Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Đình Tiên Thuỷ là điểm tham quan lý tưởng với những bạn muốn tìm hiểu về văn hóa, kiến trúc truyền thống. Đây cũng là một trong 5 ngôi đình của xứ dừa được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Vì vậy, nếu có dịp du lịch Bến Tre thì bạn đừng bỏ qua điểm đến này nhé.

Bạn đang đọc: Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Giới thiệu về Đình Tiên Thuỷ

1.1 Đình Tiên Thuỷ ở đâu?

Vị trí: Ấp Khánh Hội Đông, Xã Tiên Thủy, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre

Đình Tiên Thuỷ nằm bên bờ nhánh nhỏ của sông Hàm Luông, gần chùa Bửu Tạng, đình thần Tiên Long, quán cà phê Mây Lang Thang Bến Tre. Bạn có thể tham khảo các điểm đến này, kết hợp để có một chuyến hành trình lý tưởng với nhiều điều thú vị nhé.

Tọa lạc ở xứ sở miệt vườn hoa thơm trái ngọt, cổng Đình Tiên Thủy hướng ra dòng sông hiền hòa. Ngôi đình này nổi tiếng bởi sự linh thiêng và gắn liền với biết bao giai thoại của vùng đất Châu Thành. Hàng trăm năm nay, ngôi đình đã trở thành chỗ dựa tâm linh của người dân địa phương, đồng thời còn góp phần phát triển du lịch về nguồn của Bến Tre.

Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Đình Tiên Thuỷ là một trong 5 đình làng đã được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia

1.2 Lịch sử hình thành Đình Tiên Thuỷ

Quá trình hình thành đình Tiên Thủy gắn liền với giai thoại về vua Gia Long – Nguyễn Ánh. Tương truyền vào năm 1778, trên đường chạy trốn quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lưu lạc đến vùng đất Châu Thành này. Ông thấy ở đây có dòng sông hiền hòa, nước trong veo lại có vị ngọt của phù sa nên đã đặt tên là sông Tiên Thủy (nước tiên). Sau này, các bô lão trong làng họp bàn với nhau và quyết định dựng lên một ngôi đình nhỏ đơn sơ bằng cây lá, tre nứa tại vị trí mà vua Nguyễn Ánh từng trú chân để tưởng nhớ sự ghé đến của ông.

Ngày 11/11/1852, vua Tự Đức đã ban sắc phong đầu tiên cho Đình Tiên Thuỷ. Đến năm 1852, đình tiếp tục được vua Tự Đức chuẩn y và ban thêm 6 sắc phong. Tuy nhiên, thời điểm đó Tiên Thủy và Tiên Long cùng một làng. Vì thế nên sắc phong vua ban là dành cho cả hai đình là Đình Ông và Đình Bà. Khoảng 10 năm trước, hai làng tách ra, Đình Tiên Thủy (tức Đình Bà) đã đưa về Đình Tiên Long (Đình Ông) 3 sắc phong. Thế nên hiện tại, đình Tiên Thủy chỉ còn 4 sắc phong gồm: Cao Các Quảng Độ tôn thần, Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi, Bổn Cảnh Thành Hoàng và Đại Càn Quốc Gia Nam Hải.

Ngôi đình này đã có lịch sử hàng trăm năm tuổi với rất nhiều biến động thăng trầm. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc vẫn giữ được nguyên những đường nét cổ kính, tinh xảo. Lần gần nhất Đình Tiên Thủy được trùng tu là vào năm 1928, diện mạo được giữ nguyên cho đến tận ngày nay. 

Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Đình Tiên Thuỷ với lối kiến trúc truyền thống đặc trưng đã làm nên điểm tham quan nổi tiếng của Bến Tre

Hướng dẫn đường đến Đình Tiên Thuỷ

Đình Tiên Thủy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 20km. Đường khá dễ đi, bạn có thể gọi taxi hoặc tìm địa chỉ thuê xe máy Bến Tre uy tín để tiết kiệm chi phí. Dưới đây là tuyến đường mà Blogdulich.edu.vn muốn gợi ý để bạn dễ dàng di chuyển tới đình Tiên Thủy:

– Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Đại lộ Đồng Khởi khoảng 2.5km để đến vòng xoay Tân Thành.

– Tại đây, bạn đi theo lối ra thứ hai để vào đường Quốc lộ 57C.

– Bạn cứ chạy thẳng theo Quốc lộ 57C khoảng 15km thì gặp chợ Tiên Thủy. Tại đây, bạn lên cầu Khánh Hội rồi rẽ trái, chạy thẳng theo con đường ven sông.

– Đi thêm khoảng 1.3km nữa, bạn sẽ thấy Đình Tiên Thủy nằm bên tay phải.

Khám phá lối kiến trúc ấn tượng của đình Tiên Thuỷ

3.1 Tổng thể kiến trúc Đình Tiên Thủy 

Đình có tổng diện tích khoảng 11.587m2. Trong đó, diện tích xây dựng khoảng 835m2. Đình được thiết kế theo cấu trúc theo hình chữ Sơn (山) với các gian xây liền nhau gồm: Võ ca, Võ quy và Chính điện. Phía sau đình là nhà chỉnh y, nhà bếp và phòng tổ chức tiệc. Phía trước đình đặt bức bình phong lớn, bàn thờ Thần Nông và 4 ngôi miếu nhỏ: miếu Ông Hổ, miếu Thổ Thần, miếu Ngũ Hành, miếu Bà Chúa Xứ.

Các gian Chính điện, Võ ca, Võ quy được xây dựng với kiến trúc chung là nhà xuyên trính, gồm 3 gian, hai chái. Những cây cột gỗ dựng song song nhau, được gắn kết theo từng cặp bởi các cây trính xuyên qua. Các nóc nối liền nhau tạo thành một thể thống nhất bởi kỹ thuật mộng chốt. Trên mái đình lợp ngói âm dương.

Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Đình Tiên Thủy có không gian khá rộng, nhiều cây xanh

3.2 Kiến trúc bên trong các gian điện thờ

Đình Tiên Thủy có tất cả 42 cột, vật liệu chính là căm xe và lim, chu vi mỗi cột từ 90 đến 100cm. Nền Chính điện lót gạch hoa, xung quanh kè thêm gạch thẻ, cao hơn 5 tấc so với các gian khác. Các gian còn lại được lót bằng gạch tàu, kè gạch thẻ cao hơn sân đình 6 tấc. Nóc đình trang trí bằng những họa tiết long mã hà đồ, long ẩn vân, cá hóa long, lưỡng long tranh châu, long ly quy phụng v.v.

Đặc biệt, trên nóc đình chính thiết kế một tháp tứ giác, bốn phía là 4 bức tranh phong cảnh với hoa văn đắp nổi. Hai góc tháp đắp nổi hình đầu rồng đang hướng mặt về phía Đông và Tây. Chính điện được trang trí với rất nhiều hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng bằng gỗ quý, có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Các hoa văn này đã khắc họa một đoạn lịch sử vàng son của dân tộc, đồng thời thể hiện sự tài hoa của những người nghệ dân đã dốc lòng tạo nên công trình này.

Đáng chú ý nhất trong kiến trúc Đình Tiên Thủy là ngay cửa chính bước vào gian Chính điện là một hoành phi chữ Hán rất lớn, trang trí bằng các hoa văn chạm trổ từ vật liệu ốc xà cừ. Nội dung trên hoành phi là tên của ngôi đình: Tiên Thủy linh miếu (ngôi miếu linh Tiên Thủy), bên phải là dòng chữ nhỏ Thành Thái Bính Thân thu (tức năm Bính Thân, đời vua Thành Thái, mùa thu năm 1896 được hoàn thành). 

Năm 1928, trong quá trình trùng tu đình, ngoài góp công sức, tiền của thì nhiều gia đình còn đóng góp những bức hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng quý giá. Vì thế nên số lượng hiện vật tại đình rất lớn, một phần trong đó xuất phát từ lòng thành kính của người dân địa phương dành cho nơi đây.

Tìm hiểu thêm: Le Soleil Boutique Hotel, một chút xưa cũ và hoài niệm chốn Đà Lạt mộng mơ

Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Kiến trúc bên trong Đình Tiên Thuỷ được dựng lên bằng những thân gỗ quý chắc chắn

Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

Những bàn thờ đậm chất tín ngưỡng Phật giáo truyền thống

3.3 Các lễ hội tại Đình Tiên Thủy

Hiện nay, Đình Tiên Thủy vẫn là nơi quy tụ đông đảo người dân đổ về cúng bái. Đình còn thiết kế cả sân khấu phục vụ các tiết mục hát bội vào Lễ hội Kỳ Yên Bến Tre và Lễ Du thần trên sông, đây cũng là nét riêng của Đình Tiên Thủy. Ngoài ra, hàng năm đình còn tổ chức các lễ cúng định kỳ như lễ Khai sơn, cúng Quan Thánh, Giỗ tổ Hùng Vương, lễ Hạ điền và Thượng điền. 

Các lễ hội tổ chức tại đình Tiên Thủy thể hiện tín ngưỡng lâu đời của người dân trong vùng. Hầu hết lễ hội đều phục vụ cho mục đích cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà no đủ. Đặc biệt lễ Kỳ Yên là lễ lớn nhất, quy tụ rất đông khách thập phương và những người dân xa xứ đổ về để dâng lễ, cúng bái, giao lưu. Hoạt động được chờ đón nhất trong lễ Kỳ Yên là mọi người cùng nhau thả hoa đăng trôi theo dòng sông êm ả.

Ghé đến Đình Tiên Thuỷ khám phá kiến trúc truyền thống

>>>>>Xem thêm: Trọn bộ Kinh nghiệm phượt Bảo Lộc từ A – Z dành cho bạn

Đình Tiên Thuỷ cũng là nơi tổ chức các lễ hội quan trọng trong vùng, thu hút rất đông người dân địa phương tham dự

Kết luận

Đình Tiên Thủy là di tích kiến trúc nghệ thuật lâu đời, có giá trị tiêu biểu, khắc họa văn hóa tín ngưỡng và đời sống tinh thần của thế hệ cha ông ta. Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn hi vọng bạn sẽ sớm có dịp đến đây và tận mắt chiêm ngưỡng những đường nét làm nên Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *