Tung lò mò ( Lạp xưởng bò) là một đặc sản nổi tiếng vùng An Giang ghi đậm dấu ấn trong lòng của khách thập phương. Đây là món đặc sản của người Chăm sinh sống tại đây. Hãy theo chân chúng mình đi du lịch An Giang để thưởng thức đặc sản có hương vị đặc trưng này nhé!
Bạn đang đọc: Tung lò mò (Lạp xưởng bò), thử ngay món ăn đặc sản người Chăm
1 Tung lò mò (Lạp xưởng bò) có gì thú vị?
Nhắc đến vùng đất Bảy Núi đại ngàn sông nước thì chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ nhớ về những địa danh, thắng cảnh nức tiếng trên bản đồ du lịch miền Tây sông nước như Chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai), Trại Cá Sấu Long Xuyên, Cù lao Phú Tân, Vàm Nao mùa nước nổi… Tuy nhiên, An Giang còn là vùng đất nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng. Có thể nói, văn hóa ẩm thực của vùng đất Bảy Núi luôn ghi lại một dấu ấn đặc biệt với thực khách thập phương. Nhiều món ăn đặc sản trứ danh ở đây được mọi người yêu thích như: lẩu cá linh bông điên điển An Giang, tung lò mò, chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt, cơm tấm Long Xuyên, cá lóc nướng trui, bánh bò rễ tre…
Trong đó, Tung lò mò (Lạp xưởng bò) là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc, An Giang. Đặc sản lạp xưởng bò được mọi người truyền tai nhau bởi hương vị đặc trưng của nó. Hơn nữa, tung lò mò (Lạp xưởng bò) hầu như chỉ xuất hiện ở Châu Đốc, tỉnh lỵ của An Giang.
Chắc có lẽ vì món ăn dân dã xuất phát từ đồng bào dân tộc Chăm nên đa phần mọi người hay gọi nó là tung lò mò thay vì lạp xưởng bò. Thực chất cái tên tung lò mò bắt nguồn từ cái tên “tung laomaow” nhưng được người Việt đọc chệch ra. Theo tiếng Chăm thì “tung” có nghĩa là ruột, còn “laomaow” có nghĩa là con bò. Do đó, khi dịch ra tiếng Việt “tung laomaow” sẽ là lạp xưởng bò. Một cái tên độc đáo và vô cùng ấn tượng giống như hương vị đặc biệt của nó.
Tung lò mò (Lạp xưởng bò) là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc, An Giang
2 Quy trình chế biến tung lò mò (Lạp xưởng bò)
2.1 Cách làm sạch nguyên liệu thịt bò theo người Chăm
Tung lò mò (Lạp xưởng bò) của người Chăm được làm từ nhiều thành phần của thịt bò, trong đó ruột bò là thành phần nguyên liệu chính thức giữ vai trò quan trọng. Người chế biến sẽ sử dụng ruột bò để bao bọc bên ngoài. Ruột bò sau khi được chọn sẽ được lộn sang bên trái, cạo và rửa với nước muối thật sạch. Theo cách của người Chăm, sau khi rửa nước muối cho sạch, họ còn lộn lại một lần một lần nữa để rửa cho thật kỹ. Làm như vậy, ruột bò mới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người ăn.
Ngoài ra, để khử mùi của nguyên liệu thịt bò, người chế biến thường sử dụng rượu và gừng. Đây là hai nguyên liệu có sẵn mà bất cứ ai cũng đều có thể dùng khử mùi thịt bò. Nồng độ cồn của rượu dùng để sơ chế thịt bò giảm bớt mùi tanh và làm thịt mềm hơn. Không những thế, theo kinh nghiệm ăn uống của đồng bào dân tộc Chăm, rượu còn có thể giúp thịt bò dậy mùi hơn. Ngoài rượu ra, gừng là phương pháp đơn giản được người Chăm sử dụng để khử mùi thịt bò. Chính vị thơm của gừng sẽ giúp thịt bò loại bỏ mùi hôi khó chịu trong quá trình chế biến.
Tìm hiểu thêm: Lượn lờ Quán cậu Ba Le ăn sập món nướng thơm ngon bá cháy
Tung lò mò (Lạp xưởng bò) của người Chăm được làm từ nhiều thành phần của thịt bò, trong đó ruột bò là thành phần nguyên liệu chính thức giữ vai trò quan trọng
2.2 Chế biến tung lò mò (Lạp xưởng bò)
Sau khi sơ chế các nguyên liệu, người dân mới bắt đầu chế biến phần nhân bên trong của tung lò mò (Lạp xưởng bò). Thịt bò của phần nhân được trộn với thịt mỡ rồi băm nhuyễn. Đối với người Chăm, họ thường sử dụng phần thịt bò ngon như đùi, bắp hoặc thịt nạc lóc từ xương để món ăn được hoàn hảo nhất. Đây là một trong những kinh nghiệm quý báu khi họ chuẩn bị cho món tung lò mò. Quá trình khử mùi giữ vai trò quan trọng nhất, vì đó là một trong những bước quan trọng để quyết định hương vị của món ăn.
Trong giai đoạn băm nhuyễn, tung lò mò (Lạp xưởng bò) được loại bỏ hết gân và bầy nhầy. Trước đây, người dân thường băm thịt bò bằng thủ công. Tuy nhiên, máy móc ngày càng phát triển nên người chế biến dùng máy để băm. Như vậy, vừa có thể tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo chất lượng món ăn.
Dựa vào lời của một cô bán tung lò mò (Lạp xưởng bò) ở ngoài chợ kể lại, món ăn này phải đảm bảo tỷ lệ thịt và mỡ theo tỷ lệ 2:1. Điều này có nghĩa là trong một ký lạp xưởng bò được chế biến, thịt bò chiếm 2 phần, mỡ chiếm 1 phần. Bên cạnh đó, mỡ được dùng trong món tung lò mò nhất định phải là loại mỡ sa, mỡ chảy vừa mỏng vừa không nặng mùi.
Sau khi thịt bò và mỡ được băm nhuyễn, người nấu đem hỗn hợp đi ướp gia vị. Ngoài tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội thì tung lò mò (Lạp xưởng bò) còn phải thêm một vài nguyên liệu truyền thống của dân tộc Chăm. Theo cảm nhận của Blogdulich.edu.vn, nếu món ăn loại bỏ đi thành phần nguyên liệu bí truyền này món tung lò mò không còn điểm thú vị và ấn tượng nữa.
Kết thúc quy trình sơ chế và các nguyên liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng, tất cả hỗn hợp trên sẽ được nén vào ruột bò đã rửa sạch ở trên. Ruột bò sẽ được cắt thành từng khúc dài khoảng chừng 3 đốt ngón tay. Sau khi bỏ nhân vào ruột bò, người chế biến sẽ dùng một sợi dây để quấn khúc lạp xưởng bò rồi đem đi phơi. Họ thường phơi tung lò mò khoảng 3 nắng, như vậy món ăn mới vừa đạt chuẩn yêu cầu.
>>>>>Xem thêm: Làng chiếu Định Yên, làng nghề dệt chiếu “vang bóng một thời”
Khi tận mắt chứng kiến người dân ở đây nướng lạp xưởng bò, hình ảnh căng cứng của từng khúc tung lò mò và lớp mỡ bóng bẩy chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú, ấn tượng
2.3 Thưởng thức tung lò mò (Lạp xưởng bò)
Theo truyền thống của người Chăm, họ thường tung lò mò (lạp xưởng bò) bằng cách nướng hoặc hấp. Sau khi phơi nắng xong, người ta thường cắt khoanh nhỏ để lên vỉ rồi nướng trên bếp than hồng. Nếu ai đã từng du lịch đến An Giang và tận mắt chứng kiến người dân ở đây nướng lạp xưởng bò, hình ảnh căng cứng của món ăn chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy thú vị. Không những thế, khi từng miếng tung lò mò được nướng trên lửa thì ruột bò bên ngoài còn rịn ra một lớp mỡ bóng và ướt cực kỳ độc đáo. Hương vị thơm ngất ngây của tùng lò mò khi được nướng thơm ngất và cực kỳ gây kích thích vị giác. Khác với khi hấp hay chiên, lạp xưởng bò nướng khiến mùi thơm của món ăn được gia tăng rất nhiều lần. Bên ngoài món ăn giòn dai nhưng phần nhân bên trong lại vô cùng mềm mại.
Để thưởng thức món ăn độc đáo này một cách trọn vẹn nhất, bạn nên ăn lúc lạp xưởng còn nóng trên bếp lửa hồng. Như vậy, bao nhiêu hương vị đặc trưng của người Chăm sẽ thể hiện đặc sắc, đậm đà hơn. Theo kinh nghiệm ăn uống của nhiều bạn trẻ đã từng thưởng thức tùng lò mò ở An Giang cho biết, nếu ăn kèm với rau húng quế, đu đủ ngâm chua ngọt, ngò gai và nước tương thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Khi thưởng thức lạp xưởng, bạn có thể cảm nhận được hương thơm béo ngậy của nước dừa, thịt bò bùi và một chút vị cay cay của các loại gia vị hòa quyện với nhau. Với cách ăn mà Blogdulich.edu.vn đã giới thiệu ở trên, Tung lò mò (Lạp xưởng bò) trở thành một trong những món đặc sản không thể nhầm lẫn hương vị đối với vùng miền khác.
Khám phá đặc sản tung lò mò (Lạp xưởng bò) của người Chăm cùng anh chàng Khoai Lang Thang. Video: @Khoai Lang Thang
Ngoài bánh tằm bì Tân Châu An Giang, tung lò mò (Lạp xưởng bò) xứng đáng nằm trong danh sách những món ăn đặc sản ở vùng đất Bảy Núi này. Hi vọng với những chia sẻ thú vị từ chuyên mục cẩm nang du lịch của Blogdulich.edu.vn, bạn sẽ yêu thích món ăn này nhiều hơn nếu có dịp được thưởng thức.