Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là dịp bày tỏ lòng biết ơn dành cho vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ cùng quân dân có công giữ nước.

Bạn đang đọc: Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn được tổ chức ở đâu, vào thời gian nào?

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn được tổ chức thường niên vào ngày mồng Bốn, Năm tháng Giêng Âm lịch tại Bảo tàng Quang Trung, thuộc địa phận thôn Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Bên cạnh những ngày hội đặc sắc khác tại địa phương như Lễ hội Cầu Ngư, Lễ Hội Đống Đa Tây Sơn là ngày hội lớn nhất nhì cả nước được tổ chức vào những ngày đầu năm. 

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là một trong những dịp kỷ niệm lớn nhất nhì trong năm của Bình Địn

Ý nghĩa của Lễ hội Đống Đa Tây Sơn

 Không chỉ là ngày hội để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ, Lễ hội Đống Đa Tây Sơn còn là dịp kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đẩy lùi 29 vạn quân Thanh có âm mưu xâm lược nước ta.

Vì thế, trong hai ngày diễn ra Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, người dân Quy Nhơn sẽ tổ chức hàng loạt những hoạt động tái hiện nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc, như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, đua thuyền, hát tuồng tái hiện trận đánh lịch sử một cách chân thật nhất.

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

 Lễ hội Đống Đa Tây Sơn mang đến nhiều ý nghĩa về văn hóa – lịch sử

Lịch sử của Lễ hội Đống Đa Tây Sơn

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn là dịp tỏ bày lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung Nguyễn Huệ cùng hai người anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần, võ tướng dũng cảm đẩy lùi 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, thu non sông về một mối cách đây hơn 231 năm.

Năm 1788, nhân dân trong cả nước đã tổ chức hàng loạt cuộc khởi nghĩa. Vua Lê Chiêu Thống lúc bấy giờ đã sang cầu viện nhà Thanh. Vua nhà Thanh là Càn Long bấy giờ đã nhanh chóng cho quân sang với mục đích xâm lược nước ta.

Lúc này, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị dẫn theo 29 vạn binh lính, chia làm 4 mũi tấn công vào Thăng Long. Chiếm được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị tuyên bố sẽ kéo quân thẳng đánh sào huyệt Tây Sơn vào đúng ngày mồng Sáu tết.

Ngày 22 tháng 12 năm 1788, tức ngày 25/11 Âm lịch, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua, lấy hiệu Quang Trung, dẫn đầu đại binh tiến thẳng ra Bắc đánh trả quân thù. 

Vào đêm mồng Bốn, rạng ráng mồng Năm tết Kỷ Dậu, tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789, quân Tây Sơn đã uy dũng tiến vào Thăng Long, đánh tan đồn trại giặc đóng tại Khương Thượng. Lúc này, tướng nhà Thanh Sầm Nghi Đống tự vẫn trên núi Ốc.

Tìm hiểu thêm: Trải nghiệm cuộc sống đồng quê yên bình tại Waterside Resort Hội An

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

Lễ hội là dịp tỏ bày lòng biết ơn đến công lao của vị anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ 

Các nghi thức, hoạt động trong Lễ hội Đống Đa Tây Sơn

4.1 Phần lễ của Lễ hội Đống Đa Tây Sơn

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn được chia làm hai phần, bao gồm phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, người dân sẽ tổ chức tại khu vực chính điện Tây Sơn với ba nghi thức: đọc sớ tế, dâng hương và dâng hoa.

Trong ngày diễn ra Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, khu vực chánh điện được treo cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống rền vang cả một vùng khiến cho không khí buổi lễ thêm phần long trọng, trang nghiêm. 

Bầu không khí lúc bấy giờ khiến cho bất kỳ ai có dịp ghé đến đều mang cảm xúc tự hào xen lẫn xúc động như được sống lại những tháng ngày hào hùng, oanh liệt của cha ông ngày trước.

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

Không khí nghiêm trang của ngày lễ 

4.2 Phần hội

Đây là phần được mọi người mong đợi bậc nhất trong ngày diễn ra Lễ hội Tây Sơn Đống Đa. Trong phần hội, người dân sẽ tổ chức các màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng với sự góp mặt của các võ sư, võ sĩ, nghệ thuật nổi tiếng của đất Bình Định.

Ngoài ra, Lễ hội Tây Sơn Đống Đa còn có những bài quyền truyền thống của đoàn quân anh hùng ngày trước, như Lão mai độc thọ, Hùng kê quyền, Ngọc trán quyền. Đặc sắc nhất phải kể đến các bài võ sử dụng binh khí, như Song phượng kiếm, Lôi long đao, Lôi phong túy hình kiếm, Tuyết hoa song kiếm cùng những bài roi như Roi Hắc đánh Ô Sơn, Roi Thái Sơn, v.v.

Bên cạnh đó, nhằm tái hiện bầu không khí ra trận lẫm liệt ngày trước, tại Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, người dân còn tái hiện lại trận đánh oanh liệt Ngọc Hồi – Đống Đa của đạo quân, đẩy lùi quân địch hùng mạnh, thu hút đông đảo mọi người ghé đến nếu có dịp du lịch Quy Nhơn đúng thời điểm này.

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn, nét đẹp văn hóa của xứ Nẫu Bình Định

>>>>>Xem thêm: Hành trình Check in Hà Giang, nơi mà ai cũng muốn đến một lần

Lễ hội càng thêm ấn tượng nhờ phần múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng 

Hành trình về với đất võ Bình Định sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều nếu bạn được hòa vào bầu không khí hào hùng, trang trọng trong Lễ hội Đống Đa Tây Sơn. Sau những giây phút ngẩn ngơ trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ nơi Kỳ Co Quy Nhơn, Eo Gió, Đầm Thị Nại, chắc chắn khoảnh khắc được hòa mình vào dòng người náo nức trẩy hội Đống Đa Tây Sơn sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm đáng nhớ. Nếu có dịp tham dự, nhớ kể cùng Blogdulich.edu.vn bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *