Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Ba kích rừng Hà Giang là loại cây thuốc, đặc sản quý giá của vùng cao nguyên đá, không chỉ được người dân địa phương săn đón mà còn cả với du khách gần xa. Loại dược liệu này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, và là lựa chọn rất thích hợp để mua về làm quà đấy nhé! Hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu về ba kích rừng Hà Giang bên dưới nào!

Bạn đang đọc: Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Giới thiệu sơ lược về ba kích rừng Hà Giang

Du lịch Hà Giang đang dần trở thành chủ đề được bàn tán trên cộng đồng những người đam mê xê dịch. Đây là một vùng đất sở hữu phong cảnh hùng vĩ, văn hóa đa dạng, thú vị, những sườn đồi phủ hồng hoa tam giác mạch, thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt hay những điểm đến hấp dẫn nào là Cổng trời Quản Bạ, Núi Đôi Quản Bạ, Núi Cấm Sơn Hà Giang… Bên cạnh đó, Hà Giang còn vô vàn đặc sản núi rừng ngon quên cả lối về, sơn hào hải vị cũng chẳng bằng như Thịt trâu gác bếp Hà Giang, Thịt chuột La Chí, Gạo Già Dui Xín Mần … Trong đó, ba kích rừng Hà Giang là một trong những thứ sản vật quý giá được nhắc tới khá nhiều.

Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Nếu có dịp du lịch đến Quản Bạ, đừng “mang tay không” về mà nhớ mua đặc sản ba kích rừng Hà Giang

Ba kích rừng là một loại dây leo thuộc họ Cà phê có tên khoa học là Morinda Officinalis, còn trong dân gian là ba kích thiên, dây ruột gà, nhàu thuốc, dây đan điền âm vũ… Ba kích được mệnh danh là “thảo dược vàng” bởi công dụng tuyệt vời rất tốt cho sức khỏe, càng ngày được nhiều phượt thủ và du khách “săn lùng” gắt gao. 

Thứ vật này mọc hoang khá nhiều, chủ yếu ở khu rừng tại những vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Hà Giang cũng là địa phương xuất hiện nhiều loại dược liệu này. Hơn nữa, do địa hình đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt nên cũng có sự khác biệt so với ba kích ở những vùng khác. Do đó, những tín đồ cuồng chân khi vi vu mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc chắc chắn đừng bỏ qua việc tìm mua ba kích rừng Hà Giang về làm quà nhé!

1.1 Đặc điểm của ba kích rừng Hà Giang

Đầu tiên, bạn cần tham khảo một số đặc điểm của ba kích rừng Hà Giang để dễ nhận dạng. Đây là loại cây thân thảo, có thể sống lâu năm. Thân non tím nhạt, mảnh khảnh, có cạnh dọc thân. Khi quan sát, bạn sẽ thấy được phủ lông mềm màu nâu vàng ở phần mé và gân phiến lá. Lá mang hình mác thuôn nhọn, và thường mọc đối nhau, dài từ 6 – 14cm, rộng từ 2,5 – 6cm. Lúc còn non thì có màu xanh, nhưng về già sẽ thành màu trắng mốc.

Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Thực tế, giá của ba kích rừng Hà Giang sẽ đắt hơn ba kích trồng vì chúng mọc tự nhiên. Ảnh: @buonsiledongamruou

Hoa ba kích lúc mới nở có màu trắng, về sau thì sẽ chuyển dần sang vàng, và tập trung ở đầu cành. Quả ba kích kết thành hình cầu, khi non màu xanh, chín có màu đỏ cam. Mùa ra hoa sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 6, quả chín là tháng 12.

Rễ củ của ba kích rừng Hà Giang có dạng xoắn như ruột gà dài 15 – 20cm, to 1 – 2 cm chia nhiều đoạn ngắn thắt đều đặn. Phần này thường được sử dụng để làm thuốc vì hội tụ dược chất quan trọng.

Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Hầu như các bộ phận của ba kích rừng Hà Giang đều được sử dụng để làm vị thuốc, gồm hoa, lá, quả, rễ

1.2 Phân loại ba kích rừng Hà Giang

Trên thị trường, hiện có 2 loại ba kích rừng Hà Giang là ba kích tím và trắng, giữa chúng dường như cũng không có quá nhiều sự khác biệt về thành phần cũng như công dụng đâu. 

– Theo đó, củ của ba kích tím có màu vàng sậm, phần thịt bên trong sẽ có màu hành tím. Nếu như khi ngâm rượu sẽ làm cho rượu chuyển thành tím sậm. 

– Còn của ba kích trắng thì sẽ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong có màu trắng trong. Khi ngâm, rượu chuyển sang màu tím nhạt.

Tìm hiểu thêm: Lịch trình khám phá hố sụt Kong Quảng Bình 5N4Đ siêu chi tiết

Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Đây là ba kích tím – Ba kích rừng Hà Giang. Ảnh: @buonsiledongamruou

1.3 Thu hoạch và sơ chế ba kích rừng Hà Giang

Theo như người dân ở tỉnh Hà Giang, vào những ngày cuối năm họ sẽ vào rừng để tìm và thu hoạch ba kích rừng Hà Giang. Người dân sẽ đào cẩn thận xung quanh và lấy trọn luôn bộ rễ, vì đây là bộ phận quan trọng nhất.

Sau khi mang ba kích rừng Hà Giang về sẽ đem đi sơ chế bằng cách rửa sạch, bỏ lõi sạch sẽ, rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. Khi gần khô thì đập dẹt lại tiếp tục phơi. 

Bạn đang thắc vì sao đúng không? Bởi trong lõi ba kích hoàn toàn không có dược liệu, mà lại có vị chát, nếu mang đi chế biến trong bài thuốc còn ảnh hưởng đến màu sắc và tính vị nữa

Công dụng của ba kích rừng Hà Giang

Không phải tự nhiên mà ba kích rừng Hà Giang trở thành sản vật quý giá của vùng cao nguyên đá và trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của các “cánh mày râu”, bởi chúng mang nhiều tác dụng hữu ích. 

Trong Y học cổ truyền, ba kích có vị cay, ngọt, tính ôn, giúp bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp, mát gan, kích thích hệ tiêu hóa… Đồng thời, ba kích cũng có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, cải thiện tình trạng nội tiết tố nữ không đồng đều.

Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

Ba kích rừng Hà Giang có thể điều trị nhiều căn bệnh

Ngoài ra, trong Y học hiện đại, cũng có nhiều nghiên cứu đã công nhận rằng ba kích rừng Hà Giang là một loại thảo dược quý, quy tụ nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe như anthraglycosid, vitamin C (chỉ có ở rễ tươi), choline, carpaine, vitamin B1, luteolin, phytosterol, đường và các acid hữu cơ.

Hướng dẫn các cách chế biến ba kích rừng Hà Giang

Từ những lợi ích tuyệt vời của ba kích rừng Hà Giang, Blogdulich.edu.vn cũng gợi ý vài cách chế biến dược liệu này để mang nhiều kết quả. 

3.1 Ngâm rượu ba kích rừng Hà Giang

Trong số các bài thuốc của ba kích rừng Hà Giang thì ngâm rượu lại đem đến hiệu quả cao nhất và được ưa chuộng vì cách thức thực hiện vô cùng đơn giản. Đầu tiên là bạn phải tìm và mua đúng chuẩn ba kích rừng Hà Giang, không nên vì ham rẻ mà mua phải hàng giả. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên chọn loại ba kích đã được bỏ sẵn lõi. Tiếp theo, bạn nên mua loại rượu trắng (nếp cái hoa vàng) với nồng độ khoảng 40 – 45 độ để ngâm ba kích. Một lời khuyên dành cho bạn, là không nên sử dụng bình nhựa để ngâm rượu ba kích Hà Giang vì sẽ dễ xảy ra phản ứng hóa học, không tốt cho sức khỏe. Một chiếc bình thủy tinh, hay chum sành là sự lựa chọn thay thế khá “hay ho” hơn đó. Sau khi chuẩn bị xong, bạn tiếp tục tiến hành ngâm rượu ba kích và kết hợp một vài dược liệu khác.

Ba kích rừng Hà Giang – Loại thảo dược quý trên cao nguyên đá

>>>>>Xem thêm: 7 quán lẩu hải sản Đà Nẵng bình dân mà chất lượng

Bạn nên ngâm rượu ba kích rừng Hà Giang trong vòng 3 tháng trước khi sử dụng nhé!

Thông thường, ngâm rượu ba kích từ 2 đến 3 tháng là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu thì hàm lượng dưỡng chất trong ba kích rừng Hà Giang chiết ra càng nhiều, công dụng cũng sẽ tốt hơn. 

3.2 Nấu thành món ăn

Ngoài ngâm rượu, ba kích rừng Hà Giang còn có thể chế biến thành món ăn. Một vài món ăn ngon mà bạn có thể chế biến để chiêu đãi gia đình bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng, nào là thịt nạc hầm ba kích, ba kích hầm với bầu nậm, canh ba kích hầm lòng gà…

Một vài lưu ý về cách thức sử dụng ba kích rừng Hà Giang “bao chuẩn”

Để đảm bảo dược liệu được phát huy tối đa hiệu quả, khi sử dụng ba kích rừng Hà Giang bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

– Không nên sử dụng ba kích đối với những đối tượng gồm: Người dưới 30 tuổi, đường tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, người âm hư hỏa vượng, tiền sử bệnh về mắt, liên quan đến tim mạch, người bị xơ gan, người già thiếu minh mẫn, huyết áp thấp để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

– Khi ngâm rượu ba kích rừng Hà Giang, để có thể cảm nhận hương vị mới mẻ hơn, bạn có thể hạ thổ.

– Nếu bạn sử dụng ba kích rừng Hà Giang để sắc thuốc thì hãy dùng nồi đất hoặc ấm sứ, tránh nồi kim loại nhé!

Du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những gian hàng bán cây thuốc quý ba kích rừng Hà Giang khi chinh phục vùng cao nguyên đá. Nếu có thì đừng bỏ qua loại sản vật hiếm có của núi rừng này mà mua về làm quà bởi sẽ ý nghĩa lắm đó!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *