Nhà thờ Phủ Cam nổi bật giữa lòng Cố đô ngàn năm văn hiến, với 400 năm gắn bó cùng mảnh đất này. Nơi đây được tạo nên từ lối kiến trúc độc đáo, là sự hòa trộn hoàn hảo giữa tôn giáo và văn hóa hiện đại. Theo chân Blogdulich.edu.vn để xem tại đây có những gì thú vị đang chờ đợi du khách nhé.
Bạn đang đọc: Nhà thờ Phủ Cam – Lịch sử lâu đời và công trình tôn giáo độc đáo giữa lòng Huế cổ kính
1 Lịch sử nhà thờ Phủ Cam
1.1 Lịch sử nhà thờ Phủ Cam thời kỳ đầu du nhập vào Việt Nam
Ở thế kỷ 17, dưới triều đại nhà Nguyễn Phủ Cam là một thủ phủ thuộc kinh thành. Lúc này đạo Công giáo đã du nhập vào Việt Nam nhưng vấp phải sự cấm đoán gay gắt từ triều đình, vì thế hầu hết các nhà thờ lúc bấy giờ chỉ là những nhà nguyện được cất đơn sơ từ mái tranh, tre nứa.
Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ Phủ Cam đã được xây dựng trở thành một công trình bằng đá chắc chắn.
Cho đến khi Pháp và triều đình nhà Nguyễn đạt được những thỏa thuận gây ra biến đổi mạnh mẽ về chính trị, Việt Nam bước vào thời kỳ Pháp thuộc. Lúc này đạo Công giáo đã có cơ hội để phát triển mạnh hơn, các nhà thờ được xây dựng quy mô hơn và nhà thờ Phủ Cam là một trong số đó. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1682 bởi vị linh mục người Pháp Langlois.
Đến năm 1684, cũng chính linh mục Langlois đã triệt giải nhà nguyện này, để mua đất trên đồi Phước Quả, xây dựng nên một nhà thờ Phủ Cam mới to lớn, nguy nga với kiến trúc toàn bộ từ đá, hướng về phía Tây. Công trình đã gây được tiếng vang rất lớn lúc bấy giờ, khiến Chúa Nguyễn Phúc Tần lên tiếng ca ngợi thán phục. Tuy nhiên đến thời Chúa Nguyễn Phúc Du, năm 1698 người đã thẳng tay triệt giải hoàn toàn nhà thờ đá kiên cố này.
1.2 Lịch sử nhà thờ Phủ Cam dưới thời Tổng Giám mục Ngô Đình Thục
Sau 2 thế kỷ, năm 1898 nhà thờ Phủ Cam đã được xây dựng lại bởi Giám mục Eugène Marie Allys, với vật liệu gạch, mái lợp ngói ngay tại vị trí cũ trên đồi Phước Quả nhưng hướng về phía Bắc. Năm 1902 công trình hoàn thành.
Hình ảnh nhà thờ Phủ Cam được in trên một bưu thiếp thời thuộc địa cùng lối kiến trúc ban đầu của nhà thờ mang phong cách Gothic với điểm nhấn là các chóp nhọn trên mái.
Đến năm 1960, khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận, đồng thời bổ nhiệm Ngô Đình Thục lên làm Tổng Giám mục. Ông đã phá hủy nhà thờ cũ, bắt tay vào khởi công xây dựng nhà thờ Phủ Cam mới với kiến trúc do Ngô Viết Thụ thiết kế.
Nhà thờ Phủ Cam vào những năm 1920.
Nhà thờ Phủ Cam năm 1961 với những người dân đi lễ
Nhà thờ Phủ Cam trước thời điểm bị phá dỡ năm 1963
Tuy nhiên khi đang xây dựng dang dở thì cuộc đảo chính năm 1963 xảy ra, đã khiến Tổng Giám mục Ngô Đình Thục đang đi họp Cộng đồng Vatican II ở Roma không thể trở về. Từ đó việc xây dựng nhà thờ Phủ Cam bắt đầu đi vào giai đoạn chững lại, vẫn tiếp tục nhưng với tốc độ vô cùng chậm. Đến mãi năm 1995 về cơ bản phần thân nhà thờ mới được hoàn thành.
Nhà thờ Phủ Cam xây dựng dang dở vì chiến sự Mậu Thân 1986
1.3 Lịch sử nhà thờ Phủ Cam dưới thời Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thể
Tìm hiểu thêm: Đậm đà bản sắc văn hóa với Lễ hội bà Lê Chân Hải Phòng
Nhà thờ Phủ Cam năm 1969 từ máy bay
Năm 1999, để chào đón năm 2000 là kỉ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo phận Huế, vì thế việc xây dựng nhà thờ Phủ Cam đã được đốc thúc để kịp hoàn thành tất cả kiến trúc trang trí bên trong và bên ngoài nhà thờ. Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thể lúc bấy giờ đã hết sức nỗ lực bằng mọi giá để hoàn thành mục tiêu này.
Nhà thờ Phủ Cam sau khi hoàn thành
Cho đến tháng 5 năm 2020, nhà thờ Phủ Cam đã chính thức hoàn thành, với hai tháp chuông trước tiền đường. Như vậy quá trình xây dựng nên nhà thờ đã mất gần 40 năm hoàn thiện, để chúng ta có được công trình như ngày hôm nay.
2 Lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ Phủ Cam
Nhắc đến nhà thờ Phủ Cam, tất cả du khách đã có cơ hội ghé thăm đều ấn tượng sâu sắc bởi lối kiến trúc mới lạ, những chi tiết kì công được xây dựng, trạm trổ tại đây. Toàn bộ công trình mang hình thái một chiếc thánh giá, đầu hướng về phía Nam và đuôi hướng về phía Bắc.
2.1 Kết cấu xây dựng hiện đại
Kết cấu nhà thờ Phủ Cam được áp dụng lối kiến trúc hiện đại nhất lúc bấy giờ. Các trụ đỡ được đúc sát vào mỗi bức tường, chạy uốn cong dần, tạo nên sự mềm mại mà vẫn kiên cố. Bốn góc nhà thờ đều có ba trụ đỡ được xây vươn dần ra, tạo thành hình dáng vòng tay ôm lấy Cung thánh và bàn thờ.
Nhà thờ Phủ Cam với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng
Không gian bên trong nhà thờ vô cùng rộng rãi, sức chứa lên đến 2.500 người dự lễ. Không gian đón nắng và ánh sáng tự nhiên từ hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ. Ánh sáng hắt vào đều được nhuốm một màu đỏ vàng huyền ảo, tăng thêm không khí yên tĩnh, trang nghiêm.
Không gian rộng lớn bên trong nhà thờ Phủ Cam
2.2 Nghệ thuật cổ điển phương Tây tại nhà thờ Phủ Cam
Bên cạnh kết cấu hiện đại và vững chắc, cảm hứng chủ đạo làm nên kiến trúc bên trong nhà thờ vẫn đậm chất nghệ thuật phương Tây. Cung thánh là một hình tròn với các cấp đi dần lên cao. Đỉnh của Cung thánh là một hình tròn, được thiết kế thành bàn thờ bằng đá cẩm thạch nguyên khối đồ sộ và vững chắc. Nhà tạm là khu vực được xây dựng gần như gắn liền với phần hậu thân nhờ thờ. Phần này lõm vào phía sau, đặt trên một bệ cao ngay chính giữa. Kiểu thiết kế nhà thờ Công giáo này đã rất quen thuộc ở các nước phương Tây, nhưng ở Việt Nam thì có khá ít nhà thờ được xây dựng như vậy.
Không gian đậm chất phương Tây và lối kiến trúc cổ điển
Bên trong nhà thờ phía trái là phần mộ của Tổng Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền. Ở phía phải đối diện là bàn thờ thánh tử đạo Tống Viết Bường – là người gốc Phủ Cam, có công rất lớn trong việc phổ biến Công giáo tại Huế. Phía trước nhà thờ đặt hai bức tượng đúc lớn, một là thánh Phêrô, bên kia là thánh Phaolô – những bổn mạng của giáo xứ Phủ Cam.
3 Ý nghĩa của nhà thờ Phủ Cam với tôn giáo và đức tin của người Huế
Vào thời điểm Công giáo du nhập Việt Nam, cũng là lúc Huế đang là kinh đô của Đại Việt. Vì thế nơi đây đã xảy ra sự xung đột quyết liệt giữa Phật giáo – tôn giáo truyền thống và Công giáo – tôn giáo mới mẻ và xa lạ đến từ Phương Tây. Thế nhưng có thể nói Phủ Cam chính là cái nôi thúc đẩy những giáo dân Công giáo không ngừng đứng lên bảo vệ đức tin của mình.
Giáo dân đến làm lễ tại nhà thờ Phủ Cam
Quá trình xây dựng đầy trắc trở của nhà thờ Phủ Cam cũng đã thể hiện phần nào những khó khăn mà Công giáo phải vượt qua trước khi được công nhận tại Huế. Công trình nhiều lần bị phá bỏ rồi xây dựng lại, vì những biến động của lịch sử mà phải trì hoàn, dậm chân tại chỗ trong suốt gần nửa thế kỷ. Thế nhưng sau tất cả, nhà thờ Phủ Cam vẫn được hoàn thành, nguy nga, tráng lệ, trở thành một trong những nhà thờ to lớn, lâu đời nhất của Huế. Đây chính là minh chứng tốt nhất cho những nỗ lực của giáo dân Công giáo, giờ đây còn góp phần rất lớn vào du lịch Huế, trở thành điểm đến lý tưởng với màu sắc riêng biệt giữa lòng Cố đô ngàn năm văn hiến.
>>>>>Xem thêm: Review khám phá Phú Yên 2N1Đ những ngày cuối hạ
Nhà thờ Phủ Cam đông đúc mỗi dịp lễ hội
Nếu có dịp đến với Huế mộng mơ, bên cạnh Đại nội Huế và Hoàng thành, Blogdulich.edu.vn hi vọng bạn cũng sẽ có dịp ghé thăm nhà thờ Phủ Cam. Bởi vì tôn giáo nào cũng cao đẹp và đáng được tôn trọng, chỉ cần là đức tin hướng con người đến việc tốt, đến điều lành thì hãy mở lòng đón nhận và tôn trọng. Chúc bạn có chuyến đi khám phá Huế thật nhiều niềm vui nhé.