Hành hương Núi Cấm là một trong những trải nghiệm cực kỳ thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch An Giang. Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ giữa mây trời cùng nhiều điểm đến tâm linh đặc sắc, mỗi năm nơi đây đều thu hút đông đảo các tín đồ đam mê xê dịch trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Bạn đang đọc: Hành hương Núi Cấm, tìm về nơi linh thiêng và kỳ bí ở vùng Nam Bộ
1 Giới điệu đôi nét về Núi Cấm
1.1 Núi Cấm nằm ở đâu?
Núi Cấm còn được biết đến với tên gọi khác là Núi Ông Cấm hay Thiên Cấm Sơn, tọa lạc tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km. Núi Cấm là một trong những khu du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang với độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển và nằm trong khu vực Thất Sơn – Bảy Núi. Đặc biệt, nơi đây cũng là ngọn núi cao nhất dãy Thất Sơn và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngay từ thời xa xưa, Núi Cấm đã được xem như một ngọn núi linh thiêng bậc nhất tỉnh An Giang với nhiều câu chuyện, truyền thuyết ly kỳ mang màu sắc huyền thoại. Một số truyền thuyết lịch sử cho rằng, vào lúc Chúa Nguyễn Ánh bị nghĩa quân Tây Sơn truy bắt đã trốn ở trong Núi Cấm. Các quan đại thần vì lý do này đã tung tin đồn là trên núi có thú dữ và yêu quái để ngăn cấm người dân đến đây khiến tung tích của Chúa bị bại lộ. Có lẽ đó cũng chính là nguồn gốc của tên gọi Núi Cấm ngày nay.
Tọa lạc tại khu vực Thất Sơn, Núi Cấm mang trong mình những truyền thuyết đầy bí ẩn
1.2 Thời điểm lý tưởng để hành hương Núi Cấm
Theo kinh nghiệm của người dân bản xứ, bạn có thể hành hương Núi Cấm vào bất kỳ thời gian nào trong năm nếu thấy thuận tiện. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tham gia các lễ hội lớn thì nên đến đây vào khoảng tháng 4 và tháng 8 hằng năm. Bởi vì lúc này là thời điểm diễn ra lễ hội đua bò và lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – Hai ngày hội đặc sắc nhất của vùng đất An Giang. Blogdulich.edu.vn lưu ý là bạn nên xem kỹ dự báo thời tiết và mang theo áo mưa hoặc dù vì hai tháng này thường hay có mưa lớn. Còn nếu như bạn muốn chiêm ngưỡng toàn cảnh An Giang mùa nước nổi từ trên đỉnh Núi Cấm thì nên đi vào tháng 10 là phù hợp nhất.
1.3 Một số lưu ý khi hành hương Núi Cấm
– Nên mặc những bộ quần áo thoải mái, rộng rãi, dễ vận động và mang giày thể thao chuyên dụng để thuận tiện hơn cho việc leo núi. Đặc biệt bạn hãy đảm bảo mặc trang phục lịch sự khi đi chùa nhé!
– Tuân thủ các quy định khi hành hương Núi Cấm và tránh phạm phải những điều tối kỵ khi viếng thăm chùa.
– Dọc đường hành hương Núi Cấm có rất nhiều hàng quán bán nước nên bạn không cần mang theo quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến việc di chuyển.
– Chú ý đem theo tiền mặt để có thể chi tiêu nhanh chóng và mua sắm dễ dàng.
– Nên chọn thời điểm tham quan thích hợp, tránh những ngày thời tiết xấu vì sẽ khá nguy hiểm, bất tiện do đường trơn trượt và núi có thể sạt lở.
Bạn có thể hành hương Núi Cấm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm
2 Hướng dẫn đường đi đến Núi Cấm
Theo hướng dẫn đường đi Núi Cấm, nếu như bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đến bến xe miền Tây để đón xe khách tới tỉnh An Giang. Khi đã đến An Giang, bạn có thể tham khảo hai tuyến đường sau:
– Từ trung tâm thành phố Long Xuyên: Bạn di chuyển dọc theo cung đường Quốc lộ 19 đến Khu Công Nghiệp Bình Hòa thì rẽ trái và đi tiếp tới tỉnh lộ 94. Sau đó, bạn tiếp tục di chuyển tới tỉnh lộ 948 thuộc khu vực Tri Tôn rồi rẽ phải đến xã An Hảo, Tại đây sẽ có bảng chỉ dẫn bạn đến với điểm hành hương Núi Cấm.
– Từ thành phố Châu Đốc : Bạn men theo Quốc lộ 91 đến khu vực chợ Nhà Bàng thì rẽ trái vào tỉnh lộ 948. Tiếp đến bạn chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn tới khu du lịch Núi Cấm.
3 Tất tần tật những nét đặc sắc khi hành hương Núi Cấm
3.1 Khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ
Khi hành hương Núi Cấm, bạn sẽ được thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp như một kiệt tác của tạo hóa. Ở hai bên đường lên núi, các vách đá dựng đứng nâng dòng thác đổ từ trên cao xuống những phiến đá xếp chồng lên nhau làm bọt nước trắng xoá bắn tung tóe. Bạn sẽ nghe được âm thanh thác đổ vang vọng trong gió núi An Giang lúc xa lúc gần, nhìn thấy những khối nhũ đá lâu năm ở động Thuỷ Liêm với đủ mọi hình thù kỳ lạ làm cho người xem thoả sức tưởng tượng và chứng kiến những con đường chạy dài xuyên qua cánh đồng xanh thẳm. Thiên nhiên như dành tất cả sự ưu ái cho ngọn núi này vì nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm và được bao bọc bởi rừng cây bạt ngàn xen lẫn vô vàn loài hoa rực rỡ như chốn tiên cảnh vậy.
Nếu hành hương Núi Cấm vào sáng sớm, bạn có thể bắt gặp những làn sương mờ lãng đãng giăng khắp lối. Đến lúc mặt trời chạm đỉnh, ánh nắng cũng không hề gắt mà rất dịu dàng chiếu xuyên qua tán lá. Khi chiều hoàng hôn dần buông, không gian Núi Cấm lại chuyển mình với sự bao phủ của sắc hồng lãng mạn và từng đám mây trôi lững lờ. Có thể nói, cảnh quan Núi Cấm vào bất cứ thời gian nào trong ngày cũng vô cùng thơ mộng và huyền ảo, dễ dàng chiếm trọn cảm tình của những ai dừng chân tại đây.
Cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh vẽ tại Núi Cấm
Sương trắng lãng đãng đầy thơ mộng vào lúc tinh mơ
3.2 Các điểm tham quan không nên bỏ lỡ khi hành hương Núi Cấm
Vồ Bồ Hong
Trong số các đỉnh của Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) thì Vồ Bồ Hong là đỉnh cao nhất (khoảng 716 mét so với mực nước biển). Cũng chính vì thế mà Núi Cấm được xem là nóc nhà của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Người dân địa phương kể rằng tên của đỉnh núi này được đặt theo một loài côn trùng là Bồ Hong sinh sống rất nhiều tại đây. Vồ Bồ Hong nổi tiếng với bức tượng Ngọc Hoàng linh thiêng thu hút đông đảo người hành hương Núi Cấm đến tham quan và chiêm bái hằng năm.
Hồ Thuỷ Liêm
Hồ Thuỷ Liêm nằm trên Núi Cấm với diện tích lên đến 60.000 mét vuông và có sức chứa khoảng 300.000 mét khối nước. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên thơ mộng mà còn là địa điểm để mọi người thả cá phóng sinh. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng lối kiến trúc ấn tượng của tòa Bảo tháp Xá lợi Phật ở hồ Thủy Liêm.
Chùa Vạn Linh
Chùa Vạn Linh Núi Cấm tọa lạc ở độ cao 550 mét, phía trước là hồ Thủy Liêm và xung quanh được bao phủ bởi rừng cây xanh mướt bạt ngàn. Chùa được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền của phương Đông với ba ngọn tháp trang nghiêm đặt ở ba vị trí khác nhau phía trước tiền đường. Tháp Quan Âm được đặt ở chính giữa, tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang nằm bên phải và tháp chuông thì ở bên trái nơi có quả đại Hồng chung nặng 1.2 tấn.
Chùa Phật Lớn
Khi hành hương Núi Cấm, bạn sẽ đến với Chùa Phật Lớn nức tiếng gần xa. Ngôi chùa này được xây dựng năm 1912 trên một khoảng đất trống gần đỉnh núi. Bên trong chùa thờ một tượng Phật rất lớn, cao gần 2 mét nên mới có tên là Chùa Phật Lớn. Công trình đặc sắc nhất của chùa chính là Tượng Phật Di Lặc nằm trên đỉnh núi Cấm. Bức tượng có khối lượng lên tới 600 tấn nên đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận là tượng Phật Di Lặc lớn nhất nước ta.
Khu du lịch Lâm Viên
Điểm đến cuối cùng mà bạn không nên bỏ qua là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm ở phía Đông chân núi với diện tích khoảng 100 hecta. Tại đây có rất nhiều dịch vụ đáp ứng đa dạng các nhu cầu vui chơi, giải trí và ăn uống của mọi người, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn vô số những trải nghiệm thú vị khi hành hương Núi Cấm.
Tìm hiểu thêm: Mùa hoa sữa Đà Nẵng, hương thơm ngào ngạt đắm say lòng người
Khung cảnh thơ mộng tại Hồ Thuỷ Liêm nơi khách hành hương thả cá phóng sinh
Chùa Vạn Linh uy nghi nằm giữa rừng cây bạt ngàn
Chùa Phật Lớn nổi tiếng với tượng Phật Di Lặc khổng lồ trên đỉnh Núi Cấm
>>>>>Xem thêm: Bee Homestay Phu Yen xinh xắn giữa lòng thành phố biển
Khu du lịch sinh thái Lâm Viên – Địa điểm vui chơi, giải trí cực thú vị
Trên đây là tất tần tật những nét đặc sắc khi hành hương Núi Cấm mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn bật mí cho bạn. Nếu bạn có dịp đến với An Giang thì hãy cùng hội “cạ cứng” của mình thực hiện ngay chuyến hành trình khám phá đầy thú vị này để trải nghiệm toàn bộ vẻ đẹp vùng sông nước nhé!