Lễ mừng lúa mới không chỉ là cơ hội để bạn khám phá các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của người dân tộc Jrai mà còn là dịp để bạn được hòa mình vào không khí vui tươi, sôi động thông qua các trò chơi đầy thú vị. Cùng Blogdulich.edu.vn du lịch Gia Lai và tìm hiểu chi tiết hơn về lễ hội đặc biệt này nhé.
Bạn đang đọc: Theo chân MIA.vn khám phá Lễ mừng lúa mới cực độc đáo tại Gia Lai
1 Câu chuyện về sự ra đời của Lễ mừng lúa mới
1.1 Ý nghĩa của Lễ mừng lúa mới
Lễ mừng lúa mới thể hiện tấm lòng của dân làng đối với thần linh và tình đoàn kết giữa các thành viên. Thông qua các nghi thức, nghi lễ của Lễ mừng lúa mới còn giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tại địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo tồn Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, lễ hội này còn giúp quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung.
1.2 Mục đích của Lễ mừng lúa mới
Theo Blogdulich.edu.vn tìm hiểu, người dân địa phương thường tổ chức Lễ mừng lúa mới để tạ ơn thần linh đã ban cho dân làng mùa màng tươi tốt, cuộc sống đầy đủ. Hơn thế, đây cũng là cơ hội để mọi người cùng quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui được mùa và tiếp tục cầu mong thần linh sẽ phù hộ cho vụ mùa tiếp theo.
2 Thời gian và địa điểm tổ chức lễ
Lễ mừng lúa mới là lễ hội truyền thống lớn trong năm của người Jrai, thường được tổ chức vào 3 tháng cuối năm là 10, 11 và 12. Nhờ có sự phối hợp của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cùng với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Chư Prông lễ hội được tổ chức đều đặn ở làng Ó, xã la Vê.
3 Lễ mừng lúa mới có gì đặc sắc?
3.1 Phần lễ
Tương tự Lễ hội đâm trâu, Lễ mừng lúa mới được dân làng chuẩn bị rất chu đáo. Ngay từ sáng sớm, già làng đã bắt đầu bày biện lễ vật, phụ nữ thay phiên nhau giã gạo, nổi lửa để chế biến các món ăn ngon, thanh niên phụ chuẩn bị rượu thịt. Đặc phần, phần lúa được đem giã phải là loại lúa đẹp nhất, hạt đều, to, tròn và thể hiện tấm lòng thành của gia chủ. Thông thường, lễ vật sẽ bắt buộc có 1 con heo, 3 ghè rượu, 2 con gà. Trong đó, 1 ghè rượu và 1 con heo là để mời hồn lúa về kho, 1 ghè rượu và 1 con heo là để báo tin cho tổ tiên và những lễ vật còn lại là để báo với Yang Chư Mố.
Khoảng 9h30, Lễ mừng lúa mới sẽ chính thức diễn ra. Già làng trong bộ trang phục truyền thống ngồi nghiêm trang trước nơi bày lễ vật. Sau đó, đối diện với thầy cúng là gia chủ, người lớn tuổi và dân làng lần lượt theo thứ tự cùng ngồi xuống. Khi tiếng cồng chiêng cất lên, các cô gái sẽ bắt đầu giã gạo và thầy cúng sẽ cất lên những câu ca quen thuộc trong buổi Lễ mừng lúa mới. Đặc biệt, thầy cúng sẽ phải khấn nguyện để thể hiện không chỉ mong ước của gia chủ mà còn là của cả dân làng về một cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.
Nghi lễ thứ 2 bắt đầu sau khi người phụ nữ của chủ nhà bước lên bàn lễ rót rượu ghè mời thầy cúng và các già làng. Đây là nghi lễ thể hiện rõ chế độ mẫu hệ, người phụ nữ Jrai luôn là trụ cột gia đình. Kết thúc nghi lễ, thầy cúng sẽ tiếp tục khấn và mang lễ vật vào chòi để nhập hồn lúa về kho.
Tham gia Lễ mừng lúa mới, các già làng luôn có sự chuẩn bị chỉn chu nhất
Mỗi người phụ giúp nhau một việc, cứ thế buổi lễ được diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng
3.2 Phần hội
Sau khi đã khép lại phần Lễ mừng lúa mới, người dân sẽ cùng nhau uống rượu, ăn Gà nướng cơm lam Pleiku, lắng nghe tiếng cồng chiêng nhịp nhàng. Tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà thời gian tổ chức hội có thể kéo dài hoặc ngắn. Nhà càng đông người, niềm vui càng dâng cao, báo hiệu một vụ mùa bội thu sắp đến.
4 Kinh nghiệm khi tham gia Lễ mừng lúa mới
Khi tham gia vào Lễ mừng lúa mới, bạn nên lưu ý một số điều sau:
– Bạn nhớ mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, giấy phép lái xe để thuận lợi trong quá trình nhận phòng, thuê xe
– Bạn nên đặt phòng khách sạn hoặc homestay trước để tránh tình trạng tăng giá vào mùa cao điểm
– Bạn nên đi sớm để có vị trí đứng đẹp, dễ dàng theo dõi toàn bộ lễ hội
– Khi mua đồ tại các gánh hàng trên thôn bản, bạn nên hỏi giá trước
– Hãy giữ các vật dụng quan trọng bên mình thật cẩn thận, tránh tình trạng mất cắp
– Nếu bạn có ý định thuê xe máy để di chuyển thì nhớ kiểm tra xe kỹ càng, đổ xăng đầy bình
– Bạn nên ăn mặc lịch sự, tôn trọng văn hóa truyền thống của địa phương
– Nhớ mang theo kem chống nắng, mũ và áo khoác để bảo vệ làn da của bạn khi tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời
– Kem xịt muỗi, thuốc chống côn trùng cắn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di chuyển của bạn
– Hãy sắp xếp lịch trình tham quan một cách hợp lí, xem trước dự báo thời tiết để đảm bảo chuyến đi được diễn ra suôn sẻ
5 Hình ảnh đặc sắc về Lễ mừng lúa mới
Những người phụ nữ thi nhau giã dạo, sàng gạo trong bộ trang phục truyền thống
Từ già đến trẻ, ai ai cũng hào hứng khi đến ngày Lễ mừng lúa mới
Tìm hiểu thêm: Mộng mơ vùng đất thiêng qua các mùa du lịch Ninh Bình
Những điệu múa quen thuộc được biểu diễn, những tiếng cồng chiêng vang lên, Lễ mừng lúa mới chính thức diễn ra
Mọi người cùng nhau ca hát, nhảy múa xuyên suốt lễ hội
Phần hội cũng được tổ chức vô cùng sôi nổi, nhộn nhịp
>>>>>Xem thêm: Khách sạn Golden Silk Boutique, địa chỉ lưu trú 4 sao trong lòng Phố cổ
Nếu bạn có dịp tham gia vào Lễ mừng lúa mới thì cũng có thể hòa chung không khí vui tươi tại đây
Lễ mừng lúa mới thực sự là một lễ hội thú vị mà Blogdulich.edu.vn muốn bạn tham gia trong chuyến du lịch Gia Lai sắp đến. Nếu trong Cẩm nang du lịch của bạn vẫn chưa “update” lễ hội này thì quả là một thiếu sót lớn đấy nhé. Blogdulich.edu.vn chúc bạn có một chuyến khám phá Gia Lai vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình, bạn bè. Đừng quên chia sẻ với Blogdulich.edu.vn những hình ảnh đẹp của bạn tại các điểm tham quan nổi tiếng khác như Thác H’Mun.