Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm là một địa danh đặc sắc mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ nếu có dịp du lịch Hà Nội. Ẩn chứa nhiều truyền thuyết xa xưa và bí ẩn gắn liền với hồ nước linh thiêng cùng lịch sử hào hùng của vị vua đã có công giữ nước, nơi đây hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn vô số kỷ niệm đáng nhớ.
Bạn đang đọc: Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm, di tích lịch sử lâu đời giữa thủ đô
Vùng đất Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với vô vàn điểm đến tâm linh hết sức thiêng liêng, huyền bí như chùa Hương, chùa Thầy, Thành Cổ Loa, tượng đài Vua Lý Thái Tổ… Thế nhưng, ít người biết rằng ngoài những địa danh trên, ở giữa lòng thủ đô còn có tượng đài Vua Lê Hồ Gươm – Nơi tưởng nhớ công lao của vị vua gắn liền với truyền thuyết về hồ nước này. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá xem điểm đến này có gì thú vị qua bài viết sau đây nhé!
1 Giới thiệu đôi nét về tượng đài Vua Lê Hồ Gươm
1.1 Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm nằm ở đâu?
Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm (hay còn được biết đến là tượng đài Vua Lê Thái Tổ) toạ lạc trong một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục tại số 16 phố Lê Thái Tổ. Cổng vào tượng đài Vua Lê Thái Tổ được xây dựng sát lề đường và theo kiểu tam quan – tứ trụ giống với cửa lớn Hoàng Thành Thăng Long. Các hạng mục công trình kiến trúc đều được bố trí rất hài hòa trong một khuôn viên trồng nhiều cây xanh. Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm là kiến trúc chính và lùi sâu vào bên trong, khuất tầm mắt nên không nhiều người biết ở đây còn có một tượng đài của vị vua anh hùng dân tộc gắn liền với truyền thuyết về Hồ Hoàn Kiếm.
Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm nằm trong quần thể công trình kiến trúc tại số 16 Lê Thái Tổ
1.2 Lịch sử hình thành của tượng đài Vua Lê Hồ Gươm
Nơi này là quần thể công trình kiến trúc tưởng niệm vua Lê Thái Tổ do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải xây dựng vào năm 1894 để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua vĩ đại đã chiến thắng giặc ngoại xâm và giành độc lập dân tộc. Thuở ban đầu, các quan nhà Nguyễn tại Hà Nội phụ trách bảo quản và chăm lo hương khói cho khu di tích nhưng dần về sau, nơi đây bị bỏ hoang khi chính phủ Pháp bắt đầu xóa bỏ Nha Kinh lược. Vào tháng 7/1902, một trận bão lớn đã gây hư hại nghiêm trọng cho tượng đài Vua Lê Hồ Gươm. Mãi đến năm 1924, chính quyền mới cho xây thêm hàng rào và cổng sắt để bảo vệ. Tháng 8/1964, quân Mỹ tiến hành ném bom miền Bắc nên tượng đài Vua Lê Hồ Gươm phải đóng cửa tới tận năm 1999 thì lãnh đạo chính quyền địa phương tôn tạo lại di tích và mở cửa cho mọi người tham quan tự do.
Tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ công ơn của Vua Lê Thái Tổ đã chiến thắng giặc ngoại xâm và giành độc lập dân tộc
1.3 Thời điểm lý tưởng để ghé thăm tượng đài Vua Lê Hồ Gươm
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội của nhiều người, tượng đài Vua Lê Hồ Gươm mở cửa tự do nên bạn có thể đến tham quan vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu thấy thuận tiện. Tuy nhiên, địa điểm này nằm trong khuôn viên di tích bao gồm đình Nam Hương nên thời gian lý tưởng nhất là vào các dịp lễ hội lớn tại đây. Hằng năm cứ đến mùa xuân, ở đây vẫn tổ chức lễ vào ngày sinh, ngày hóa của những vị thần và lễ rước kiệu, ngai cùng bài vị của công chúa Hà Duy từ đình Nam Hương sang đền Ngọc Sơn. Đặc biệt, ngày 25 tháng Chạp âm lịch tại đình còn tổ chức Lễ sắp ấn vô cùng đặc sắc nên bạn có thể cân nhắc sắp xếp lịch trình của mình vào thời gian này để có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ nhé.
2 Khám phá di tích tượng đài Vua Lê Hồ Gươm
Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm là một quần thể gồm có ba hạng mục kiến trúc chính, được xây dựng dựa trên bố cục đăng đối theo trục thần đạo và lần lượt từ ngoài vào trong là cổng tam quan, khuôn viên sân vườn, nhà phương đình và tượng đài. Nhà phương đình là một tòa kiến trúc nhỏ được thiết kế mở bốn phía với hai tầng mái và hoạ tiết hình rồng tại các cột trụ và đầu đao, trên đỉnh có trang trí thiên hồ.
Ngay sau nhà phương đình chính là tượng đài Vua Lê Hồ Gươm. Phần trụ của khu tượng đài được đặt trên một nền cao khoảng 0.8m và có bậc tam cấp dẫn lên. Hai bên bậc tam cấp là những bức tượng hổ chầu điêu khắc bằng đá. Tượng đài vua Lê Hồ Gươm nằm ở bên trong cùng với lối kiến trúc theo kiểu trụ của phương Tây ngày xưa (tức là một bức tượng đặt trên đỉnh của trụ đá). Trong đó, phần đế trụ có mặt hình tròn nhiều cấp và thân trụ cũng có mặt hình tròn nhưng thuôn dần lên phía trên cho tới đỉnh trụ là một đế mặt hình vuông đỡ lấy toàn bộ bức tượng. Ở đằng trước trụ là một bàn thờ và lư hương làm bằng đá còn ở phía sau có một tấm bình phong ngăn cách tượng đài Vua Lê Hồ Gươm với đình Nam Hương.
Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm là một trong những tượng đài cổ xưa nhất ở thủ đô Hà Nội. Bức tượng của vua Lê Thái Tổ cao khoảng 1.2m, được đúc bằng đồng, trên đầu đội mũ bình thiên, ở bốn góc treo kim tòng, mặc áo long bào và đeo đai lưng. Tượng đài Vua Lê Hồ Gươm tuy khá nhỏ nhưng từng đường nét đều cực kỳ tinh tế, toát lên thần thái uy nghi, lẫm liệt của một bậc anh minh. Đặc biệt, bức tượng tạc vua Lê đang ở trong tư thế trả thanh gươm quý cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết nổi tiếng về Hồ Hoàn Kiếm. Nơi dựng tượng khi trước từng có đền thờ vua Lê Thái Tổ nhưng trải qua bao biến thiên của lịch sử và sự tàn phá của bom đạn, ngày nay nơi đó đã không còn tồn tại nữa. Ngoài ra, trong khuôn viên khu di tích còn có một đàn bồ câu khoảng vài chục con sinh sống tự do, ngày ngày bay lượn làm cho không gian nơi đây càng trở nên yên bình, thư thái.
Nhà phương đình mở bốn phía với hoạ tiết trang trí hình rồng trên các cột trụ, đầu đao và hình thiên hồ ở trên đỉnh mái
Tìm hiểu thêm: Đến với Sea Castle 2 Hotel để đắm mình vào sự thanh bình tại Đà Nẵng
Tượng đài vua Lê Hồ Gươm nằm phía sau nhà phương đình với phần trụ được đặt trên một cấp nền cao 0.8m, có bậc tam cấp và tượng hổ chầu bằng đá ở hai bên
Tượng Vua Lê Thái Tổ nằm ở trên đỉnh của trụ đá
Bức tượng tạc Vua Lê trong tư thế trả thanh gươm quý cho thần Kim Quy, gắn liền với sự tích Hồ Hoàn Kiếm
>>>>>Xem thêm: Vườn nhãn Vĩnh Tuy – Tọa độ sống ảo đẹp hết nấc giữa lòng thủ đô
Đàn bồ câu trắng trong khuôn viên tượng đài Vua Lê Hồ Gươm
Ngày nay, tượng đài Vua Lê Hồ Gươm đã trở thành di tích lịch sử quan trọng cũng như điểm đến tâm linh đặc sắc của quần thể danh thắng Hồ Hoàn Kiếm. Bạn đừng quên lưu lại vào cẩm nang du lịch để không phải bỏ lỡ địa điểm thú vị này nếu có dịp về thăm thủ đô nhé.