Di Hòa Viên là một điểm tham quan thú vị với phong cảnh như chốn bồng lai tiên cảnh ấn tượng. Nơi đây được nhiều tín đồ du lịch chọn làm điểm thưởng ngoạn khi ghé đến Bắc Kinh Trung Quốc.
Bạn đang đọc: Di Hòa Viên, cung điện mùa hè như lạc cảnh hạ giới
Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc với nhịp sống đô thị hối hả. Nhưng không vì thế mà thành phố này mất đi vẻ đẹp ấn tượng và thu hút với những điểm đến sở hữu phong cảnh hữu tình, nhẹ nhàng. Một trong những điểm đến ấn tượng ấy chính là Di Hòa Viên với phong cảnh nhẹ nhàng đằm thắm, mang lại cho du khách cảm giác về một Bắc Kinh cổ kính, xưa cũ. Vậy Di Hòa Viên có gì đặc sắc mà thu hút nhiều tín đồ du lịch đến đây tham quan đến thế, hãy cùng Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn khám phá điểm đến này nhé!
1 Di Hòa Viên – Cung điện mùa hè Trung Quốc giữa lòng Bắc Kinh
1.1 Di Hòa Viên ở đâu?
Di Hòa Viên (Thanh Y Viên) hay còn được biết đến với tên gọi là cung điện mùa hè tọa lạc tại Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Địa điểm này được xây dựng vào năm 1888 bởi sự chỉ đạo của Từ Hy Thái Hậu và chi phí lên đến khoảng 3000 vạn lượng. Sau hơn 10 năm thi công, địa điểm này chính thức được đổi tên thành Di Hòa Viên.
Công viên mùa hè khá rộng lớn với diện tích lên đến hơn 290 hecta. Khi đến đây, bạn không chỉ được thưởng ngoạn khung cảnh mà còn có thể hiểu rõ hơn về lịch sử đầy ấn tượng của đất nước Trung Quốc.
Khi đến với Di Hòa Viên, bạn sẽ được bước vào khu vườn kiến trúc tuyệt đẹp với quy mô lớn bao gồm 3000 gian và được phân chia thành các khu riêng biệt như khu hành chính, khu thưởng ngoạn, khu cư trú – sinh hoạt.
Với ¾ diện tích là sông hồ nên khí hậu tại cung điện mùa hè luôn có sự mát mẻ, dễ chịu. Không khí nơi đây khiến các du khách khi đến đây đều cảm nhận được sự an yên, nhẹ nhàng khi hòa mình vào thiên nhiên trong trẻo.
Di Hòa Viên (Thanh Y Viên) hay còn được biết đến với tên gọi là cung điện mùa hè
1.2 Ý nghĩa phong thủy của Di Hòa Viên
Di Hòa Viên là một công trình mang dấu ấn của kiến trúc cổ điển tại Trung Quốc. Nơi đây có tiềm chứa nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt mà bạn có thể tìm hiểu thêm.
Ý nghĩa Phúc Lộc Thọ
Di Hòa Viên với lối kiến trúc độc đáo được thiết kế chặt chẽ và thuận theo phong thủy. Hình ảnh Hồ Côn Minh nổi bật trong khuôn viên với biểu tượng trái đào tiên có cuống dẫn xuống nước. Theo quan điểm của người Trung Quốc, trái đào tượng trưng cho Lộc. Ngoài ra, dãy hành lang men theo hồ giống như một đôi cánh dơi đẹp mắt. Dơi chính là biểu tượng cho Phú. Bên cạnh đó, trong Di Hòa Viên còn có những biểu tượng rùa tượng trưng cho Thọ
Ý nghĩa quốc thái dân an
Ý nghĩa quốc thái dân an của Di Hòa Viên được thể hiện rõ nét với hình ảnh Vạn Thọ Sơn. Ngọn núi này hiện lên như một viên ngọc giữa vùng để thực hiện sứ mệnh che chắn, bảo vệ, mong cầu bình an.
Di Hòa Viên là một công trình mang dấu ấn của kiến trúc cổ điển tại Trung Quốc
1.3 Giờ tham quan và giá vé vào cổng tại Di Hòa Viên Trung Quốc
Giờ tham quan
Giờ tham quan của Di Hòa Viên thường phụ thuộc vào màu cao điểm và mùa thấp điểm. Vào mùa cao điểm từ 01/04 đến 31/10, Di Hòa Viên sẽ mở cửa vào thời điểm từ 6h đến 20h. Vào mùa thấp điểm từ 1/11 đến 31/3, giờ mở cửa tại Di Hòa Viên sẽ ngắn hơn một chút, từ 6h30 đến 19h.
Giá vé
Giá vé vào cổng của Di Hòa Viên cũng sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn tham quan. Vào mùa cao điểm, giá vé của Di Hòa Viên sẽ là 30 tệ, còn mùa thấp điểm sẽ là 20 tệ.
Giá vé trọn gói của Di Hòa Viên sẽ ở mức 60 tệ vào mùa cao điểm và 50 tệ vào mùa thấp điểm.
Giá vé tham quan Di Hòa Viên khá phù hợp với nhiều tín đồ du lịch
2 Hướng dẫn di chuyển đến Di Hòa Viên chi tiết
Có những cách sau để bạn có thể tham quan Di Hòa Viên từ trung tâm Thành phố Bắc Kinh.
Tàu điện ngầm: Bạn có thể đi tàu điện ngầm Line 4 đến trạm Beigongmen rồi đi bộ thêm 3 phút nữa đến cổng phía Bắc của Di Hòa Viên
Taxi: Từ trung tâm Bắc Kinh đến Di Hòa Viên khoảng 40 phút di chuyển và mất khoảng từ 80 đến 100 tệ.
Xe buýt: Bạn có thể đi xe Sightseeing Bus Line 3 và xuống tại bến Beigongmen
Đường di chuyển từ trung tâm Bắc Kinh đến Di Hòa Viên không quá khó đi
3 Nên tham quan Di Hòa Viên vào thời điểm nào?
Mỗi mùa tại Di Hòa Viên sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận rất khác. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp để tham quan Di Hòa Viên sẽ dao động trong khoảng tháng 9 đến tháng 10. Đây là thời điểm Di Hòa Viên sẽ trở nên đẹp nhất. Vào tiết đông, thời tiết tại Di Hòa Viên khá khắc nghiệt, bạn nên chuẩn bị thêm nhiều áo ấm để có thể tham quan Di Hòa Viên vào thời điểm này.
Ngoài ra, một típ nhỏ là bạn nên tham quan Di Hòa Viên vào buổi sáng lúc vừa mới mở cửa. Thời điểm ấy, ánh sáng tại Di Hòa Viên rất đẹp trong làn sương sớm. Bạn sẽ cảm nhận như mình vừa bước vào một chốn tiên cảnh bồng bềnh.
Mỗi mùa tại Di Hòa Viên sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận rất khác
4 Những hạng mục kiến trúc ấn tượng trong Di Hòa Viên
4.1 Hồ Côn Minh hữu tình
Hồ Côn Minh tại Di Hòa Viên có phong cảnh trữ tình và dịu dàng. Đây là hạng mục cảnh quan chính tại Di Hòa Viên. Cách bày trí của Hồ Côn Minh tại Di Hòa Viên mang đậm phong cách Tây Hồ.
Hồ Côn Minh tại Di Hòa Viên có phong cảnh trữ tình và dịu dàng
4.2 Vạn Thọ Sơn vững chãi
Vạn Thọ Sơn nổi bật với đỉnh núi cao trên 60 mét. Vạn Thọ Sơn thực chất là một ngọn núi nhân tạo, được thiết kế bao quanh Di Hòa Viên tạo nên một bức tường thành bảo vệ vững chắc.
Vạn Thọ Sơn nổi bật với đỉnh núi cao trên 60 mét
4.3 Cầu Thập Nhất Khổng rộng lớn
Cầu Thập Nhất Khổng là một hạng mục kiến trúc ấn tượng tại Di Hòa Viên. Khi dạo bước trên cầu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khoảng 500 tác phẩm điêu khắc với nhiều hình hài khác nhau. Cầu có độ dài lên đến 150 mét và rộng 18 mét, bao gồm 17 nhịp.
Tìm hiểu thêm: Thưởng thức khô bò một nắng muối kiến vàng – Đặc sản trứ danh xứ Nẫu
Cầu Thập Nhất Khổng là một hạng mục kiến trúc ấn tượng tại Di Hòa Viên
4.4 Thanh Yên Phảng với kết cấu ngọc thạch đặc biệt
Thanh Yên Phảng có kết cấu được làm hoàn toàn bằng ngọc thạch. Đây là hạng mục được thực hiện từ thời vua Càn Long vào năm 1755. Nơi đây cũng có nhiều họa tiết điêu khắc với hoa văn hình rồng tinh tế và ấn tượng.
Thanh Yên Phảng có kết cấu được làm hoàn toàn bằng ngọc thạch
4.5 Trường Lang mang vẻ đẹp hài hòa
Trường Lang trong Di Hòa Viên có độ dài lên đến 700 mét với thiết kế gồm 273 gian nằm đan xen nhau. Khi đứng tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng các hạng mục kiến trúc đầy ấn tượng khác tại Di Hòa Viên.
Trường Lang trong Di Hòa Viên có độ dài lên đến 700 mét
4.6 Lạc Thọ Đường uy nghiêm
Lạc Thọ Đường với 2 tầng và 49 gian trong một khuôn viên rộng đến 3000 m2. Phía trước Lạc Thọ Đường là cầu cảng làm từ băng đá với thiết kế ấn tượng.
Lạc Thọ Đường với 2 tầng và 49 gian trong một khuôn viên rộng đến 3000 m2
4.7 Thính Ly Quán nhiều cảnh đẹp
Thính Ly Quán là điểm đến mang đậm phong cách hoàng cung sang trọng và ấn tượng. Tại đây, bạn có thể thưởng thức những món ăn truyền thống theo phong cách cung đình độc đáo.
Thính Ly Quán là điểm đến mang đậm phong cách hoàng cung
4.8 Phố Tô Châu mang đậm dấu ấn truyền thống
Phố Tô Châu là một gian hàng truyền thống nằm ven sông được mô phỏng theo lối kiến trúc cổ điển của kênh Giang Tô. Đây là ơi các vua và phi tần thường tìm đến để đóng vai dân thường và mua sắm cũng như tìm hiểu đời sống người dân.
Phố Tô Châu là một gian hàng truyền thống nằm ven sông
4.9 Đông Cung Môn với thiết kế hoành tráng
Đông Cung Môn là cung điện đẹp mắt được thiết kế hoành tráng với sân khấu rộng lớn và bao quanh ngự hoa viên. Công trình nổi bật nhất tại Đông Cung Môn là Điện Nhân Thọ được thiết kế rộng 7 gian.
Đông Cung Môn là cung điện đẹp mắt được thiết kế hoành tráng
4.10 Hương Phật Các ngự trên lưng núi Vạn Thọ
Hương Phật Các nằm ngay trên Núi Vạn Thọ và được thiết kế theo phong cách cổ điển vô cùng đẹp mắt. Công trình này được trùng tu lại và trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Đến Grand Sea View Hotel, Spa trải nghiệm nghỉ dưỡng đẳng cấp giữa Đà thành
Hương Phật Các nằm ngay trên Núi Vạn Thọ và được thiết kế theo phong cách cổ điển
Những thông tin chi tiết về Cung điện mùa hè Di Hòa Viên mà Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn tổng hợp lại trong bài viết này sẽ giúp bạn có một góc nhìn toàn cảnh hơn về điểm đến đặc biệt này. Đây là một trong những điểm đến bạn nhất định phải ghé thăm khi đến với Bắc Kinh xinh đẹp hữu tình.