Đâu là những món ăn ngày Tết phổ biến ở Việt Nam? Dưới đây là 15+ gợi ý từ Blogdulich.edu.vn để bạn tham khảo và bổ sung vào bữa cỗ Tết cho thêm phần đủ đầy nhé.
Bạn đang đọc: 15+ món ăn ngày Tết Cổ truyền không thể thiếu trong mâm cỗ đầu năm
1 Thịt gà luộc
Nhắc đến món ăn ngày Tết thì gà luộc chắc chắn là không thể nào thiếu được. Gà luộc nguyên con để cúng tổ tiên. Khi cúng xong thì có thể hấp hoặc luộc lại rồi chặt ra và thưởng thức. Loại gà luộc ngon nhất là gà ta, thịt ngọt, da dai và giòn, ít mỡ. Trước Tết bạn nên chuẩn bị mấy con gà để đủ cúng giao thừa, cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3, cúng lễ tiễn gia tiên…
Thịt gà luộc là món ăn ngày Tết không thể thiếu
2 Bánh chưng
Trong văn hóa Việt Nam, bánh chưng là món ăn truyền thống tượng trưng cho Đất. Những chiếc bánh được gói vuông vức bằng lá dong hoặc lá chuối, dùng gạo nếp dẻo thơm, nhân là thịt mỡ với đậu xanh.
Trước Tết gia đình nào cũng phải chuẩn bị vài chiếc bánh để làm mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên. Bánh chưng ngày Tết có thể ăn liền hoặc chiên lên đều được. Ăn nhiều bánh chưng thì ngấy nhưng không có bánh chưng thì chắc chắn là không đủ hương vị Tết.
Xem thêm: Bánh chưng, món bánh biểu tượng của Tết cổ truyền Việt Nam
Bánh trưng dẻo thơm, thường được dùng để làm cỗ cúng ông bà
3 Món ăn ngày Tết – Thịt đông
Thịt đông là món ngon ngày Tết rất phổ biến ở miền Bắc. Phần thịt sẽ bao gồm cả mỡ và nạc, nấu chín kỹ rồi để bên ngoài cho đông lại. Năm nào Tết mà nhiệt độ cao lên thì bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Thịt đông mềm, phần mỡ đông lại béo ngậy. Một nồi thịt đông ngày Tết từ lâu đã gắn liền với văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam.
Thịt đông là món ngon độc đáo của người miền Bắc
4 Giò chả
Giò chả cũng là món ăn quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết. Có rất nhiều loại giò, mỗi món đều có hương vị riêng: giò lụa, giò thủ, giò bông, giò bò, chả chiên… Ưu điểm của giò là không cần chế biến, cứ bỏ trong tủ lạnh, đến bữa ăn hoặc có khách tới chơi nhà thì lấy ra bày lên đĩa là thưởng thức được ngay. Vì thế, khi chuẩn bị món ăn ngày Tết thì bạn đừng quên mua một vài ký giò chả sẵn nhé.
Các loại giò chả cũng không thể thiếu được
5 Dưa món củ kiệu
Ngày Tết đã ngán các món thịt cá dầu mỡ thì dưa món củ kiệu chắc chắn sẽ giúp khẩu vị của bạn được cân bằng. Bạn có thể dùng củ hành hoặc củ kiệu muối đều được. Hành thì cần thời gian muối dài hơn, thường phải chuẩn bị trước Tết cả tháng. Khi ăn dưa muối củ kiệu, bạn sẽ cảm nhận được vị chua mặn ngọt vừa phải, mùi thơm chứ không bị hăng.
Dưa món củ kiệu là món ăn giúp bạn đỡ ngấy khi thưởng thức quá nhiều thịt cá
6 Xôi nếp
Bên cạnh gà luộc thì xôi nếp cũng là một phần không thể thiếu của mâm cỗ. Bạn có thể nấu xôi nếp thường, xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi đậu phộng, xôi lá dứa… đều được. Tuy nhiên, để đẹp mắt nhất là lấy may mắn cho những ngày đầu năm thì xôi gấc với sắc đỏ là lựa chọn cực kỳ hoàn hảo.
Xôi gấc vừa ngon, màu sắc còn rất đẹp mắt
7 Thịt kho tàu ngày Tết
Thịt kho tàu ngày Tết cũng là món ăn không thể nào thiếu dịp đầu năm. Ở miền Bắc thường kho thịt không còn miền Nam lại thích kho chung với hột vịt. Một nồi thịt đầy ắp, béo ngậy ăn cùng với cơm nóng thì siêu hấp dẫn. Cách nấu món này cũng tương đối đơn giản, để được xuyên suốt mấy ngày Tết, giúp bạn đỡ được việc chuẩn bị đồ ăn mỗi ngày.
Thịt kho béo ngậy và hương vị đậm đà
8 Nem rán
Tiếp theo trong danh sách món ngon ngày Tết Blogdulich.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn là nem rán. Món này rất ngon, vị giòn và béo ngậy, thể hiện cho sự chuẩn bị chau chuốt, tỉ mỉ trong ẩm thực của người Việt. Nguyên liệu món ăn ngày Tết này khá cầu kỳ, bên ngoài là bánh tráng, nhân bằng miến, hành tây, cà rốt, mộc nhĩ, thịt heo, trứng, trộn đều với gia vị. Nem gói phải thật tròn và đều, chiên ngập trong dầu ăn, phần vỏ chín vàng đều, giòn rụm.
Nem rán thơm ngon, giòn rụm
9 Canh măng hầm xương
Món canh được nhiều người ưa chuộng trong ngày tết là măng hầm xương. Xương được ninh kỹ cho phần nước dùng thật ngọt rồi cho măng vào nấu cùng. Hương vị hai nguyên liệu này hòa vào nhau sẽ cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn. Nếu lỡ thiếu canh măng thì đã thiếu đi một phần hương vị của Tết cổ truyền rồi.
Tìm hiểu thêm: Làng hoa Phú Mậu – Vẻ đẹp rực rỡ và lãng mạn nơi xứ Huế
Món canh măng hầm xương cũng được rất nhiều người yêu thích
10 Bánh tét
Bánh tét phổ biến ở các tỉnh miền Trung và miền Tây. Bánh cũng làm bằng gạo nếp với phần nhân là thịt heo và đậu xanh. Nhưng điểm khác biệt là bánh được gói theo dạng hình trụ chứ không phải hình vuông như bánh chưng. Đòn bánh tét cũng trở thành một phần không thể thiếu trong món quà để biếu tặng người thân dịp tết.
Xem thêm: Bánh tét: Món quà Tết mang trọn vẹn hương vị quê hương
Bánh tết khá giống bánh chưng nhưng khác ở cách gói
11 Nem chua
Nem chua được gói từ thịt nạc heo, thêm bì heo sợi, thính gạo, tỏi ớt, gia vị. Phần thịt heo để sống, giã nhuyễn, khi gói lại sẽ sử dụng men của lá chuối và thính gạo để ủ chín. Vì vậy nên món này khá kén người ăn, ai không quen vị chua của thịt sống lên men thì sẽ không thích. Nhưng với những người mê nem thì đây là hương vị không thể nào thiếu được trong dịp Tết.
Nem chua chế biến bằng thịt sống nên không phải ai cũng ăn được
12 Tôm chua
Tôm chua là món ăn ngày Tết đặc sản nổi tiếng của Huế nói riêng và miền Trung nói chung. Tôm để sống, muối lên sẽ có vị ngọt bùi, béo ngậy, thường được dùng ăn kèm với thịt heo luộc, khế, rau thơm… Món này có hương vị khá lạ miệng, thanh đạm hơn so với các loại thịt cá ngày Tết. Bên cạnh đó, món này cũng rất thích hợp để đãi khách, nhâm nhi cùng chút đồ uống có cồn là hết bài.
Tôm chua là món ăn đặc sản của các tỉnh miền Trung
13 Canh khổ qua nhồi thịt
Trong những ngày Tết, người miền Nam rất thích thưởng thức món canh khổ qua nhồi thịt. Mọi người thường đùa rằng ăn khổ qua để cho cái khổ nó qua đi, đón một năm mới thuận lợi và may mắn hơn. Bên cạnh đó, món canh này cũng rất thơm ngon, còn giúp cơ thể giải nhiệt, phù hợp với khí hậu nắng nóng quanh năm ở miền Nam.
Ăn canh khổ qua là thói quen của người miền Nam trong dịp Tết Nguyên đán
14 Dưa giá
Nếu ở miền Bắc có dưa món củ kiệu là món ăn kèm phổ biến ngày Tết còn miền Nam sẽ là dưa giá. Món này sử dụng giá đỗ muối với cà rốt bào sợi và hành lá. Thành phẩm là một món dưa chua thơm ngon, ăn kèm sẽ giúp bạn đỡ bị ngấy với menu quá là mỡ màng của những mâm cỗ ngày Tết.
15 Lạp xưởng
Lạp xưởng là món ăn ngày Tết rất được yêu thích. Thoạt nhìn thì lạp xưởng sẽ khá giống xúc xích, cũng được làm từ thịt heo. Nhưng hương vị của lạp xưởng thì rất độc đáo do quá trình chế biến có tẩm ướp thêm rượu. Với những bạn mới ăn lần đầu thì có thể sẽ chưa quen nhưng thưởng thức vài lần bạn chắc chắn sẽ mê hương vị này đấy.
Lạp xưởng béo và thơm, mùi rượu khiến hương vị món ăn thêm mới lạ
16 Thịt ngâm mắm
Nếu đã chán thịt luộc, thịt kho ngày Tết thì bạn có thể thử cách chế biến mới là thịt ngâm mắm. Thịt sau khi luộc lên sẽ được ngâm với nước mắm, đường, hành tím, hành tây, gừng tươi… Thịt đặt trong tủ lạnh,ngâm khoảng 3 đến 5 ngày là có thể thưởng thức được rồi. Thành phẩm là những miếng thịt thơm lừng, thấm đẫm gia vị, cực kỳ hấp dẫn.
Thịt ngâm mắm thấm đẫm gia vị đậm đà
17 Hướng dương, hạt bầu
Chuẩn bị xong các món mặn rồi thì cũng đâu thể thiếu các món ăn chơi ngày Tết được phải không nào? Hướng dương và hạt bầu thường được bày trên bàn nước, khách đến chơi nhà vừa chúc tết, chuyện trò vừa ăn hướng dương, nhâm nhi thêm ly trà là chuẩn bài.
Hướng dương là món ăn chơi ngày Tết quen thuộc
18 Mứt tết
Trên bàn trà cũng không thể nào thiếu được các loại mứt Tết. Trong đó mứt dừa là món phổ biến nhất, ngoài ra còn có mứt gừng, mứt bí, mứt cam, mứt cà rốt… Đây là món ăn rất thích hợp để tiếp khách, bạn có thể tự làm hoặc mua đều được.
>>>>>Xem thêm: Top 3 khách sạn Cần Thơ sang chảnh bậc nhất trung tâm thành phố
Mứt tết được dùng để tiếp khách đến chơi nhà
Trên đây là danh sách những món ăn ngày Tết không thể nào thiếu được. Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn chúc bạn mùa Tết với thật ấm cúng bên gia đình, đón một năm mới bình an và thật nhiều may mắn nhé.