Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống là nơi vinh danh vị anh hùng có công lao to lớn trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân ta. Viếng thăm ngôi đền để hiểu thêm về lịch sử dân tộc là điều bạn nhất định phải thực hiện trong hành trình du lịch Bến Tre của mình.
Bạn đang đọc: Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống nơi ghi công vị tướng bưng biền
Quê hương Bến Tre đất thép thành đồng là nơi sản sinh ra bao vị anh hùng có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chỉ riêng vùng đất Giồng Trôm, bạn sẽ bắt nhiều đền thờ ghi công các vị tướng tài có công bảo vệ quê hương xứ sở như Đền thờ Lãnh binh Thăng, Khu Lưu Niệm Nguyễn Thị Định hay Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống.
1 Giới thiệu chung về Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống
1.1 Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống ở đâu?
Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống được khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành, đưa vào hoạt động từ ngày 30 tháng 7 năm 2009. Ngôi đền tọa lạc trên đường DT 887 thuộc xã Tân Hào, huyện Giồng Trôm cách Thành phố Bến Tre khoảng 18 km.
Bên cạnh Di tích Căn cứ khu uỷ Sài Gòn Gia Định, Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống cũng là một trong những nơi được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa.
Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống lọa lạc trên tuyến đường DT 887 thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
1.2 Đôi nét về tiểu sử Trung tướng Đồng Văn Cống
Trung tướng Đồng Văn Cống (1918 – 2005) là một trong chín vị tướng sinh ra và lớn lên tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Từ trẻ ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và bắt đầu hoạt động bí mật từ năm 1936. Đến năm 1939, Đồng Văn Cống được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, sau đó gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam vào năm 1946.
Khi giặc Pháp đánh chiếm Bến Tre, ông là người đứng ra lãnh đạo Đội du kích Tân Hào sau phát triển lên Trung đoàn 99. Khi thành lập, Đội Du kích Tân Hào chỉ có khoảng 30 người với 4 súng lửa, mấy quả lựu đạn tự tạo bắt đầu phục kích tại cầu Ba Ngởi. Đội du kích của ông càng đánh càng tạo được tiếng vang lớn, tác động mạnh đến tinh thần chiến đấu của nhân dân, thu hút đông đảo thanh niên địa phương xin gia nhập vào Bộ đội ông Cống. Dần dần, Đội Du kích Tân Hào phát triển làm nòng cốt hình thành Chi đội 19 và Trung đoàn 99. Trung đoàn do ông chỉ huy đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các đơn vị chủ lực cho Khu 8, nổi bật nhất có Tiểu đoàn 307 vang danh cả nước.
Năm 1954, Đồng Văn Cống được lệnh tập kết ra Bắc và trở về chiến trường miền Nam chiến đấu vào năm 1963. Trong hai cuộc kháng chiến, Trung tướng Đồng Văn Cống đã đảm nhận nhiều vai trò quan trọng và có đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang Việt Nam. Ông được nhân dân ca ngợi là “vị tướng bưng biền” và được tôn xưng là người anh cả của Lực lượng vũ trang Bến Tre.
Chân dung Trung tướng Đồng Văn Cống được đặt trong đền thờ. Ảnh: Họ Đồng Việt Nam
2 Hướng dẫn di chuyển đến Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống
Từ Quảng trường thành phố Bến Tre, bạn di chuyển theo tuyến đường DT 887 qua cầu Hương Điềm khoảng 200 mét là đến Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống. Mặc dù nằm xa trung tâm thành phố nhưng tuyến đường khá dễ đi, bạn có thể tham khảo các địa chỉ thuê xe máy Bến Tre uy tín để thuận lợi cho việc tham quan, di chuyển nhé.
3 Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống có gì đặc biệt?
3.1 Kiến trúc xây dựng Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống
Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 1.170 m2 với các hạng mục đền thờ, nhà trưng bày do UBND huyện Giồng Trôm vận động nhân dân trong và ngoài tỉnh đóng góp. Ngôi đền được xây dựng khang trang, hiện đại với lối thiết kế mang dáng dấp của kiến trúc đình làng Bến Tre truyền thống. Dễ nhận thấy nhất là hình ảnh chiếc cổng tam quan với hai cửa phụ và một cửa chính được xây dựng rộng rãi hơn. Ngoài ra, còn có phần mái đền làm theo kiểu uốn cong đầu đao, được lợp ngói vảy cá và trang trí các bức tượng Lưỡng long triều nhật và Si Vẫn ở phía trên.
Tìm hiểu thêm: Venue Hotel Nha Trang, lối kiến trúc đón trọn làn gió tươi mát
Kiến trúc Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống mang dáng dấp của các đình làng Nam Bộ. Ảnh: Họ Đồng Việt Nam
3.2 Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống là nơi ghi công vị anh hùng dân tộc
Bên trong đền thờ là nơi đặt di ảnh và tượng chân dung Trung tướng Đồng Văn Cống được làm bằng đồng. Hai bên bệ thờ được đặt cặp hạc bằng đồng do cựu Phó thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng viếng tặng. Phía trước còn có chiếc lư hương cao chừng 1 mét được khói nhang nghi ngút quanh năm. Ngoài ra, trong khu vực Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống còn có bằng khen truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, bằng xếp hạng Di tích cấp tỉnh và quyết định công nhận là Di tích Lịch sử Danh nhân Văn hóa do tỉnh Bến Tre trao tặng.
Vào ngày 6 tháng 8 hằng năm, lễ giỗ của Trung tướng Đồng Văn Cống được diễn ra long trọng thu hút đông đảo tín đồ du lịch gần xa đến viếng thăm, thắp hương tri ân công lao người anh hùng dân tộc. Công trình Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống không chỉ mang ý nghĩa lịch sử to lớn, mà còn là nơi nhắc nhở thế hệ trẻ Bến Tre về công ơn lớp cha ông đi trước, từ đó nỗ lực phấn đấu để kế thừa truyền thống vẻ vang của quê hương Đồng Khởi.
Tượng chân dung Trung tướng Đồng Văn Cống đặt giữ khu điện thờ. Ảnh: Họ Đồng Việt Nam
>>>>>Xem thêm: Cùng MIA.vn review Miếu bà Thiên Hậu Sóc Trăng chi tiết nhất
Hội Phụ nữ Bệnh viện quân y 120 đến viếng Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống. Ảnh: Trần Ngọc Cường
Với ý nghĩa to lớn mà Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống mang lại, nơi đây hứa hẹn là một tọa độ bạn không thể bỏ qua trong tuyến du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Bến Tre sắp đến. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn đến Bến Tre đi đâu ăn gì thì hãy ghé ngay sang cẩm nang du lịch nhà Blogdulich.edu.vn để chúng mình gợi ý từ A đến Z cho bạn nhé.