Độc đáo Lễ Thu tế – Lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Huế

Lễ Thu tế là một trong những hoạt động tâm linh được tổ chức hàng năm tại các làng xung quanh tỉnh Thừa Thiên – Huế, nổi tiếng nhất là lễ Thu tế làng Chuồn, làng Thanh Thủy Chánh, làng Dương Nỗ, làng Kế Môn,… nhằm ghi nhớ những bậc tiền hiền, hậu hiền trong lịch sử.

Bạn đang đọc: Độc đáo Lễ Thu tế – Lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Huế

Ý nghĩa của Lễ Thu tế tại Huế

Lễ Thu tế là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm, diễn ra vào tháng 7 âm lịch của các làng quê Việt Nam nói chung, làng quê tại tỉnh Thừa Thiên – Huế nói riêng. Tại Huế, lễ hội này gần như vẫn còn được giữ nguyên vẹn các lễ nghi, bao gồm: lễ Túc Yết, lễ cúng cô hồn, lễ Chánh tế và lễ Bái – lễ Tất.

Độc đáo Lễ Thu tế – Lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Huế

Lễ Thu tế được tổ chức với nhiều cách khác nhau tại các thôn làng nhưng vẫn tuân theo các nghi lễ truyền thống

Lễ Túc Yết: Túc nghĩa là Đêm, Yết nghĩa là Ra Mắt. Túc Yết là ‘Lễ hương chức làng dâng lễ ra mắt các vị Thần, được tiến hành vào buổi chiều hoặc về đêm. Tuy nhiên hiện nay một số đình miếu chọn tổ chức lễ Túc Yết vào buổi sáng bởi lý do an ninh và để chào đón nhiều du khách hơn. Theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam thì khi sắp đến giờ hành lễ, các thành viên của Ban tế tự mặc áo thụng xanh, khăn đóng, mang giày đứng sắp hàng hai bên võ ca cùng với ban nhạc lễ, các lễ sinh và đào thài (đào chuyên hát chúc tụng) trong tư thế sẵn sàng. Rồi một lễ sinh bắt đầu xướng các nghi thức và các hương chức được phân công tuần tự thực hiện những nghi thức thuộc lễ Túc Yết. Bắt đầu vào lễ, ông Chánh tế đến dâng hương trước bàn thờ, rồi lần lượt các thành viên trong Ban quản trị thay nhau vào lễ. Kế đến là phần “Khởi chinh cổ”, sau khi đánh ba hồi trống và ba hồi chiêng mõ. Ban nhạc lễ với các nhạc cụ dân tộc bắt đầu trỗi lên, lễ dâng hương, chuốc tửu, tiệm trà bắt đầu… Sau cùng, bản văn tế (văn chúc) được mang đến trước bàn thờ. Người được cử quỳ xuống “đọc văn”, trong khi ban nhạc lễ trỗi nhạc phụ họa. Dứt bài văn tế, ông Chánh tế đốt bản văn này và một ít giấy tiền vàng bạc, phần nghi thức lễ túc yết coi như đã xong.

Lễ cúng cô hồn: Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh có bắt nguồn từ Trung Quốc và hiện nay khá phổ biến tại các vùng miền ở Việt Nam. Cúng cô hồn là thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường thì vào tháng 7 âm lịch, trong lịch Lễ Vu Lan (Phật Giáo). Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời. Vì lễ Thu tế được tổ chức vào tháng 7 âm lịch, cũng là tháng Vu Lan nên lễ cúng cô hồn cũng là một phần trong lễ Thu tế.

Lễ Chánh tế: Lễ Chánh tế còn gọi là Đoàn cả hoăc Đàn cả, thường được diễn ra vào giờ Tý bắt nguồn từ quan niệm dịch lý: đây là giờ “âm lão, dương khởi”, tức là mọi điều tốt lành bắt đầu nảy sinh. Việc hành lễ tương tự như lễ Túc Yết. Đoàn Cả là sự tề tựu đông đủ dân làng và khách thiện tín để tế lễ Thần. Đoàn Cả là diên tế chính trong dịp lễ Thu tế tại các đình làng cũng như trong lễ giỗ của các miếu thờ Thần.

Lễ Bái: Lễ bái là một đạo nghĩa nhằm tiêu biểu cho ý chí tôn kính, để tỏ lòng tri ân và báo ân ngõ hầu trở thành những con người hữu ích trong xã hội, để làm tròn bổn phận của con cháu tông môn và để xứng đáng là đệ tử các bậc Thánh đức. Lễ bái còn là một phương pháp tu để diệt trừ lòng ngã mạn cống cao, diệt trừ những phiền não, nghiệp chướng. Lễ bái là một nghi thức tín ngưỡng thường thấy ở một số tín ngưỡng tôn giáo phương Đông, biểu thị sự phục tùng, tôn kính tuyệt đối với các uy lực siêu nhiên, đấng thần linh mà con người tôn thờ. Đây cũng là phương pháp tu để diệt trừ sự cống cao, ngã mạn – bản chất con người chúng ta lúc nào cũng luôn tự cao tự đắc, vênh váo nghênh ngang, xem “cái tôi” của mình là trung tâm vũ trụ. Đó là tánh xấu khiến mọi người chán, xa lánh làm tiêu mòn công đức.

Một số địa điểm tổ chức Lễ Thu tế tại Huế

2.1 Lễ Thu tế Làng Chuồn

Nói về Lễ Thu tế hoành tráng tại Huế thì chắc chắn không thể không nhắc đến Lễ Thu tế Làng Chuồn. Làng An Truyền còn gọi là Làng Chuồn, cách thành phố Huế 10km từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, thu hút các tay máy tới “săn” những khoảnh khắc độc đáo của thiên nhiên và con người. Ngoài vẻ đẹp khiến người ta phải sững lại vì sự ưu ái của thiên nhiên cho đầm đầy tôm cá, đến với An Truyền, ta còn được khám phá cả những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của vùng đất miền Trung.

cách thành phố Huế 10km từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp yên bình, thu hút các tay máy tới “săn” những khoảnh khắc độc đáo của thiên nhiên và con người. Ngoài vẻ đẹp khiến người ta phải sững lại vì sự ưu ái của thiên nhiên cho đầm đầy tôm cá, đến với An Truyền, ta còn được khám phá cả những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của vùng đất miền Trung.

Lễ Thu tế của làng gồm 3 ngày: 15, 16 và 17/7 âm lịch. Ngày 17/7 là ngày chính tế. Ngày 15/7 làm lễ trần thiết và cúng rằm, sáng sớm 16/7 làm lễ rước cung nghinh các bài vị Thành Hoàng về Tổ Ðình, sau đó là lễ an vị kế hành túc yết. Ngày 17/7, đúng 2 giờ sáng làm lễ Chánh Tế; 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc. Hàng năm các nghi lễ ấy vẫn được dân làng tiến hành một cách trang trọng và nghiêm túc.

Tìm hiểu thêm: Đầm Môn Nha Trang – Khám phá bán đảo hoang sơ nằm giữa biển khơi

Độc đáo Lễ Thu tế – Lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Huế

Lễ Thu tế nằm trong khuôn khổ lễ hội Làng Chuồn được tổ chức hoành tráng, thu hút đông đảo dân làng và du khách đến tham gia

2.2 Lễ Thu tế làng Dương Nỗ

Lễ Thu tế làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, mỗi năm tổ chức một lần vào tháng 7 âm lịch, gồm hai ngày, ngày đầu gọi là lễ cáo yết, ngày thứ hai là lễ Chánh tế, Ngày cụ thể do làng coi xấu, tốt, nhưng trước ngày rằm tháng 7 âm lịch, tại diễn trường trung tâm là đình làng Dương Nỗ.

Ngày cáo yết: Suốt cả hai ngày dân làng dự lễ hội làng Dương Nỗ với quốc phục. Suốt sáng này, dân làng được phân công cùng ban nghinh lễ (cổ nhạc bát âm) cung nghinh các thần ở các am. Đền và nhà thờ về đình để làm lễ cáo yết. Lễ hội làng Dương Nỗ có phần cung nghinh theo thứ tự: am Cao Các, am ngài Phi Vân, am Thành hoàng, đình Tây Thượng, am các phường (gồm phường Nam, phường Cồn, phường Tây, phường Đông), am Quận Tượng, nhà thờ 7 họ. 

Ngày chánh tế: Lễ chánh tế bắt đầu từ 2 giờ sáng, nghi thức theo nghi lễ Khổng giáo. Vị chủ tế là người cao niên, có uy tín trong làng. Lễ tất vào lúc 6 giờ sáng. Sau đó lễ tống thần (đưa về nơi thờ cũ, chỉ lễ tại chỗ).

Lễ Thu tế ở làng Dương Nỗ thể hiện tinh thần trọng tổ tiên của quần chúng nhân dân. Làng không tổ chức vui chơi có lẽ cũng do muốn bảo trì nghiêm túc tinh thần kính trọng đó

2.3 Lễ Thu tế làng Thanh Thủy Chánh, làng Kế Môn

Ngoài làng An Truyền và làng Dương Nỗ, lễ Thu tế còn được tổ chức tại các thôn làng rải rác trong tỉnh Thừa Thiên – Huế như làng Thanh Thủy Chánh, làng Kế Môn,…

Làng Thanh Thủy Chánh: Đình Thanh Thủy Chánh là di tích lịch sử cấp tỉnh, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, là nơi thờ các vị khai canh, khai khẩn có công với làng; nơi tổ chức các họat động văn hóa, lễ hội cộng đồng, tín ngưỡng, tế lễ; nơi ghi dấu nhiều sự kiện đấu tranh cách mạng của quê hương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trải qua thời gian, đình Thanh Thủy Chánh vẫn giữ được kiến trúc độc đáo, mang phong cách nhà rường truyền thống xứ Huế. Vì vậy lễ Thu tế tại làng Thanh Thủy Chánh cug4 nổi tiếng không kém và du khách có thể thử tham gia một lần để thấy được các nghi lễ thờ Thần của dân tộc ta.

Làng Kế Môn: Lễ Thu tế tại làng Kế Môn còn kết hợp với lễ mừng thọ và trao học bổng khuyến học cho học sinh, sinh viên.

Độc đáo Lễ Thu tế – Lễ hội quan trọng nhất trong năm tại Huế

>>>>>Xem thêm: Lễ hội Đình Thần Dương Đông – Lễ Hội Tín Ngưỡng Của Người Dân Địa Phương Phú Quốc

Lễ Thu tế tại làng Kế Môn

Lễ Thu tế là một nét đẹp văn hoá và có ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn với người dân Huế. Khi dẫn các đoàn khách đến với tham quan Cố đô vào dịp tháng 07 âm lịch, hầu hết các công ty du lịch uy tín đều dành thời gian để giới thiệu về lễ hội này, cũng như tạo điều kiện để du khách có dịp trải nghiệm không khí lễ hội ấn tượng của miền đất này. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *