Đến với thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc bạn sẽ được hòa vào không gian tâm linh bình yên, nằm trên sườn núi với khung cảnh nên thơ.
Bạn đang đọc: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, chốn bồng lai tiên cảnh bình yên ở Tam Đảo
1 Tìm đến chốn bồng lai tiên cảnh tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cách thủ đô Hà Nội khoảng 85km về hướng Tây. Nơi đây vẫn thường được biết đến như địa điểm tịnh tâm, nghỉ dưỡng lý tưởng cho những ai muốn rời xa khỏi những bộn bề trong cuộc sống, quên đi mọi âu lo thường nhật. Thiền viện nằm trên một ngọn núi cao khoảng 300m so với mực nước biển ở thị trấn Đại Đình, Tam Đảo. Khung cảnh thiên nhiên nên thơ cùng núi non hùng vĩ, không gian “bồng lai tiên cảnh” ấy vô cùng thích hợp để tịnh tu.
Thiền viện nằm trên một ngọn núi cao khoảng 300m so với mực nước biển. Ảnh: Phó Nháy
2 Hướng dẫn di chuyển đi thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
2.1 Hướng dẫn di chuyển đến thiền viện
Đi bằng xe bus: Từ thủ đô chúng ta có thể bắt xe bus đến thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên với thời gian di chuyển trung bình là khoảng 2h30. Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn mách bạn đầu tiên hãy bắt xe bus số 58, sau đó chuyển sang tuyến VP01 tại Mê Linh Plaza để đến bến xe Vĩnh Yên, sau khi xuống xe thì tiếp tục đi tuyến bus VP07 để đến thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Đi bằng xe máy: Phương tiện được nhiều phượt thủ yêu thích khi chúng ta được trải nghiệm tuyến đường Hà Nội – Vĩnh Phúc xinh đẹp. Xuất phát từ đường Phạm Văn Đồng bạn di chuyển tới cầu Thăng Long, hết cầu thì đi thẳng về hướng Nội Bài. Tới ngã tư Nam Hồng thì bạn rẽ trái về hướng đường Mê Linh, nhớ xem kỹ biển chỉ dẫn đến đi đến Vĩnh Yên. Từ Vĩnh Yên bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn đi Tây Thiên – Tam Đảo là tới thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Đi bằng xe ô tô hoặc xe khách: Với phương tiện này chúng ta sẽ di chuyển theo hướng cầu Nhật Tân, rã phải tại ngã tư QL2 để đi Vĩnh Yên. Qua khỏi cao tốc Hà Nội – Lào Cai thì bạn quay đầu xe chạy thẳng về Tam Đảo tại nút giao IC4 là sẽ tới nơi.
2.2 Cách đi lại ở khu vực Trúc Lâm Tây Thiên
Đi bộ: Nếu có thể lực tốt bạn có thể đi bộ từ chân núi lên đỉnh Tây Thiên với quãng đường dài khoảng 4km. Quãng đường đi phải băng rừng, lội suối khá thú vị. Đoạn cuối từ đền Cô đến đền Thượng được nhiều người đánh giá là khá khó khăn vì độ cao lớn, những đoạn còn lại thì khá dễ đi. Thời gian di chuyển ước lượng rơi vào khoảng từ 2 – 3 tiếng.
Cáp treo: Hình thức di chuyển nhẹ nhàng và tiết kiệm sức lực hơn, chỉ tốn khoảng 10 phút là đã lên đến đền Thượng. Bạn hãy đến ga cáp treo mua vé, lên tầng 2 và vào cabin, mỗi cabin chứa được khoảng tối đa 6 người. Giá vé như sau:
– Xe điện: 20.000đ/người/lượt
– Cáp treo khứ hồi: người lớn 240.000đ, trẻ em 160.000đ
– Cáp treo một chiều: người lớn 150.000đ, trẻ em 100.000đ
– Thời gian vận hành: 07h00 – 14h30
Lưu ý: Trẻ em cao từ 1m – 1,3m. Trẻ em dưới 1m miễn phí.
Bản đồ của cáp treo tại khu vực Tây Thiên Tam Đảo
Tuyến cáp treo giúp bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp mù sương Tam Đảo
3 Kiến trúc độc đáo tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Hệ thống thiền viện Trúc Lâm ở Tây Thiên có chùa tăng và chùa ni. Công trình bao gồm: nhà tổ, nhà trưng bày, nhà khách, tam quan, lầu chuông… Nội viện có: thiền đường, tăng đường, trai đường và những thất chuyên tu. Toàn bộ các công trình được đánh giá rất cao về độ tỉ mỉ, kỳ công và mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông ấn tượng.
Trên phù điêu, tranh tượng của tháp trống, tháp chuông và trong ngoài chánh điện đều lưu giữ dấu tích từ thời xa xưa, thu hút khách tham quan ghé thăm. Ngoài ra tại đây còn có một thư viện hình bát giác nằm ngay trên đồi, với bức tượng phật cao tới 35m.
Toàn bộ các công trình được đánh giá rất cao về độ tỉ mỉ, kỳ công
4 Tham quan những công trình ấn tượng quanh thiền viện
4.1 Thiền viện Trúc Lâm An Tâm
Thiền viện được xây dựng từ những năm 2009 và được hoàn thành trong năm 2012 do chính ni sư thích nữ Thuần Giác chủ trì. Công trình gồm có chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, 1 nhà khách, 1 nhà tổ thờ tổ thiền tông và 1 nhà ăn. Bên cạnh đó tại đây còn có thiền đường, ni đường cho thiền sinh tu hành.
Thiền viện Trúc Lâm An Tâm có thiền đường, ni đường cho thiền sinh tu hành
4.2 Đại Bảo tháp Mandala
Đại bảo tháp xây dựng theo phong cách kiến trúc Kim Cương Thừa với độ cao 29m, diện tích mặt sàn rộng hơn 1.500m2. Bảo tháp cao 3 tầng mang nhiều hình dáng khác nhau tượng trưng cho 6 yếu tố tạo nên vũ trụ và sự sống, được gọi chung bằng cái tên lục địa. Nhiều người thường ghé đến đây để chiêm bái, cầu nguyện và ngắm nhìn.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm đi thủy phi cơ Hạ Long siêu thú vị bạn cần lưu gấp
Đại Bảo tháp Mandala xây dựng theo phong cách kiến trúc Kim Cương Thừa với độ cao 29m
4.3 Đền Thống
Cửa ngõ của thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đưa chúng ta đến với đền Mẫu. Đền Thống là quần thể kiến trúc hòa quyện hoàn hảo cùng cảnh sắc thiên nhiên, nơi chúng ta được chiêm ngưỡng cây đa Chín Cội ngay sân có niên đại hàng trăm năm tuổi.
Đền Thống nơi có cây đa Chín Cội trăm năm tuổi ngay sân
4.4 Đền Thượng
Ngôi đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, vị thần chủ Tây Thiên và là nữ vương của vùng núi Tam Đảo. Truyền thuyết ngợi ca công ơn của bà trong việc phò tá vua dẹp giặc, mở mang bờ cõi và dạy người dân trồng lúa.
Đền Thượng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, vị thần chủ Tây Thiên và là nữ vương của vùng núi Tam Đảo
5 Lịch sử của thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam, nằm cạnh danh thắng Tây Thiên cổ tự. Tại một trong những nơi phát tích Phật giáo sớm nhất tại Việt Nam này, hòa thượng Khương Tăng Hội đã dừng chân lại truyền giáo vào khoảng thế kỷ thứ III. Khởi nguyên của thiền học là từ hòa thượng Khương Tăng Hội, sau đó được ông mang đi truyền bá sang Trung Quốc vào thời Tôn Quyền (năm 247).
Vua Hùng thứ 6 – Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân (thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ngày nay được xây dựng trên nền chùa này) cầu tự thì gặp bà Lăng Thị Tiêu trên đường về và rước bà về làm vợ. Tích xưa kể lại, bà là người có tài thao lược với công đánh giặc giữ nước giúp nhà vua.
Năm 2004, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng. Sau khi làm lễ khởi công người ta đã tìm thấy vô số những viên gạch cùng mảnh ngói vỡ với hoa văn từ thời nhà Trần. Sau hơn 15 tháng thi công thì thiền viện chính thức khánh thành vào 25/11/2005.
Khung cảnh từ thiền viện nhìn xuống đẹp đến nao lòng. Ảnh: FB Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
6 Một số lưu ý để có chuyến đi thăm thiền viện hoàn hảo
6.1 Thời điểm ghé thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đẹp nhất
Không gian tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được đánh giá là mát mẻ quanh năm nên bạn có thể ghé thăm bất cứ lúc nào. Dựa trên số lượng khách hành hương thì mùa được nhiều người lựa chọn đi vãn cảnh nhất là mùa xuân, khi có các lễ hội đặc sắc và để đi cầu an, chiêm bái. Bên cạnh đó, đến mùa hè thiền viện cũng thường tổ chức nhiều khóa tu thu hút khách tham quan.
6.2 Ẩm thực đặc sắc tại Tây Thiên
Trong thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có nhà ăn để phục vụ cơm chay cho khách tham quan và Phật tử. Ngoài ra, đến Tây Thiên bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món đặc sản như su su, gà đồi, lợn mán… Su su thường được chế biến thành su su xào tỏi, su su xào thịt bò. Gà đồi thịt chắc thì làm được các món như nướng, rang muối, hấp… Cuối cùng những món làm từ lợn mán được yêu thích là lợn nướng, lợn hấp hay làm rựa mận.
>>>>>Xem thêm: Xem ngay kinh nghiệm thuê xe máy ở Quảng Bình vừa nhanh vừa rẻ
Khách hành hương đến thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Ảnh: FB Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Nhớ chuẩn bị vật dụng chống nắng và mang nước uống nếu có ý định đi bộ lên thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nhé. Điểm tham quan này vẫn thường được nhiều Phật tử lẫn du khách ở miền Bắc yêu thích, bởi không chỉ sở hữu khung cảnh núi non hùng vĩ mà mảnh đất Phật pháp bình yên còn mang đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn cho nhiều người.