện tích sàn lên đến 3476 m2 với 7 lầu và 1 tầng hầm. Trong đó, bạn sẽ tìm thấy 2 tầng cánh điện, 1 tầng thiền đường, 1 tầng thư viện cùng 3 tầng cao nhất phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt Phật học và các Phật sự khác.
Ngoài ra, bên cạnh tòa kiến trúc bảy tầng, Chùa Giác Ngộ còn có dải Tăng xá và dải nhà thờ cốt của thân bằng quyến thuộc của các Phật tử.
Chùa Giác Ngộ được xây dựng vào năm 1946
2 Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Giác Ngộ cực chi tiết
Đường đi đến Chùa Giác Ngộ khá dễ tìm, bạn có thể tự đến đây bằng cách sử dụng các phương tiện cá nhân cùng sự hướng dẫn của Google Maps. Tuy nhiên, nếu muốn di chuyển bằng xe buýt, bạn có thể sử dụng các tuyến xe sau:
– Xe buýt 45: Bến xe Quận 8 – Bến Thành – Miền Đông (xin xuống tại Ký túc xá Đại học Kinh tế TP.HCM
– Xe buýt 96: Bến Thành – Chợ Bình Điền (xin xuống tại Ký túc xá Đại học Kinh tế TP. HCM)
– Xe buýt 54: Bến xe Miền Đông – Bến xe Chợ Lớn (xin xuống tại Ngã tư Trần Nhân Tông)
– Xe buýt 91: Bến xe Miền Tây – Chợ Nông sản Thủ Đức (xin xuống tại trạm Bệnh viện 30/4)
– Xe buýt 150: Bến xe Chợ Lớn – Tân Vạn (xin xuống tại Trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu)
– Xe buýt 38: Khu dân cư Tân Quy – Đầm Sen (xin xuống tại trạm Bệnh viện 30/4)
Vì Chùa Giác Ngộ không có trạm xe buýt trước cổng chùa nên bạn phải xin dừng tại những trạm lân cận gần đó rồi đi bộ sang chùa. Bạn có thể xem trước bản đồ để lựa chọn trạm dừng phù hợp và dễ đi nhất nhé!
Đường đi đến Chùa Giác Ngộ khá dễ tìm
3 Khám phá những giá trị đặc sắc tại Chùa Giác Ngộ
3.1 Kiến trúc mang màu sắc đậm đà hệ phái Bắc Tông
Chùa Giác Ngộ là một địa điểm tu tập với màu sắc Phật giáo Bắc Tông rõ nét. Bạn có thể phát hiện màu sắc này trong kiến trúc cũng như cách bày trí của ngôi chùa.
Phần trang trí bên trong chùa không quá cầu kỳ, chủ yếu hướng đến sự trang nghiêm, thiền tịnh cùng cảm giác an yên. Điện Phật được bày trí tượng Đức Phật Thích Ca thiền định ở giữa. Bàn thờ phía trước trong chánh điện sẽ thờ nhiều tượng như Thất Phật Dược Sư, Đức Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc cùng nhiều tượng khác.
Bước vào không gian độc đáo của chùa, bạn sẽ có cảm giác bỏ lại những ồn ào, hối hả của nhịp sống thành thị ngoài kia mà tập trung tu tập, thiền định. Hiện tại, Chùa Giác Ngộ có trang bị thang bộ lẫn thang máy để thuận tiện hơn cho các tín đồ Phật giáo đến tham dự khóa tu.
Kiến trúc Chùa Giác Ngộ mang màu sắc Bắc Tông rõ nét
3.2 Tham gia những khóa tu tập tại Chùa Giác Ngộ
Nhiều tín đồ Phật giáo đến với Chùa Giác Ngộ vì những khóa tu đặc biệt tại đây. Trước đây, địa danh này nổi tiếng là cơ sở đào tạo của nhiều trường học lớn như trường Trung học Bồ Đề, Chợ Lớn, trường Sơ đẳng Phật học Thiên Hòa. Đây là những ngôi trường có truyền thống trong việc đào tạo và lan tỏa văn hóa Phật giáo đến các tín đồ.
Hiện tại, Chùa Giác Ngộ có rất nhiều buổi tu ngắn hạn dành cho các Phật tử. Đây là truyền thống đã được tiếp diễn từ năm 1984 đến nay. Khi tham gia các buổi tu tập, bạn sẽ có cơ hội ngộ ra và nhận thức được nhiều giá trị quan trọng trong cuộc sống, học cách tìm lấy bình yên giữa ồn ã, hối hả trong công việc.
Nhiều tín đồ Phật giáo đến với Chùa Giác Ngộ vì những khóa tu đặc biệt tại đây
Chùa Giác Ngộ là một địa điểm tu tập nằm giữa lòng thành phố nên khá tiện cho những bạn trẻ muốn tham gia khóa tu tại đây. Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn hy vọng rằng đây sẽ là nơi chốn giúp bạn tìm thấy được sự bình yên, nhẹ nhàng trong tâm hồn.