Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội lớn được người dân địa phương tổ chức nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ cho một mùa màng bội thu. Du lịch Gia Lai là cơ hội để bạn hòa mình vào không khí nhộn nhịp của lễ hội này. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn về Lễ hội đâm trâu nhé.

Câu chuyện về sự ra đời của Lễ hội đâm trâu

1.1 Ý nghĩa của Lễ hội đâm trâu

Lễ hội đâm trâu đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân trong làng Prăng. Thông qua lễ hội này, mọi người muốn cảm ơn Giàng đã phù hộ cho một mùa rẫy ấm no, bội thu và cầu mong cho vụ mùa tiếp theo sẽ diễn ra tốt đẹp. Bên cạnh đó, Lễ hội đâm trâu còn thể hiện sự thiêng liêng trong tín ngưỡng của người đồng bào dân tộc vùng núi cao Tây Nguyên. 

1.2 Mục đích lễ hội

Mục đích của Lễ hội đâm trâu là vừa gìn giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của người dân địa phương vừa tạo cơ hội để bà con trong làng tụ họp lại với nhau để vui đùa, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Du lịch Gia Lai bạn không chỉ được tham quan các cảnh đẹp như Chùa Minh Thành mà còn có cơ hội hòa mình vào lễ hội đầy thú vị này. 

Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội đâm trâu

Từ đầu tháng chạp năm trước đến tháng 3 âm lịch, người đồng bào Jrai, Bahnar thường tổ chức Lễ hội đâm trâu tại nhà rông. Mọi chi phí trong buổi lễ này đều do người dân trong làng đóng góp lại với nhau. 

Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Lễ hội đâm trâu được diễn ra với sự tham gia đông đủ của thanh niên trai tráng trong làng

Lễ hội đâm trâu có gì đặc sắc?

Theo Blogdulich.edu.vn tìm hiểu, Lễ hội đâm trâu hiện nay đã rút ngắn chỉ còn trong một ngày đêm. Các con vật chịu lễ cũng được các tay thiện nghệ nhanh chóng đâm chết, không còn khung cảnh hãi hùng, đau lớn và gây sự thương cảm cho người tham gia hội như xưa. 

3.1 Phần lễ

Để khởi động Lễ hội đâm trâu, người già làng phải chọn ra 4 vật tế bao gồm gà, heo, dê, trâu, mỗi loài một con. Trong đó, con trâu là biểu tượng quan trọng nhất, thể hiện sức mạnh, sự cần cù lao động của mỗi gia đình. Chính vì thế, người dân sẽ lựa chọn con trâu khỏe nhất, quý nhất để dâng cho già làng chọn. Trước khi bắt đầu làm lễ, già làng sẽ tập trung làm xong mâm cỗ cúng với gạo, thịt heo, thịt dê, gà và muối để cúng tế trong nhà rông. Sau đó, các già làng sẽ ra cái cọc đóng sẵn ở trước nhà và đọc lời khấn tế theo thủ tục truyền thống. Lời khấn nhằm thông báo cho những người đã chết biết hôm nay nhà rông đã làm xong, dân làng cũng khỏe mạnh, xin ông trời cho dân tế cho trâu khỏe nhất và mong ông sẽ ban sức khỏe cho tất cả dân làng. 

Sau phần khấn vái, chủ trâu dắt trâu đến rồi cùng thanh niên trong làng cột vào chiếc cọc có sẵn. Già làng sẽ đi dọc đường hú lên để mọi người tụ tập về nhà rông. Trai gái dân tộc trong bộ trang phục truyền thống thi nhau đánh chiêng, đánh trống, múa hát vòng quanh con trâu tế lễ. Múa xong 3 vòng, già làng sẽ cầm một chiếc roi để đuổi trâu chạy. Đến khi trâu chạy mệt, thanh niên trong làng sẽ dùng dây leo trói chân trâu lại. Lúc này, trâu đã nằm phủ phục trên nền đất, già làng nhanh chóng tiến tới dùng dao nhọn đâm một nhát vào vùng hông để trâu đau đớn hú lên. Tiếng hú như thay cho tiếng lòng của người dân, vang vọng khắp núi rừng và gửi lời cầu nguyện của bà con trong làng đến đất trời. 

Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Những người phụ nữ, trẻ em cũng rất háo hức khi được tham gia vào lễ hội này

3.2 Phần hội

Phần hội diễn ra ngay sau khi trâu chết. Dân làng sẽ lấy máu và đầu trâu để đặt ở cây nêu trước nhà rông tế trời. Phần thân trâu đem đi xẻ thịt và chia đều cho tất cả các hộ dân và người tham gia dự lễ. Mỗi nhà nhận một miếng thịt trâu thì phải mang đến cho nhà rông một ghè rượu. Đàn ông, phụ nữ chứ thế hòa mình vào không khí nhộn nhịp của lễ hội. Lũ trẻ con cũng vui đùa, chạy nhảy nhốn nháo cả một vùng rộng lớn. 

Đến khi mặt trời xuống núi, Lễ hội đâm trâu vẫn tiếp tục được diễn ra. Mọi người cùng nhau đốt lửa, đánh cồng chiêng, múa xoang và uống rượu ghè. Ngoài ra, sau khi kết thúc chuyến khám phá tại lễ hội này, bạn cũng có thể thử thách bản thân bằng việc Trekking Thác K50 nữa đấy nhé.  

Kinh nghiệm tham gia vào Lễ hội đâm trâu

Khi tham gia vào Lễ hội đâm trâu, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

– Bạn nên đi sớm để lựa chọn vị trí ngồi đẹp

– Hãy tôn trọng văn hóa cũng như các tập tục của người dân địa phương

– Nhớ giữ cẩn thận các vật dụng có giá trị như tiền mặt, điện thoại, máy ảnh

– Khi đi nhớ mang theo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, giấy phép lái xe… để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đặt phòng, thuê xe máy

– Hãy kiểm tra dự báo thời tiết trước chuyến đi, hạn chế di chuyển vào những ngày mưa

– Kem xịt muỗi, kem chống côn trùng cắn sẽ bảo vệ làn da của bạn khi di chuyển qua các dãy đồi

– Lưu ý bạn nên đặt phòng khách sạn, homestay trước để tránh tình trạng tăng giá, hết phòng

– Nhớ mang trang phục lịch sự, kín đáo, tôn trọng mọi người xung quanh

– Bạn cũng nên kết hợp tham quan thêm Chùa Bửu Minh để không bỏ lỡ những cảnh quan đẹp tại đây

Hình ảnh đặc sắc tại Lễ hội đâm trâu

Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Như thường lệ, các tiết mục biểu diễn cồng chiêng cứ thế diễn ra dưới sự chứng kiến của mọi người

Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Đây là lúc già làng sắp thực hiện nghi thức đâm trâu

Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Chú trâu khỏe mạnh bị đâm trước sự chứng kiến của tất cả người dân trong làng 

Hòa mình vào Lễ hội đâm trâu cực nhộn nhịp tại Gia Lai

Phần hội với tiết mục uống rượu cần được diễn ra vô cùng sôi nổi

Vậy là Blogdulich.edu.vn vừa giới thiệu xong về Lễ hội đâm trâu. Tham gia vào lễ hội này, bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn về các nghi lễ truyền thống của người dân địa phương và hòa mình vào bầu không khí cực vui tươi. Đừng bỏ lỡ Lễ hội đâm trâu trong Cẩm nang du lịch của bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *