Là nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của người dân Đảo Ngọc, Lễ hội Lăng Ông Nam Hải như một phần đời sống tâm linh, cầu mong mưa thuận gió hòa, mong những đợt ra khơi nhiều tôm cá và ngư dân luôn được bình an trở về sau những chuyến lênh đênh mưu sinh trên biển.
Bạn đang đọc: Lễ hội Lăng Ông Nam Hải – Lễ hội bày tỏ lòng biết ơn với cá Ông trên đảo Phú Quốc
1 Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ hội Lăng Ông Nam Hải
Thời gian tổ chức: 15 – 16 tháng 2 âm lịch hàng năm
Địa điểm tổ chức: Lăng Ông Nam Hải, khu phố 9, Thị trấn Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
Lăng Ông Nam Hải tại Phú Quốc với kiến trúc truyền thống được người dân chăm sóc cẩn thận qua năm tháng là nơi diễn ra Lễ hội Lăng Ông Nam Hải
Được tổ chức hằng năm vào rằm tháng hai âm lịch, Lễ hội Lăng Ông Nam Hải với lăng thờ Cá Ông đã có từ rất lâu đời, lăng được xây dựng ban đầu chỉ đơn sơ bằng cây và lá theo tín ngưỡng của người dân miền Trung mà họ đã mang theo khi đến đây lập nghiệp. Với cuộc sống chủ yếu dựa vào biển khơi, ngoài sức mạnh và sự kiên trì của bản thân thì họ còn dựa vào tâm linh như một nguồn sức mạnh tinh thần. Và vị thần mà họ luôn tôn kính, biết ơn vì đã giúp đỡ, che chở cho họ vượt qua những tai ương đó chính là Cá Ông.
Sau nhiều lần Cá Ông lụy (chết) dạt vào bờ được người dân chôn cất và bốc cốt vào thờ phụng để tỏ lòng thương tiếc và tôn kính, thì đến nay Lăng Ông Nam Hải đã có tổng cộng 5 quách xương cốt Cá Ông được người dân bảo quản rất cẩn thận.
Xương cốt Cá Ông được bảo quản và thờ phụng rất trang trọng
Lễ hội Lăng Ông Nam Hải là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân Phú Quốc. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm để bày tỏ sự biết ơn đến các vị có công khai phá vùng đất xinh đẹp này và cũng như Cá Ông đã phù hộ, bảo vệ cho người dân, mang lại sự bình yên, cùng tâm lý vững vàng cho bà con dân biển.
2 Nghi thức Lễ hội Lăng Ông Nam Hải diễn ra thế nào?
2.1 Phần lễ của Lễ hội Lăng Ông Nam Hải
Phần Lễ diễn ra vào ngày 16 tháng 3 âm lịch với các nghi thức Lễ cầu an và Lễ Chánh tế.
Trong phần lễ này, ngoài chánh lễ được chuẩn bị sẵn để dâng cúng Cá Ông còn có thêm những lễ vật của người dân thành kính dâng lên để cầu mong bình an, thuận lợi.
Phần lễ được diễn ra trang trọng, uy nghiêm với sự chuẩn bị vô cùng công phu theo văn hóa truyền thống của người dân địa phương
2.2 Phần hội
Phần hội diễn ra vào ngày 15 tháng 2 âm lịch được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động.
Phần chính là lễ hội đua thuyền với 12 đội tham gia gồm 6 đội nam và 6 đội nữ với đường đua dài 2km bằng thuyền gỗ được đóng riêng mang kiểu dáng truyền thống của dân chài. Không khí hội đua thuyền vô cùng sôi động và náo nhiệt với hàng ngàn người dân đứng xung quanh cổ vũ, hò hét mang lại không khi hào hung, khí thế cho lễ hội đua thuyền.
Có tổ chức Đờn ca tài tử để phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, kéo co, thi ẩm thực với các món ăn miền biển. Bên cạnh việc tổ chức hát Tuồng xứ Quảng thì nổi bật nhất là hoạt động đua thuyền của bà con vạn chài.
Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động đờn ca tài tử, và các trò chơi dân gian vô cùng thú vị khác.
Tìm hiểu thêm: Tokushima nơi tìm kiếm hương vị Nhật Bản đích thực
Đua thuyền là hoạt động sôi nổi và thú vị nhất trong phần hội với sự tham giá và cổ vũ của đông đảo người dân cũng như khách du lịch
3 Một số lễ hội nổi tiếng khác tại Phú Quốc
• Lễ hội Nguyễn Trung Trực
Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại mũi Gành Dầu – Phú Quốc, nơi đây hằng năm diễn ra lễ hội Nguyễn Trung Trực, đây là một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc và tinh thần nhớ ơn vị anh hùng của người dân địa phương
• Lễ hội Trai Đàn Sùng Hưng Cổ Tự
Sùng Hưng Cổ Tự là ngôi chùa cổ nhất tại Phú Quốc, nơi đây diễn ra lễ hội Trai Đàn vào cuối tháng 7 âm lịch với nghi thức lễ độc đáo và những mâm cỗ chay do chính các phật tử và người dân tự tay làm để thết đãi khách tham gia lễ hội
• Lễ hội Dinh Cậu
>>>>>Xem thêm: Lễ hội Gầu Tào Sapa có điều gì mà đặc biệt đến vậy?
Không chỉ là một địa điểm tham quan nổi tiếng của du khách khi đến Phú Quốc, Dinh Cậu còn có lễ hội được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm, với ý nghĩa cầu cho người dân luôn được bình an và thu hoạch được nhiều tôm cá
Là nét đẹp truyền thống có từ lâu đời của cư dân trên đảo Phú Quốc, Lễ hội Lăng Ông Nam Hải không chỉ là một món ăn tinh thần của người dân địa phương mà còn là một nét đẹp văn hóa rất riêng và thu hút đông đảo khách du lịch quan tâm. Nếu có dịp đến với Đảo Ngọc vào dịp lễ hội này thì bạn đừng nên bỏ qua không khí tuyệt vời mang đậm bản sắc dân tộc này nhé!