Chẳng quá nổi tiếng như chùa Bái Đính, thế nhưng Chùa Vàng Ninh Bình lại là một trong những điểm đến tâm linh có vị thế nổi bật. Nằm yên bình giữa chung quanh là sóng nước mênh mông, chùa Vàng sở hữu cảnh sắc hữu tình, thơ mộng khiến bao người ngất ngây. Bạn ơi, hôm nay hãy cùng Blogdulich.edu.vn dạo quanh một vòng ngôi chùa đặc biệt này nhé.
1 Định vị chính xác tọa độ của Chùa Vàng Ninh Bình
Địa chỉ: xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình
Được xây dựng trên chính nền kiến trúc cũ của chùa Bát Long – một ngôi chùa cổ được vua Lê Đại Hành hạ lệnh xây dựng cách đây hơn 1000 năm với 3 ngôi chùa nhỏ và khuôn viên chung quanh trồng đa dạng các loại cây cối tươi tốt. Chùa Vàng Ninh Bình là một trong những ngôi chùa độc đáo bậc nhất chốn cố đô khi nằm yên bình trên một hòn đảo nhỏ có diện tích 28ha giữa hồ Cá Voi nằm ở phía Tây thành phố, với một phía giáp với trục đường dẫn vào Quần thể danh thắng Tràng An, và phía còn lại giáp ranh với thị xã Ninh Nhất.
Dù chỉ mới chính thức mở cửa chào đón bao khách hành hương đến đây viếng Phật, vãn cảnh chùa từ tháng 3/2018, thế nhưng Chùa Vàng lại nhận được nhiều sự yêu mến của khách thập phương khi sở hữu cảnh sắc thơ mộng hữu tình, phảng phất dư vị hoài cổ và bình yên hiếm có.
Có thể nói Chùa Vàng Ninh Bình là một trong những nơi viếng Phật đặc biệt tại vùng đất này khi nằm yên bình giữa bốn bề sóng nước. Ảnh: @laz2173
2 Bạn có thể đến vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình bằng những loại phương tiện nào là hợp lý?
Để có thể đến vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình, bạn sẽ phải di chuyển bằng thuyền để có thể đến được hòn đảo giữa hồ Cá Voi. Bạn có thể di chuyển theo trục đường Tràng An dẫn vào quần thể danh thắng đặc biệt này. Nếu xuất phát từ khu vực cổng chào Tràng An, khi nhìn thấy bức tượng hai con voi thì bạn sẽ nhìn thấy chùa nằm ở bên phía tay phải. Còn nếu xuất phát từ những địa điểm tham quan tại Ninh Bình khác theo chiều ngược lại thì chùa sẽ nằm ở phía tay trái của bạn nhé. Sau đó, bạn có thể thuê thuyền ở ven bờ hồ Cá Voi rồi đi đến vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình.
Bạn chỉ có thể ngồi thuyền để có thể qua được chùa. Ảnh: @cisnerosviaja
3 Ấn tượng kiến trúc độc đáo nơi Chùa Vàng Ninh Bình
3.1 Chùa Vàng Ninh Bình với kiến trúc bát giác đặc biệt
Chùa Vàng Ninh Bình được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, đồng loạt quay ra 8 hướng, tượng trưng cho việc thờ phượng 8 vị vua thời 12 sứ quân xưa của chùa Bát Long, bao gồm lần lượt các ngài Ngô Xương Xí, Nguyên Siêu, Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Đõ Cảnh Thạc, Nguyễn Khoan, Kiều Thuận và Nguyễn Thủ Tiệp.
Toàn bộ các công trình của chùa đều được xây dựng hoàn toàn từ gỗ lim có màu đen tuyền, kết hợp với phần mái ngói được thiết kế theo phong cách của những ngôi đền, chùa xưa với hình mái đao, có phần đuôi cong vút lên trời, điểm xuyến với các họa tiết long phượng chầu ngọc được đặt khéo léo trên phần đỉnh mái. Chính điều này đã góp phần tô đậm hơn vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cho ngôi Chùa Vàng Ninh Bình có vị thế đặc biệt này.
Không chỉ có thể, các chi tiết kiến trúc khác trong chùa cũng được hoàn thiện hoàn toàn với kỹ thuật mộc truyền thống theo không gian 3 chiều, tạo sự liên kết hìa hòa với tổng thể kiến trúc. Điều này khiến cho tổng thể toàn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình có sự thanh thoát, mềm mại nhưng đồng thời cũng mang đến cảm giác vững chãi, uy nghi hiếm có thể diễn tả bằng lời.
Bên cạnh đó, chung quanh các công trình trong chùa cùng phần bệ đỡ đều được hoàn thành hoàn toàn từ đá xanh kiến cố, góp phần giữ gìn cho kiến trúc nơi đây được bền bỉ theo thời gian. Đặc biệt hơn, trong thời gian tới, chùa còn có dự định dát vàng toàn bộ với mục đích mang đến cảnh quan lộng lẫy, cao quý tương tự chính cái tên của mình vậy.
Ngoài ra, xung quanh chùa chính là ba ngôi chùa nhỏ được xây dựng theo kiến trúc khác nhau, đặc biệt với một tòa được xây bằng đá với ba tầng, thon thả dần lên trên. Chùa nằm yên bình trên một mảnh đất nhỏ có hình tròn nổi lên giữa hồ, khiến mọi người khi đến đây đều dễ dàng liên tưởng như được chứng kiến tháp Rùa – một công trình thiêng liêng bậc nhất thủ đô xuất hiện ở chốn cố đô Ninh Bình vậy.
Chùa được thiết kế theo hình bát giác ấn tượng với ba ngôi chùa nhỏ
3.2 Chùa Vàng Ninh Bình với khuôn viên đa dạng mảng xanh tươi tốt
Không chỉ nổi bật với kiến trúc của một ngôi chùa cổ và phảng phất vẻ đẹp thời gian, trong khuôn viên Chùa Vàng Ninh Bình còn được mọi người trồng rất nhiều cây xanh, từ các cây cổ thụ lớn cho đến những chậu bonsai được cắt tỉa, chăm sóc khéo léo. Chính điều này đã góp phần giúp cho khuôn viên chùa càng thêm phần hữu tình, thơ mộng hơn cả, đặc biệt là khi chùa nằm yên bình giữa bốn bề sóng nước mênh mông. Bởi thế nên dẫu đến vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình vào bất kì mùa nào trong năm, bạn cũng có thể cảm nhận được bầu không khí mát mẻ, trong lành và xào xạc tiếng lá cây, chim muông ríu rít.
Nếu đến vãn cảnh chùa vào buổi sáng, bạn sẽ như được lạc bước giữa chốn bồng lai tiên cảnh với cảnh sắc non nước hữu tình. Thế nhưng khi màn đêm dần buông xuống chốn này, chùa lại khoác lên tấm áo mới: thanh tịnh hơn giữa không gian Phật giáo linh thiêng, huyền bí. Lúc này, bạn còn có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc mặt nước êm đềm lấp lánh soi bóng quả núi nhỏ có hình dáng tương tự chú cá voi nữa, quá đặc biệt đúng không nè?
Khung cảnh lung linh của Chùa Vàng Ninh Bình khi màn đêm buông xuống. Ảnh: @one_wander_at_a_time
Ngôi tháp ba tầng trông như ngọn tháp Rùa nơi thủ đô Hà Nội. Ảnh: @truongtrikien
4 Những điều bạn nên lưu ý nếu có ý định vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình
Vốn là một trong những chốn tu tập thanh tịnh, linh thiêng, thế nên nếu có ý định vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình, bạn nên lưu ý những điều dưới đây nhé:
–Ăn mặc lịch sự, kín đáo khi đến vãng cảnh chùa
–Không nô đùa, cười nói to khi tham quan Chùa Vàng Ninh Bình, đặc biệt là trong các giờ hành lễ của nhà chùa. Điều này sẽ giúp giữ được sự thanh tịnh vốn có của chùa, đồng thời không ảnh hưởng đến quá trình vãn cảnh, viếng Phật của mọi người xung quanh
–Nên viếng thêm chùa vào ban ngày. Nếu muốn ngắm cảnh chùa vào buổi tối, bạn có thể đứng ở bên này bờ hồ Cá Voi nhìn sang thôi là cũng đủ rực rỡ rồi nè. Bởi vì ban đêm không có thuyền sang chùa nên bạn nên đi vào buổi sáng nhé
–Không xả rác trong khuôn viên chùa để giữ gìn vẻ đẹp của mỹ quan nơi này
–Không hái cây, hoa, không phá hoại cây cối trong chùa
5 Những điểm tham quan gần Chùa Vàng Ninh Bình bạn có thể ghé đến
Bởi vì nằm trên trục đường chính dẫn vào Quần thể danh thắng Tràng An, thế nên trong hành trình vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình, bạn có thể kết hợp tham quan các danh thắng khác nữa nhé.
Một số điểm tham quan thuộc quần thể di sản thế giới kép với cảnh sắc non nước hữu tình khiến bao người ngây ngất mà bạn có thể ghé đến để chuyến hành trình khám phá Ninh Bình thêm phần trọn vẹn có thể kể đến như: Hang Múa (cách chùa 6km), Khu du lịch sinh thái Tràng An (6km), Khu du lịch sinh thái Thung Nham, Vườn chim Thung Nham, Chùa Bái Đính, Tam Cốc Bích Động, v.v.
Bạn có muốn được một lần chiêm ngưỡng cảnh sắc lung linh của chùa khi đêm về? Ảnh: @kakin22
Là một trong những ngôi chùa tọa lạc tại vị trí đặc biệt bậc nhất, Chùa Vàng Ninh Bình gây ấn tượng với bao người khi sở hữu cảnh sắc thơ mộng hữu tình, yên bình giữa bốn bề là sóng nước lăn tăn. Bạn ơi, trong hành trình về với vùng đất địa linh nhân kiệt này, nhất định phải một lần ghé đến vãn cảnh Chùa Vàng Ninh Bình nhé. Blogdulich.edu.vn tin rằng bạn chắc chắn sẽ có được những giây phút đáng nhớ tại chùa đó.