Dạo bước trong chùa Trăm Gian bạn sẽ được đắm chìm trong không gian thanh tịnh, mang màu sắc thiền định và tôn nghiêm. Có thể nói đây chính là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách vào mỗi dịp cuối tuần.
Bạn đang đọc: Chùa Trăm Gian Quảng Nghiêm, chốn tiên lữ giữa lòng thủ đô
1 Chùa Trăm Gian, điểm đến linh thiêng cuối tuần được yêu thích nhất thủ đô
Địa chỉ: Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội
Quản lý: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chùa Trăm Gian là tên gọi của chùa Quảng Nghiêm, hay chùa Tiên Lữ nằm trên ngọn đồi cao khoảng 50m. Từ chùa Trầm bạn chỉ cần đi dọc QL6 khoảng 5km là sẽ đến chùa Trăm Gian, nơi sở hữu khung cảnh thiên nhiên hữu tình giữa miền thôn quê, tránh xa không khí tấp nập, ồn ào tại đô thị. Nơi đây cũng được xem là 1 trong 4 “tứ đại danh thắng của xứ Đoài”, trong đó 3 chùa còn lại là Chùa Trầm, chùa Thầy và chùa Tây Phương.
Chùa Trăm Gian nằm trên một ngọn đồi cao khoảng 50m còn có tên gọi khác là chùa Tiên Lữ
2 Hướng dẫn di chuyển đến chùa Trăm Gian
Để ghé tham quan chùa Quảng Nghiêm Trăm Gian bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân để linh hoạt lịch trình tốt hơn. Từ Hà Đông chúng ta chạy dọc QL6, qua cầu Mai Lĩnh và sau thị trấn Chúc Sơn, chạy thêm khoảng 2km thì rẽ phải. Tiếp tục di chuyển bạn chạy thêm khoảng 3km men theo chân núi Sở là tới nơi.
Tìm đường đi đến chùa Trăm Gian trên bản đồ
3 Lịch sử hình thành và xây dựng chùa Trăm Gian
Chùa Trăm Gian thành lập từ đời Lý Cao Tông, niên hiệu Trinh Phù thứ 10 (năm 1185). Tới thời nhà Trần, tương truyền một hòa thượng tên Bình An có nhiều phép lạ đã đến đây tu tập. Sau khi mất, người dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt hòa thượng và tôn vinh ngài là Đức Thánh Bối. Chùa quy mô như hiện tại đã trải qua quá trình trùng tu và xây dựng nhiều thời kỳ.
Truyền thuyết được kể lại rằng, làng Bối Khê thời nhà Trần có người phụ nữ sinh được một người con trai. Vào năm người con này lên 9 tuổi, bố mẹ mất, đã đến chùa Đại Bi trong làng tu tập. Tới năm 15 tuổi sau khi đến và thấy thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ có khung cảnh quá nên thơ, người thiếu niên đã xin vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi học kinh kệ. Danh tiếng ông cũng đồn xa đến tai vua Trần, sắc phong hòa thượng và đặt đặt hiệu Đức Minh và mời về tu tại chùa kinh đô.
Có thể nói chùa Trăm Gian là di sản kiến trúc Phật giáo độc đáo tại nước ta. Trong sân chùa có gác chuông hai tầng tám mái mang đậm giá trị nghệ thuật, được dựng lên năm Quý Dậu 1963, niên hiệu Chính Hòa vào thời Lê Hy Tông. Hiện tại chùa vẫn còn giữ được nhiều di vật cũng như tượng quý. Chẳng hạn như phần trang trí phía dưới bệ gạch thờ Tam Thế Phật giống như những chiếc bệ đá ở chùa Hương Trai (Hoài Đức), Bối Khê (Thanh Oai), đây đều là những di sản nghệ thuật quý báu thời Lý – Trần trong giai đoạn từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Bên cạnh đó, gian “Nam Thiên Đại Giác” bên phải có khám gỗ bưng kín bốn bên thờ Đức Thánh Bối. Gian bên trái thờ đức phật Quan thế âm trên cao, phía dưới có 2 pho tượng gỗ sơn son thếp vàng ngồi quay mặt vào nhau, không những là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiếm mang giá trị nghệ thuật tạo hình thời Tây Sơn, mà còn ghi lại hình ảnh của một vị anh hùng đã góp phần to lớn vào cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược cuối thế kỷ 18.
Lan can đá chạm rồng mang nét kiến trúc cổ kính và độc đáo
4 Giá trị kiến trúc lưu dấu năm tháng và hoạt động tham quan tại chùa Trăm Gian
Ngoài mang giá trị về mặt lịch sử thì chùa Trăm Gian còn có giá trị kiến trúc lớn. Với cách tính 4 cột là 1 “gian” thì chùa có tổng cộng 104 gian và chia thành 3 cụm kiến trúc chính.
4.1 Cụm thứ nhất
Cụm thứ nhất có 4 cột trụ cùng 2 quán, ngày xưa từng là nơi đánh cờ người vào ngày hội. Tiếp theo sẽ đến nhà Giá Ngự nhìn ra hồ sen để đặt kiệu thánh xem múa rối nước.
Hình chạm rồng xen lẫn mây lửa
4.2 Cụm thứ hai
Sau khi leo khoảng trăm mấy bậc thang bạn sẽ đến với cụm thứ hai gồm có tòa gác chuông 2 tầng mái với lan can quây 4 mặt, ván bằng đều được chạm trổ hình mây hoa. Đây cũng là một trong số hiếm hoi các gác chuông được xây từ năm 1693 và vẫn còn lưu lại đến hiện tại.
Trong chùa Trăm Gian còn có treo quả chuông cao 1,1 mét với đường kính 0,6 mét được đúc năm Cảnh Tịnh thứ 2 (tức năm 1794). Qua gác chuông và leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây chúng ta sẽ thấy sân kê sập đá hình chữ nhật. Quả chuông cũng là đại diện cho hình ảnh điển hình của chuông đồng thời Tây Sơn.
Gác chuông chùa Trăm Gian. Ảnh: Viethavvh
4.3 Cụm thứ ba
Tiếp tục leo thêm 9 bậc đá với lan can chạm hình rồng cuộn khúc thế, ta đến với cụm thứ 3 cũng là chùa chính, bao gồm nhà bái đường, toà thiêu hương và thượng điện… Chùa chính bao gồm 3 gian thờ là gian thờ Phật, gian thờ Thánh, gian thờ Quan Âm và gia đình đô đốc Đặng Tiến Công. Nét đặc sắc nhất phải kể đến có lẽ chính là 153 pho tượng chủ yếu làm bằng gỗ nằm trong chùa, có một số ít thì được làm bằng đất nung phủ sơn.
Đặc biệt hơn có lẽ chính là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, người đã cho trùng tu chùa và tượng đức Thánh Bối cốt đan bằng mây, đặt trong khám gỗ, ông là tướng lĩnh của vua Quang Trung. Bên cạnh đó bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng phù điêu gỗ sơn, đất nung khi đến với chùa Trăm Gian: tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Âm, bộ Thập Bán La Hán…
Tìm hiểu thêm: Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng – Khám phá nét đặc sắc trong văn hóa ngư dân vùng biển Đà Nẵng
Bộ phù điêu Thập Bát La Hán lưu giữ trong chùa Trăm Gian
Tượng Tuyết Sơn độc đáo
Ban thờ Quan Âm Tống Tử
5 Lễ hội đặc sắc không nên bỏ lỡ tại chùa Trăm Gian
Ghé chùa Trăm Gian sau tết Âm lịch bạn sẽ được hòa mình vào ngày hội tưởng nhớ đức Thánh Bối cùng nhiều hoạt động vô cùng lý thú như trình rối cạn, rước kiệu thánh, thi cỗ chay… Bên cạnh đó chúng ta còn được tham dự nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đấu vật, cờ người, múa rối nước…
Nghi thức rước kiệu Thánh, kiệu bát cống được 18 người đảm nhận khiêng và 4 người khiêng giá rước giá bao gồm rước án, mâm ngũ quả và bát nhang, rước giá cỗ, rước văn bản cử hành hết sức long trọng. Những ai có trọng trách rước giá sẽ phải mặc áo Mã tiền, thân áo bên trong và bên ngoài được đính những dải phướn đủ màu sắc.
Những ngày chùa Trăm Gian diễn ra lễ hội ta còn có cơ hội chứng kiến tận mắt trò đánh cờ người diễn ra trên sân giữa hồ bán nguyệt. Muốn tham gia trò chơi này người chơi cần đáp ứng các yêu cầu quan trọng như: người làm tướng phải từ 50 tuổi trở lên, tướng mạo đẹp, là người thôn thượng và nội; người đóng vai tướng nữ là vợ quan viên trở lên, tướng nam là cụ ông có chức sắc. Quân cờ là những trai làng, gái làng còn chưa dựng vợ gả chống, dáng thanh tú và ưa nhìn.
Chùa Trăm Gian là điểm đến bình yên mà độc đáo được Phật tử yêu thích
>>>>>Xem thêm: Top 15+ nhà nghỉ Cần Thơ giá rẻ, view đẹp, gần trung tâm
Trò đánh cờ người được đông đảo người dân và du khách yêu thích
Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn khuyên bạn nên đến nơi đây để chiêm bái, khám phá lịch sử và tận hưởng không gian bình yên khó cưỡng. Hy vọng những kinh nghiệm hữu ích đã được chúng tôi chia sẻ sẽ có ích cho hành trình sắp tới của bạn.