Người Cờ Lao ở Hà Giang là dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở Hoàng Su Phì và Yên Minh, nơi có nhiều đất và thung lũng. Được biết đến với nhiều nét văn hóa đặc trưng, hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu qua những nét văn hóa đó qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của người Cờ Lao ở Hà Giang
1 Đôi nét về người Cờ Lao ở Hà Giang
1.1 Người Cờ Lao ở Hà Giang sống chủ yếu ở đâu?
Người Cờ Lao ở Hà Giang là dân tộc thiểu số ở Việt Nam, người dân Cờ Lao còn được gọi bằng các tên khác như Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề. Chuyển về sinh sống tại Việt Nam cách đây 150 – 200 năm, người Cờ Lao được chia thành các nhóm địa phương riêng biệt gồm: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ với tổng dân số chưa đến 3.000 người.
Sinh sống chủ yếu tại núi đá tai mèo, mỗi thôn chỉ có khoản 20 gia đình. Các ngôi nhà của người Cờ Lao Hà Giang đều được làm bằng gỗ hoặc bằng đất, lợp ngói âm dương, không chái. Nhà của người Cờ Lao thường là nhà ba gian hai trái, mái lợp cỏ gianh hoặc các ống vầu, nứa bổ đôi đập tạo thành mặt phẳng. Người Cờ Lao Ðỏ làm nhà trình tường như kiểu nhà của người Pu Péo, có tường nhà bằng đất sét đập mịn. Hàng ngày người Cờ Lao phải địu nước về nhà. Ở vùng núi đất, họ dùng máng đưa nước về đến tận nhà. Gian sau của gian giữa nhà được chọn làm nơi thờ cúng, phía trước là chỗ ăn cơm. Trên bàn thờ, người ta đặt các bát hương thờ tổ tiên từ đời thứ 3 hoặc thứ 4. Hàng năm, khi mổ lợn ăn tết họ đều lấy các mảnh xương hàm treo lên đó.
Hình ảnh người Cờ Lao ở Hà Giang trong bộ trang phục truyền thống
1.2 Ngôn ngữ của người Cờ Lao ở Hà Giang
Người Cờ Lao ở Hà Giang được xếp vào nhóm đa ngôn ngữ Ka – Đai bởi tùy vào địa bàn cư trú khác nhau mà mỗi nhóm người Cờ Lao lại hình thành những phương ngữ khá phức tạp. Do Cờ Lao Xanh và Cờ Lao Đỏ sinh sống gần nhau nên tiếng nói của hai nhóm này đã hòa vào nhau. Trái lại, nhóm Cờ Lao Đỏ ở Hoàng Su Phì lại có thổ ngữ riêng và việc giao tiếp khá khó khăn.
Thêm vào đó, nhóm người Cờ Lao trẻ đa số không còn nói được tiếng mẹ đẻ nữa mà thay vào đó họ có thể sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.
1.3 Đời sống thường nhật của người Cờ Lao ở Hà Giang
Người Cờ Lao ở Hoàng Su Phì sinh sống chủ yếu dựa vào việc làm nương rẫy, cày cuốc, thổ canh hốc đá. Ngô được xem là lương thực chính tại đây. Ngoài ra, người dân cũng có trồng lúa mạch, đậu răng ngựa, đầu hà lan, su hào… Những người Cờ Lao ở Hà Giang ở núi cao sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng bậc thang, lúa là cây lương thực chính. Hơn thế, người Cờ Lao còn có nhiều nghề truyền thống như đan lát làm đồ gỗ và nghề rèn.
Phong tục của người dân tộc trong những ngày lễ lớn là phải có một mâm cúng đất trời
1.4 Đời sống tâm linh của người Cờ Lao ở Hà Giang
Trong đời sống tâm linh, người Cờ Lao ở Hà Giang có nhiều nghi lễ như: lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ hỏi, lễ cưới và đám tang. Trong đó, lễ trưởng thành là lễ ý nghĩa nhất đối với nhiều thanh niên Cờ Lao. Sau nghi lễ trưởng thành, người con trai Cờ Lao được cả cộng đồng công nhận đã có đầy đủ sức vóc để làm chủ gia đình, là lao động chủ lực để nuôi sống gia đình. Lễ đặt tên cho người trưởng thành cũng là một dấu mốc quan trọng. Bên cạnh các nghi lễ truyền thống với sự tham gia của họ hàng, gia đình và bà con xóm giềng thì người dân nơi đây còn có các điệu hát dân ca thể hiện sự mừng vui.
2 Trang phục của người Cờ Lao ở Hà Giang
Đến bản làng của người Cờ Lao, bạn sẽ khó phân biệt được các nét riêng biệt của những người đàn ông nơi đây, bởi đa phần các trang phục họ mặc rất giống nhau, bao gồm quần đen, áo xẻ ngực, 4 túi… Riêng trang phục cho nữ thì ít nhiều vẫn có sự riêng biệt. Nhiều phụ nữ Cờ Lao thích mặc quần kết hợp áo dài, áo phải là áo xẻ tà, cổ đứng cài cúc bên nách phải. áo may dài quá đầu gối, trang trí những khoanh vải nhiều màu ở ống tay và phần trên của ngực áo.
Tìm hiểu thêm: Hotel Nikko Hai Phong, điểm lưu trú tuyệt vời giữa lòng thành phố Cảng
Những em bé hồn nhiên trong các bộ trang phục đa màu sắc
3 Phong tục cưới hỏi của người Cờ Lao ở Hà Giang
Người Cờ Lao rất tôn trong hôn nhân tốt đẹp, một vợ một chồng. Dù là cha mẹ gả hay tự nguyện lấy nhau thì các gia đình Cờ Lao rất ít khi bỏ nhau. Với họ hôn nhân là sự gắn kết bền chặt qua nhiều thế hệ. Con cái sinh ra và lớn lên trong gia đình và môi trường xã hội mà ở đó các phong tục, tập quán được quy định chặt chẽ. Nhờ đó, những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được gìn giữ từ đời này sang đời khác.
Hình ảnh núi non trập trùng, cheo leo
4 Tôn giáo của người Cờ Lao
Nói về tôn giáo của người Cờ Lao cũng có điểm khác biệt. Với họ chỉ có con người, gia súc và lúa, ngô mới có linh hồn. Trong mỗi cá thể lại có 3 linh hồn. Linh hồn khỏe hay yếu khi rời khỏi thể xác cũng là đã chết đi. Họ cho rằng chỉ có người, các loại gia súc và lúa, ngô mới có linh hồn. Người Cờ Lao cũng tin rằng để linh hồn đến được với tổ tiên thì người ta không chỉ làm đám tang chôn cất mà còn phải tổ chức lễ ma khô sau đó.
>>>>>Xem thêm: Chinh phục núi Vũng Chua, ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao
Dù đã lớn hay còn nhỏ những người phụ nữ này vẫn phải tuân theo tập tục của dân tộc mình
Văn hóa dân gian của người Cờ Lao ở Hà Giang đang ngày càng được nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển một cách bài bản hơn. Nếu có dịp vi vu Hà Giang thì bạn hãy đến và trải nghiệm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây và đừng quên chinh phục những cung đường đèo nổi tiếng như Đèo Mã Pí Lèng, Dốc Thẩm Mã nhé!