Đến với Hội An, chúng ta không thể không nhắc đến một làng nghề truyền thống có từ lâu đời tại làng Thanh Hà – chính là Làng Gốm Thanh Hà Hội An. Và công viên đất nung Thanh Hà – công viên gốm lớn nhất Việt Nam. Nơi đây là bảo tàng gốm “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Công viên gốm Thanh Hà có khu vực chợ để trao đổi mua bán các sản phẩm về gốm, triển lãm và trưng bày các sản phẩm gốm độc đáo do chính các nghệ nhân làm ra. Đặc biệt nhất là khu cả thế giới thu nhỏ lại thể hiện qua các sản phẩm gốm tinh xảo, tái hiện cực kỳ sinh động qua các công trình kiến trúc của Việt Nam và tất cả các kỳ quan của thế giới chỉ dưới sản phẩm gốm.
1 Tổng quan về làng gốm Thanh Hà Hội An
Địa chỉ: Phạm Phán, khối phố 5, phường Thanh Hà, Hội An, tỉnh Quảng Nam
Giờ mở cửa: 08g30 – 17g30
Giá vé tham quan:
–Người lớn: 35.000đ/ vé / lượt
–Trẻ em: 15.000đ/ vé/ lượt
Mỗi vé có giá trị trong vòng 24 giờ, bao gồm các chi phí: các bạn sẽ đươc tham quan nghề gốm Miếu Nam Diêu, xem các nghệ nhân làm gốm và tự tay mình trải nghiệm làm gốm – được mang về 02 sản phẩm gốm cho chính mình làm ra, tham quan đình Xuân Mỹ.
Thời gian tham quan: các bạn muốn tham quan bao lâu tùy thích nhưng chắc chắn rằng các bạn sẽ mất rất nhiều thời gian ở nơi đây vì sự hấp dẫn độc đáo từ gốm mà lần đầu tiên các bạn được trải nghiệm.
Làng gốm Thanh Hà Hội An có lịch sử hàng trăm năm
Các cụ già trong làng đều là các truyền nhân từ đời trước
2 Hướng dẫn đường đến làng gốm Thanh Hà Hội An
Chỉ cần các bạn có mặt tại phố cổ Hội An thì đường đến với làng gốm truyền thống Thanh Hà sẽ chẳng còn bao xa nữa.
Làng gốm Thanh Hà nằm bên cạnh dòng sông Thu Bồn hiền hòa chạy quanh, cách phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Tây. Ngay chợ Cá, từ phố hội về hướng Vĩnh Diện, men theo con đường Duy Tân, quý khách sẽ thấy có biển chỉ đường vào làng gốm Thanh Hà.
Làng gốm Thanh Hà Hội An phát triển nhất vào thế kỳ XVII – XVIII
3 Tìm hiểu về làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà Hội An
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Thanh Hà Hội An
Làng nghề truyền thống gốm có từ lâu đời trong thế kỷ XVI tại làng Thanh Chiêm, sau đó làng nghề này được chuyển về làng Thanh Hà, phố cổ Hội An như hiện nay. Từ đó có tên là làng gốm Thanh Hà Hội An. Làng gốm Thanh Hà Hội An nơi phố cảng Hội An đã trải qua những chặn đường lịch sử thăng trầm. Nó cũng có những giai đoạn huy hoàng vào thế kỷ XVII và nổi danh như là “thổ sản quốc gia”.
Và cũng có nhưng giai đoạn tưởng chừng như mất dấu, lãng quên nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề của người con đất Quảng mà làng gốm Thanh Hà vẫn được lưu truyền cho hậu thế đến tận ngày hôm nay. Từ khi phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì làng gốm Thanh Hà còn phát triển rực rỡ hơn nữa là điểm đến thu hút du khách tham quan, trải nghiệm cả khách trong nước và quốc tế.
Dù đã lớn tuổi nhưng những nghệ nhân này vẫn thoan thoát đôi tay
>Đàn ông trong làng gốm Thanh Hà Hội An đảm nhận những công việc nặng
3.2 Các công đoạn tạo ra sản phẩm Gốm Thanh Hà
Khi đến với làng gốm Thanh Hà Hội An, các bạn sẽ được thấy bức tranh làng quê mộc mạc, thanh bình và tất cả các vật dụng của người địa phương nơi đây đều làm từ gốm như: bình hoa, chén, bát, đĩa, nồi, chảo, v..v. Đầu tiên, Các bạn sẽ cùng các nghệ nhân nơi đây thực hiện công đoạn nhào nặn gốm để làm ra hòn đất thô không hình thù. Nguyên liệu chính của gốm là đất sét, đặc, dẻo và có độ kết dính cực kỳ cao, màu sắc chủ yếu là màu nâu, vàng và đỏ thẫm tạo nên một nét rất riêng của gốm Thanh Hà, mang hồn dân tộc trong mỗi sản phẩm.
Tiếp theo công đoạn sơ chế ra khối đất thô đạt độ kết dính thì các bạn sẽ dùng chính đôi tay của mình để tạo hình sản phẩm trên chiếc bàn xoay độc đáo, theo hình thù mà mình mong muốn. Công đoạn này thể hiện sự khéo léo, hoa tay của người tạo hình ra sản phẩm hoàn tất. Sau đó, bạn mang sản phẩm ra phơi nắng hoặc hơ trên bếp củi than hồng cho mau khô.
Cuối cùng là mang những sản phẩm này vào lò nung theo một nhiệt độ nhất định. Tất cả các công đoạn trên đều làm thủ công rất công phu và cầu kỳ như thế. Nên những người nghệ nhân Thanh Hà không chỉ thể hiện sự khéo léo từ đôi, óc sáng tạo mà còn phải có lòng yêu nghề, yêu quê hương, nâng niu tỉ mỉ từng đường nét trang trí, thổi hồn dân tộc vào từng hòn đất để tạo nên những sản vật gốm độc đáo. Quả là một trải nghiệm độc đáo phải không các bạn ?
Theo lời chia sẻ của những nghệ nhân nổi tiếng lâu đời ở Thanh Hà thì để làm ra một sản phẩm đúng chất gốm của làng Thanh Hà đòi hỏi sự một kỳ công và tâm huyết rất nhiều. Từ việc lựa chọn đất sét đạt độ dẻo thích hợp, cần đôi bàn tay khéo léo nhào, nặn, tạo hình trên từng vòng tròn xoay của bàn xoay.
Rồi đến công đoạn vẽ trang trí hoa văn, màu sắc lại càng phải tỉ mỉ và công phu hơn nữa. Khi sản phẩm gốm đã hoàn chỉnh thì lại phải trải qua nắng rát để hong khô. Công đoạn nung đặc biệt phải chú ý đến lửa, độ lửa và thời gian nung đều phải chuẩn xác nếu không sẽ thành đống gốm vụn.
Quà tặng cho du khách đến từ phương xa
Những thành phẩm sau khi hoàn thành
3.3 Khám phá Công viên gốm lớn nhất Việt Nam
Các bạn đã từng bao giờ nghe về Công viên Đất Nung Thanh Hà – Công viên Gốm lớn nhất Việt Nam chưa ? Công viên này được mô tả như là bảo tàng gốm “độc nhất vô nhị” trên dải đất hình chữ S – Việt Nam.
Giá vé tham quan Công Viên đất nung Thanh Hà
–Người lớn: 40.000đ/ vé/ lượt
–Trẻ em: 29.000đ/ vé/ lượt
Thời gian mở cửa đón du khách: 08g30 – 17g30 hằng ngày
Công viên đất nung Thanh Hà được xây dựng cách đây 5 năm tại ngay làng gốm truyền thống Thanh Hà, thuộc phường Thanh Hà, Hội An với tổng giá trị đầu tư hơn 22 tỷ đồng, diện tích rộng gần 6.000m2. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên là chủ cũng là người lên bản thiết kế, đầu tư và xây dựng.
Công viên đất nung Thanh Hà gồm: 02 tòa nhà chính
– Tòa nhà bên trái tượng trưng cho “lò úp” tái hiện lịch sử quá trình hình của Làng gốm Thanh Hà và trưng bày các hiện vật cổ của làng gốm. Tại đây bảo tồn và gìn giữ các giá trị truyền thống của làng gốm Thanh Hà Hội An hằng trăm năm lịch sử.
– Tòa nhà bên phải tượng trưng cho “lò ngửa” – nơi đây trưng bày và triển lãm các sản phẩm gốm Thanh Hà cho chính các nghệ nhân nổi tiếng làm ra, và các sản phẩm của một số làng nghề khác như Bát Tràng, Phù Lãng, Vĩnh Long, …
Ngoài ra, công viên đất nung Thanh Hà còn thêm 09 khu riêng biệt khác như:
–khu lò gốm: bàn xoay, các loại lò nung, v..vn.
–khu Bảo tàng làng nghề: trưng bày các hiện vật liên quan đến qua trình phát triển của làng gốm Thanh Hà.
–khu sản phẩm: các bạn có thể mua quà lưu niệm ở đây với giá phải chăng.
–Khu chợ đất nung: trưng bày các loại đất sét với nhiều màu sắc đa dạng
–Khu thế giới thu nhỏ: tái hiện lịch sử của dân tộc qua năm tháng và các kỳ quan của Thế giới như: nhà hát Opera Sydney của Úc, hay đền Taj Mahal của Ấn, tượng thần Tự Do của Mỹ
–Khu vườn sắp đặt
–Khu trại sản xuất
–Khu gốm Sa Huỳnh – Chăm
–Khu các làng nghề truyền thống khác
–Khu triển lãm, trưng bày các cổ vật xưa vô giá, sống mãi theo thời gian.
Những con vật cực dễ thương được nhiều du khách lựa chọn
Những chiếc mặt nạ vô cùng tinh xảo và lạ mắt
Cổng chào cũng khá đơn sơ
Sau khi hoàn thành các sản phẩm được mang ra phơi nắng
Có những công việc phải làm từ hai người trở lên
Những người phụ nữ là tay nghề chính tại làng gốm Thanh Hà Hội An
Các sản phẩm được gom phơi nắng chung
Du khách đến với làng gốm Thanh Hà Hội An được tự tay làm các sản phẩm
Công viên gốm lớn nhất Việt Nam
Bên trong trưng bày nhiều tác phẩm giá trị
Không thể không check-in tại những điểm chill như thế này
Các góc chụp tại công viên gốm này rất ấn tượng
Những món đồ lưu niệm rất xinh xắn tại làng gốm Thanh Hà Hội An
Vùng đất phố cảng Hội An không những đẹp bởi vẻ đẹp hoài cổ mà còn thu hút du khách gần xa bởi các làng nghề truyền thống mang đậm hồn dân tộc. Con sông Thu Bồn hiền hòa chảy quanh làng gốm Thanh Hà Hội An đã hơn 500 năm hình thành và phát triển làm gắn liền tên tuổi của làng nghề gốm truyền thống này với phố cổ Hội An. Con người nghệ nhân Thanh Hà với bàn tay tài hoa, kéo léo và lòng yêu nghề nhiệt huyết đã ngày đêm miệt mài thổi hồn vào đất để tạo nên những sản phẩm gốm độc đáo.