Đền Lảnh Giang nổi tiếng với nét kiến trúc cổ đậm đà bản sắc dân tộc cùng lễ hội văn hóa tâm linh đặc sắc. Cùng Blogdulich.edu.vn điểm qua những nét nổi bật nhất tại đây thông qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Đền Lảnh Giang đậm hào khí địa linh nhân kiệt tại Hà Nam
1 Câu chuyện lịch sử ở đền Lảnh Giang
Địa chỉ: thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, Hà Nam
Đền Lảnh Giang (hay con được người dân địa phương gọi bằng cái tên khác là đền Lảnh) là nơi thờ Tam vị danh thần họ Phạm đời Hùng Vương thứ 18, Quan Lớn Đệ Tam. Bên cạnh đó, điểm đến tâm linh này còn thờ Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử. Ba vị danh thần là ba vị tướng có công đánh giặc Thục, bảo vệ lãnh thổ, đều là con của Bát Hải Long Vương và nàng Quý. Họ không những có công giúp vua Hùng chống quân Thục Phán, mà còn phù trợ vợ chồng Tiên Dung công chúa.
Sau khi đất nước thanh bình, các ngài cũng không ngừng quan tâm, chăm lo sản xuất, giúp người dân có một cuộc sống ngày một no ấm. Tương truyền, sau này Quan Đệ Tam chết trận trong một trận đánh, xác ông bị chém làm đôi và ném xuống sông, phần thân dạc tới thôn Yên Lạc ngày nay được người dân chôn cất và lập đền thờ Lảnh Giang để tưởng nhớ. Đền Lảnh Giang cũng là công trình có quy mô, sự bề thế và uy linh mang đậm nét cổ truyền dân tộc. Ngoài ra đền cũng còn giữ được rất nhiều cổ vật thờ cúng mang đậm giá trị nghệ thuật. Ngày 5/11/1996, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận đền Lảnh Giang là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đền Lảnh Giang thờ Tam vị danh thần họ Phạm, Tiên Dung công chúa và Chử Đồng Tử
Đền tọa lạc tại thôn Yên Lạc Hà Nam ngày nay, nhìn ra sông Hồng
Khuôn viên rộng lớn với nhiều mảng xanh bên trong đền Lảnh Giang
2 Hướng dẫn di chuyển đến đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang nằm sát bên chân đe nối liền với Hà Tây ngày xưa, bên bờ hữu sông Hồng và đối diện tỉnh Hưng Yên, thế nên chúng ta có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Do Hà Nam không có sân bay nên nếu bạn đi từ xa đến có thể mua vé máy bay đi Hà Nội, sau đó lại tiếp tục đi xe bus (số 206) hoặc đi xe khách để đến đền Lảnh Giang. Một số hãng xe khách gợi ý đi khám phá Hà Nam: Phúc Lộc Thọ, Thời Đại, Mận Tịnh, Việt Trung…
Nếu bạn phượt bằng xe máy thì Blogdulich.edu.vn mách bạn hãy tìm đường trên Google Maps chạy thẳng đến thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, sau đó tiếp tục di chuyển thêm 8km nữa theo hướng QL38 đêt đến thị trấn Hòa Mạc. Từ đây chúng ta chỉ cần chạy thêm khoảng 3, 4km nữa là sẽ đến cầu Yên Lệnh. Tới cầu bạn rẽ trái và chạy men theo đường nằm ngay sát đê sông Hồng là đến đền Lảnh Giang.
3 Khám phá những nét đặc sắc ở đền
3.1 Vẻ đẹp kiến trúc của đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang có quy mô khá lớn cùng phong cách kiến trúc mang đậm nét cổ truyền của dân tộc. Tổng thể kiến trúc là 3 tòa nhà với 14 gian lớn nhỏ theo kiểu chữ Công. Đền nằm trong khuôn viên khoảng 3.000m2, tuy không có đồi núi nhưng có màu xanh của cây trái xung quanh như rừng nhãn, đầm sen, bến nước… mang đậm hào khí của một miền đất địa linh nhân kiện dân tộc. Hai bên đền là nhà khách, mặt bằng nội công ngoại quốc. Tòa Trung đường gây ấn tượng với khách tham quan gần xa bởi kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.
Sự khéo léo của các nghệ nhân xây dựng ngày xưa cũng được thể hiện rõ thông qua những đường nét đục, gọt, tỉa, chạm khắc tạo nên những đường chạm khắc theo đề tài tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) cổ kính trang nghiêm và thanh thoát linh động. Cửa đền nhìn ra hướng sông Nhị Hà (sông Hồng), phía tây là khung cảnh đồng lúa lảng bảng trong làn khói lam chiều, phía bắc có đền thờ công chúa Ngọc Hoa em gái Tiên Dung, phía nam giáp làng Nha Xá và đình thờ Trần Khánh Dư.
Hiện vẫn chưa có tài liệu khẳng định chắc chắn đền được xây vào lúc nào, nhưng căn cứ vào chữ Hán được khắc trên cây nóc của tòa đệ nhị thì đền được trùng tu lần cuối vào niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1944). Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng nhiều lần tu sửa, đến nay đền Lảnh Giang vẫn giữ được độ uy nghi bề thế ấn tượng.
Kiến trúc mang đậm nét cổ điển tại đền Lảnh Giang
Diện tích khuôn viên đền rộng khoảng 3.000m2
Hồ trong khuôn viên đền hiện đang nuôi dưỡng rất nhiều cá
Tìm hiểu thêm: Bánh mì Madam Khánh Hội An – Trải nghiệm bánh mì ngon nhất thế giới
Đồi Vạn Tuế vừa được xây xong phía hậu cung đền Lảnh Giang
Vẻ đẹp lung linh của đền trong màn đêm
Ban thờ bề thế cùng những chi tiết chạm trổ chi tiết ở đền Lảnh Giang
Đặc biệt, trong quần thể di tích đền Lảnh Giang còn có đền Cửa Sông (hay đền Cờ) nằm cách đền Lảnh Giang chỉ khoảng 50m về hướng đông. Đây cũng là một ngôi đền có kiến trúc đồ sộ theo kiểu chồng diêm mái cong, lợp ngói nam, mặt tiền giáp sông Hồng với cảnh quan sóng nước thơ mộng và dạt dào.
Về phía tây qua đê cách đền Lảnh Giang không quá xa là đền thờ vua Lê. Theo sắc phong còn được lưu giữ tại đền, đây là nơi thờ Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế, được nhân dân lập nên do vua lê đã vi hành đến đây kiểm tra quan lại địa phương khi thi hành luật lệ của triều đình. Tại đền vua Lê hiện vẫn còn nhiều địa danh đặc sắc như: vườn vua, sân chơi, khu mâm xôi đắp rồng chầu phượng múa, khu dinh ngự… chứng minh câu chuyện vi hành của nhà vua ngày xưa.
3.2 Lễ hội đền Lảnh Giang nổi tiếng của Hà Nam
Lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức hằng năm với hai kỳ lễ lớn. Kỳ lễ đầu tiên được tổ chức vào 18 – 25/6 Âm lịch, kỳ thứ hai từ 18 – 25/8 Âm lịch. Đây là dịp để ghi nhớ công ơn của ba vị danh thần đã phò tá vua Hùng dẹp giặc ngoại xâm và tri ân công lao của vợ chồng Chử Đồng Tử – Tiên Dung.
Sau một thời gian dài gián đoạn, năm 1996 đền Lảnh Giang được chính thức công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia nên tỉnh Hà Nam đã chính thức tổ chức lại lễ hội. Ngày nay, lễ hội tháng 6 là lễ hội chính còn lễ hội tháng 8 người dân chỉ làm lễ dâng hương, tế tạ.
Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ hội đền Lảnh Giang, từ vài tháng trước đó người dân thôn Yên Lạc và nhân dân xã Mộc Nam đã chuẩn bị mọi thứ kỹ lưỡng. Thủ nhang đền và các vị cao niên của thôn Yên Nhạc sẽ là người bầu ra người thực hành nghi lễ. Bên cạnh nghi thức tế lễ, người dân tham gia lễ hội đền Lảnh Giang còn được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như: đi cầu khỉ, bắt vịt dưới ao, đẩy gậy…
Cuối tháng 6 (ngày 24) cũng là chính tiệc của Quan lớn Đệ Tam, từ sáng sớm thủ nhang đền sẽ tổ chức diễn xướng hầu thánh (hầu đồng) đón tiệc. Lễ hội đền Lảnh Giang cũng là dịp đặc biệt để hát văn trong không gian văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng thờ Mẫu linh thiêng. Đây cũng là một hình thức bảo tồn văn hóa hầu đồng qua bao đời, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của dân tộc.
Lễ hội tái hiện các lớp trầm tích văn hóa, kế thừa và phát huy giá trị tín ngưỡng của cư dân ở hạ châu thổ sông Hồng suốt nghìn năm lịch sử. Nét đẹp văn hóa sinh hoạt ấy cũng phản ánh được những trang sử từ thời vua Hùng dựng nước, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tâm linh của nhân dây và gửi gắm mong mỏi vào tương lai. Nhờ những giá trị văn hóa tiêu biểu ấy mà lễ hội đền Lảnh Giang đã được công nhận bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.
Lễ hội đền Lảnh Giang thu hút đông đảo quan khách ghé thăm hằng năm
Nghệ sĩ nhân dân Phạm Hải Hậu là Thủ nhang đền Lảnh Giang
>>>>>Xem thêm: Tiệm cà phê Bình Minh Ơi, chốn thiên đường săn mây cực chill
Màn diễn xướng hầu thánh trong Lễ hội đền Lảnh Giang
Hy vọng những kinh nghiệm du lịch đền Lảnh Giang trên đây sẽ giúp các bạn đọc có được những hình dung cụ thể trước khi lên kế hoạch tham quan. Ghé thăm đền chúng ta không những được hiểu thêm về các giá trị lịch sử – văn hóa mà còn có cơ hội đắm chìm trong không gian tâm linh đậm màu dân cư vùng hạ châu thổ sông Hồng bao đời nay.