Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Chùa Bửu Long là địa chỉ check-in với khung cảnh gợi nhớ nên dấu ấn kiến trúc Thái Lan. Đây là điểm đến thu hút giới trẻ tìm đến khám phá, chiêm bái cùng trải nghiệm check-in với những bức ảnh ấn tượng.

Bạn đang đọc: Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm tham quan trong Thành phố Hồ Chí Minh thì Chùa Bửu Long là một địa điểm không thể nào thích hợp hơn. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá vẻ độc đáo của ngôi chùa đặc biệt này trong bài viết sau nhé!

Chùa Bửu Long – Tuyệt tác kiến trúc nằm ven Thành phố Thủ Đức

1.1 Xác định tọa độ Chùa Bửu Long trên bản đồ Sài Gòn

Chùa Bửu Long là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn Thái Lan. Đây là công trình kiến trúc tôn giáo tọa lạc tại số 81, đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, Thành phố Thủ Đức (Quận 9 cũ).

Chùa Bửu Long đã có tuổi đời lên đến hơn 80 năm. Công trình kiến trúc này được thành lập vào năm 1942. Với dấu ấn kiến trúc đặc biệt, Chùa Bửu Long còn được các tín đồ du lịch gọi tên là Chùa Thái Lan. Với vị trí địa lý cực gần trung tâm thành phố (chỉ cách 20 km), nên chùa khá được các tín đồ du lịch lẫn Phật giáo tìm về tham quan. Ngoài những đặc điểm nêu trên, Chùa Bửu Long còn vinh hạnh lọt top 10 những công trình Phật giáo đẹp nhất thế giới (do National Geographic của Mỹ bình chọn).

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Chùa Bửu Long là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.2 Giờ mở cửa của Chùa Bửu Long

Khi đến tham quan Chùa Bửu Long, bạn cần nắm rõ giờ mở cửa theo quy định của chùa để tránh việc không được vào. Chùa Bửu Long mở cửa từ 8h đến 18h hàng ngày. Tuy nhiên, trong khung giờ từ 11h đến 14h, các tín đồ du lịch và tôn giáo chỉ có thể tham quan khuôn viên bên ngoài chùa. Bên cạnh đó, chùa cũng không thu tiền vé vào cổng. Vì thế, đây là một điểm du lịch Sài Gòn thích hợp cho những ai muốn khám phá văn hóa mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Khi đến tham quan Chùa Bửu Long, bạn cần nắm rõ giờ mở cửa theo quy định của chùa

Hướng dẫn di chuyển chi tiết đến Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long nằm ngoài mặt tiền đường Nguyễn Xiển nên không quá khó khăn di chuyển. Một trong những cách di chuyển đến Chùa Bửu Long được giới trẻ ưa chuộng là đi xe máy theo sự hướng dẫn của Google Maps. Ngoài ra, bạn có thể đi đến Chùa Bửu Long bằng tuyến xe buýt 61-1 (Thủ Đức – Dĩ An) và xin xuống tại trạm trước cổng chùa.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Chùa Bửu Long nằm ngoài mặt tiền đường Nguyễn Xiển nên không quá khó khăn di chuyển

Dấu ấn kiến trúc Thái Lan đặc sắc tại Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long được xây dựng vào năm 1942 và trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo trong giai đoạn 2007 – 2011. Hiện nay, các dấu ấn kiến trúc đặc trưng của chùa hầu như vẫn còn lưu giữ nguyên viện. Một số hạng mục vẫn giữ được nét đẹp sơ khai, vẹn nguyên như ngày đầu bao gồm khuôn viên, chánh điện, tăng xá, trai đường, am thất.

Chùa Bửu Long có dấu ấn kiến trúc mang đậm chất Thái Lan với tông màu vàng trắng ấn tượng. Theo Sư Viên Minh, kiến trúc Chùa Bửu Long được lấy cảm hứng từ Phật giáo nguyên thủy bắt nguồn ở Ấn Độ). Ngoài ra, Chùa Bửu Long con có nhiều công trình kiến trúc mang nét thuần Việt. Vì thế, khi đến đây, các tín đồ du lịch sẽ cảm nhận được không gian văn hóa độc đáo có sự kết hợp giữa ba dấu ấn kiến trúc Ấn – Thái – Việt.

Từ thuở mới được xây dựng, Chùa Bửu Long đã ngự trên một ngọn đồi nhỏ. Do đó, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự nhẹ nhàng và bầu không khí trong lành, mát mẻ tại đây. Vì ngự trên vị trí cao nên không gian của chùa được điểm xuyết bởi thanh âm nhẹ nhàng của chuông gió trên đỉnh tháp. Tất cả hòa quyện và tạo nên không gian rất đỗi thiền tịnh tại Chùa Bửu Long.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Chùa Bửu Long được xây dựng vào năm 1942 và trải qua nhiều lần trùng tu

Những điểm đặc biệt mà bạn nên khám phá khi tham quan Chùa Bửu Long

4.1 Khuôn viên được thiết kế một cách độc đáo

Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được không gian thiền tịnh, nhẹ nhàng khi bước vào khuôn viên Chùa Bửu Long. Chùa được xây dựng trên một mảnh đất rộng đến 11 hecta và phủ nhiều cây xanh. Vì thế, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được không khí mát mẻ bên cạnh những hạng mục kiến trúc tráng lệ.

Giữa khuôn viên Chùa Bửu Long có một hồ nước khá rộng lớn tạo nên sự thanh mát, dễ chịu. Xung quanh thành hồ có chạm trổ những họa tiết một cách tinh xảo, cầu kỳ, gợi nên một không gian uy nghiêm, tráng lệ.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được không gian thiền tịnh, nhẹ nhàng khi bước vào khuôn viên Chùa Bửu Long

4.2 Tháp Gotama Cetiya sừng sững uy nghiêm giữa đất trời

Điểm ấn tượng nhất tại Chùa Bửu Long chính là ngọn tháp Gotama Cetiya uy nghiêm ngay sau hồ nước. Tháp này có chiều cao 56m và sức chứa lên đến 2000 người. Đây là công trình được mệnh danh là tòa bảo tháp lớn nhất Việt Nam. Ngoài việc dùng để thờ phụng, tu tập, tháp Gotama Cetiya còn là điểm check-in ấn tượng thu hút các tín đồ du lịch đam mê chụp ảnh. Ngoài ra, tháp Gotama Cetiya chính là công trình thể hiện rõ nét nhất dấu ấn Phật giáo nguyên thủy tại Chùa Bửu Long. Toàn bộ bảo tháp này vương một màu trắng nhẹ nhàng, thuần khiết. Bên trên đỉnh chóp được họa màu vàng mang dấu ấn sang trọng, nổi bật. Tất cả dung hòa và trở thành một tổng thể rực rỡ cả một vùng đất.

Tìm hiểu thêm: Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Điểm ấn tượng nhất tại Chùa Bửu Long chính là ngọn tháp Gotama Cetiya uy nghiêm

4.3 Chùa Bửu Long – Điểm đến hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa

Ngoài việc thể hiện khéo léo dấu ấn của Phật giáo nguyên thủy từ Ấn Độ, Chùa Bửu Long còn lưu giữ nhiều điểm nhấn văn hóa khác khiến các tín đồ kiến trúc không thể nào rời mắt.

Các hình tạm rồng được chạm trổ cầu kỳ với các nét hoa văn độc đáo cùng các họa tiết công phu, tinh xảo mang đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn. Không chỉ là một điểm du lịch tâm linh, Chùa Bửu Long còn là một điểm đến thích hợp cho các tín đồ khám phá văn hóa.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Chùa Bửu Long còn lưu giữ nhiều điểm nhấn văn hóa

4.4 Ngôi chùa hiếm hoi không vương bóng khói nhang

Điểm đặc biệt của Chùa Bửu Long là vẻ đẹp thanh tịnh, nhẹ nhàng. Khác với những ngôi chùa truyền thống luôn nghi ngút khói hương, Chùa Bửu Long là điểm đến tôn giáo không có sự xuất hiện của nhang khói. Các tín đồ du lịch, tôn giáo khi đến đây có thể lễ Phật mà không cần dâng hương hay lễ vật. Điểm đặc biệt này khiến cho không gian của chùa thêm phần yên ả, thiền tịnh, giúp bạn quên đi những bộn bề lo toan và phiền não trong cuộc sống này.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Điểm đặc biệt của Chùa Bửu Long là vẻ đẹp thanh tịnh, nhẹ nhàng

Bỏ túi những điểm ăn ngon cực gần Chùa Bửu Long

5.1 Bún bò chay

Các món nước lèo chay là đặc trưng ẩm thực bạn không thể bỏ lỡ trong những chuyến viếng chùa. Một trong những món nước chay hấp dẫn nhất chính là bún bò chay. Món ăn này nổi bật bởi sự ngọt thanh cùng nước dùng rau củ ngọt lành tự nhiên, đậm đà. Bên cạnh đó, đậu hũ thơm béo và vị cay cay của sa tế hòa quyện tạo nên dư vị ấn tượng khó cưỡng.

Một số điểm ăn bún bò chay gần Chùa Bửu Long cực ngon:

– Cửa hàng trong khuôn viên Chùa Bửu Long

– Quán Sen Vàng: Số 8, đường Đình Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức

– Quán Bún bò Huế chay: Số 253, đường Tăng Nhơn Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, Thành phố Thủ Đức.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Trong cửa hàng chay tại chùa có món bún bò chay

5.2 Bún riêu chay

Bún riêu chay là một món ăn sẽ thu hút bạn bởi hương vị đặc biệt. Bún riêu chay có hương vị ngọt thanh tự nhiên từ rau củ, chút mằn mặn từ mắm chay. Bên cạnh đó, riêu chay làm từ nấm và đậu hũ sẽ khiến cho món ăn trở nên thơm ngon và ấn tượng hơn.

Một số điểm ăn bún riêu chay gần Chùa Bửu Long mà bạn đừng nên bỏ lỡ:

– Cửa hàng chay trong khuôn viên chùa.

– Quán bún riêu chay: Số 63 đường Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông, Thành phố Thủ Đức

– Quán bún riêu chay An Lạc: Số 4 đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

Bún riêu chay là một món ăn sẽ thu hút bạn bởi hương vị đặc biệt

5.3 Kem

Trong tiết trời nắng nóng của Sài Gòn, được giải khát bằng một que kem mát lành sẽ khiến cho bạn thêm phần dễ chịu. Trong cửa hàng ăn trong khuôn viên chùa có bán những que kem nhiều vị để bạn vừa có thể tham quan, vừa có thể thưởng thức.

Chùa Bửu Long, điểm giao hòa kiến trúc ấn tượng phía Đông thành phố

>>>>>Xem thêm: Lạc vào Coco Garden để về làng quê bình yên

Trong tiết trời nắng nóng của Sài Gòn, được giải khát bằng một que kem mát lành sẽ khiến cho bạn thêm phần dễ chịu

Những lưu ý bạn cần biết trước khi tham quan Chùa Bửu Long

– Chùa Bửu Long là một công trình tôn giáo nên bạn cần phải lưu ý một vài điều để chuyến tham quan trở nên thuận tiện và đúng chuẩn mực hơn.

– Không mặc trang phục quá ngắn khi vào chùa lễ Phật. Bạn có thể lựa chọn quần và váy dài để có thể lễ chùa đúng tác phong nhất.

– Không mang dép vào chánh điện chùa và tòa bảo tháp. 

– Hạn chế việc chụp ảnh, quay phim bên trong chánh điện chùa. Khi tham quan, bạn cần giữ trật tự, tránh việc làm phiền người khác đang hành lễ.

Chùa Bửu Long đến ngày nay vẫn thu hút giới trẻ đến hành lễ và tham quan bởi kiến trúc ấn tượng và không gian thoáng đãng. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều ngôi chùa có kiến trúc ấn tượng khác mà bạn nên khám phá, tìm hiểu. Bạn có thể tham khảo Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn để khám phá thêm nhiều điểm đến đặc biệt khác nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *