Khám phá Hội Bài Chòi Phú Yên – Trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt

Hội Bài Chòi Phú Yên là một nét văn hóa độc đáo tại mảnh đất hoa vàng cỏ xanh. Loại hình văn hóa nghệ thuật biểu diễn này được người dân lao động Phú Yên vô cùng yêu thích bởi tính hài hước, vui nhộn và ý nghĩa của nó. Cùng khám phá và tìm hiểu về về lễ hội này nhé!

Giới thiệu về Hội Bài Chòi Phú Yên

1.1 Bài Chòi là gì?

Bài Chòi là một trò chơi dân gian lâu đời và là một sản phẩm văn hóa độc đáo của vùng đất Nam Trung Bộ. Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng vừa là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhân dân lao động. Trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ này được ra đời từ nhu cầu liên lạc giữa các chòi canh trên nương rẫy, ở vùng trung du rồi lan rộng đến các vùng nông thôn và vùng biển.

Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, để chống lại thú dữ hay phá hoại mùa màng và cuộc sống của người dân. Người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở trong rừng,  và cử trai tráng khoẻ mạnh lên canh giữ, khi thấy thú dữ tới  gần thì hô hò để đuổi chúng đi xa, khi ấy để tránh buồn chán thì các chòi lại hò ca giao lưu với nhau, từ ấy hát Bài Chòi ra đời…

Lễ hội Bài Chòi thường được tổ chức thường diễn ra ở sân đình làng hoặc những khoảng đất rộng và bằng phẳng. Hình thức chơi bài không mang tính sát phạt, ăn thua như ở sòng bài mà chỉ để giải trí và đối đáp vui xuân. Để chơi Bài Chòi người ta thường dựng 9 đến 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những cái chòi canh rẫy, xếp theo hình chữ U.

Khám phá Hội Bài Chòi Phú Yên – Trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt

Hội Bài Chòi Phú Yên luôn được tổ chức và hoạt động sôi nổi đầu mỗi năm

1.2 Lễ Hội Bài Chòi Phú Yên

Lễ Hội Bài Chòi Phú Yên là nét văn hóa độc đáo mà cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về thì lại được diễn ra vô cùng độc đáo. Hội bài chòi được tổ chức trong không khí vui tươi, rộn rã. Người đánh bài chòi đầu xuân vừa để vui chơi, giải trí cùng gia đình, bạn bè vừa để cầu may mắn, rước lộc đầu năm.

Tập tục đánh bài chòi vào ngày Tết đã là một hoạt động văn hóa cộng đồng đầy giá trị. Thông qua trò chơi này, bạn sẽ được lắng nghe những câu hát đầy ý nghĩa về quê hương, đất nước. Trong cuộc chơi, mọi người đều bình đẳng như nhau, không phân biệt giàu nghèo, trên dưới, ai ai cũng có thể tham gia.

1.3 Lời hát Bài Chòi

Lời hát bài chòi được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua đời khác. Những câu hát vừa phản ánh tư duy, thẩm mỹ bình dân của cư dân nông nghiệp Trung bộ. Người chơi bài chòi không chỉ để giải trí mà còn để nghe lối hô hát bài chòi, đậm chất Anh Hiệu, chị Hiệu. Nhiều du khách đến Hội Bài Chòi Phú Yên chỉ vì mê giọng hát, tài ứng biến dí dỏm của Anh Hiệu.

Khám phá Hội Bài Chòi Phú Yên – Trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt

Những người biểu diễn chuyên nghiệp chỉ cần cất tiếng hát thôi là đã khiến bao trái tim xao xuyến

1.4 Cách chơi Bài Chòi Phú Yên

Hội Bài Chòi Phú Yên mang một nét riêng mà không phải ở hội đánh bài chòi nào cũng có bởi vì thế mà bạn đừng bỏ lỡ lễ hội này trong hành trình khám phá Phú Yên của mình. Những người mua thẻ và được ngồi trên các chòi, một số người khác cũng mua thẻ nhưng họ sẽ ngồi dưới đất để tham gia đánh. Nếu bạn tham gia vào lễ hội bài chòi ở ở làng Long Thủy, xã An Chấn, huyện Tuy An thì có thể bạn sẽ bắt gặp cảnh Anh Hiệu và một chân bài nào đó trên chòi đối đáp với nhau. Đặc biệt hơn nữa là việc dâng tiền thưởng, Anh Hiệu không dâng tiền một cách đơn điệu mà còn biểu diễn một vài làn điệu cổ như hò quảng, xàng xê hay xuân nữa để gửi những lời chúc mua may bán đắt, an khang thịnh vượng đến người trúng thưởng.

Sinh hoạt bài chòi vốn đã trở thành một loại hình văn hóa đặc thù của người dân Phú Yên với nhu cầu giải trí sau một năm tất bật với mùa màng. Đánh bài chòi không phải để tính đỏ đen, hơn thua mà là vì món phần thưởng tinh thần của trò chơi này mang lại. Đó là những tiếng cười khoái chí, thỏa thích và là cơ hội để bạn có thể thử vận may đầu năm. Bởi vì vậy mà trong quá trình chơi thì Anh Hiệu thường hô hào, lồng ghép những câu thai có nội dung dí dỏm, mỉa mai… Trong Hội Bài Chòi Phú Yên, ngoài tính chất giải trí, các câu thai còn có tác dụng giáo dục con người về đạo đức, nhân cách sống, tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu lứa đôi…

Khám phá Hội Bài Chòi Phú Yên – Trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt

Nếu bạn chưa biết chơi thì cứ yên tâm đến đây vì luật chơi luôn được phổ biến trước khi bắt đầu

Lịch sử phát triển của Hội Bài Chòi Phú Yên

Qua nghiên cứu lịch sử, bài chòi trải qua 3 giai đoạn phát triển:

2.1 Giai đoạn 1

Bài chòi chỉ có một người hô và người ngồi nghe. Trong suốt trò chơi chỉ có một mình Anh Hiệu vừa làm động hát vừa hô hào để làm cho trò chơi hấp dẫn hơn. Chơi càng lâu thì những câu hét càng dài và động tác cũng sẽ phong phú hơn. Người chơi và người xem từng câu hát và đợi đến lúc ứng với tên con bài. Khi có tiếng mõ vang lên ở chòi nào thì Anh Hiệu sẽ mang khay tiền đến thưởng cho người chơi ở chòi đó.

Khám phá Hội Bài Chòi Phú Yên – Trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt

Không chỉ nhân dân lao động mà ngay cả những bạn trẻ cũng ưa thích trò chơi này

2.2 Giai đoạn 2

Nếu như trước kia, trong một câu thai chỉ cần một người đối thoại, chỉ cần một người hô hoặc một người có thể đóng từ 2 – 3 vai thì nay cần hai, ba người cùng diễn và hô theo. Nhờ đó mà dáng dấp ca kịch bài chòi đã xuất hiện, tuy nhiên hình thức này khiến cho tính mâu thuẫn trong mỗi câu ca dao chưa cao, chưa rõ nét.

Khám phá Hội Bài Chòi Phú Yên – Trò chơi dân gian đậm chất văn hóa Việt

Dù gì hay trẻ vẫn được tham gia vào Hội Bài Chòi Phú Yên

2.3 Giai đoạn 3

Sân khấu ca kịch bài chòi hiện đại. Bài chòi lúc này không còn là bài chòi ở sân đình, làng, chợ mà nó đã phát triển lên sân khấu với ánh đèn, nhiều đào, kép sặc sỡ xiêm y với những điệu hát khách, hát nam gần như hát Bội. Nhìn chung tiến triển của Hội Bài Chòi Phú Yên vẫn tuân theo lộ trình phát triển bài chòi Nam Trung Bộ. Tuy nhiên sự pha tạp này đôi khi đã đánh mất phần nào bản sắc của văn hóa bài chòi nhưng theo một số nhà nghiên cứu thì đây lại là sự dung nạp tự nhiên trong quá trình hội nhập và phát triển.

Ngày nay,  Anh Hiệu có vai trò rất quan trọng trong cuộc chơi, thường là người có tài ứng đối “xuất khẩu thành thơ”, chất giọng khỏe, có tài diễn xuất, biết đặt câu thai sao cho phù hợp với lá bài một cách thật nhanh, mang ý nghĩa ẩn dụ kín đáo, dí dỏm. Có thể nói, Anh Hiệu cùng lúc làm ba công việc: biên soạn, đạo diễn và diễn viên. Và, không phải bất cứ ai cũng có thể đóng vai Anh Hiệu để được khán giả chấp nhận trong hội đánh Bài Chòi. Ngoài ra, bộ bài hiện đại gồm 27 hoặc 33 thẻ bài tỳ và 9 đến 11 thẻ bài con đều được làm bằng tre, có vẽ hoặc dán hình mang ý nghĩa tượng trưng với mỗi câu thai và có tên gọi nôm na là: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo… Bộ bài được chia làm 3 pho: pho văn, pho vạn và pho sách.

Mỗi con bài có một tên, trừ một số ít tên nôm na, dễ hiểu như Học trò, Dái voi, Bạch huê, Thái tử… còn phần lớn nghe rất lạ tai như Ba gà, Bát bồng, Ngũ trưa, Nọc thược, Tứ cẳng, Tam quăng… Tên mỗi con bài đều có hai từ, phần lớn các từ đầu là từ chỉ số đếm, có khi là thuần Việt như Ba (gà), Bảy (liễu), Chín (gối), có khi là từ Hán Việt như Tam (quăng), Tứ (cẳng), Lục (chạng)…

Với những giá trị văn hóa tiêu biểu Hội Bài Chòi Phú Yên đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa quyết định đưa vào làm Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014.

Hội Bài Chòi Phú Yên ngày nay còn lưu lại rất nhiều câu ca dao và đóng góp không nhỏ trong kho tàng văn chương trình dân của nước ta. Chỉ tiếc rằng lễ hội này đang ngày một mai một dần. Nếu có cơ hội khám phá Phú Yên thì bạn đừng bỏ qua trò chơi thú vị và độc đáo này trong lịch trình khám phá Phú Yên của mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *