Vùng núi Tây Bắc vốn có rất nhiều đặc sản thơm ngon, nay Blogdulich.edu.vn giới thiệu đến các bạn món xôi ngũ sắc – bánh sắn Mộc Châu như là một trong các món đặc sản mà du khách nhất định phải thử khi đặt chân lên địa danh này.
Bạn đang đọc: Lên Tây Bắc thưởng thức xôi ngũ sắc – bánh sắn Mộc Châu dân dã mà độc đáo
1 Xôi ngũ sắc – bánh sắn Mộc Châu là món ăn đặc sản vùng núi Tây Bắc
Cao nguyên Mộc Châu là một trong những địa danh nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc ngày càng thu hút nhiều khách du lịch ưa khám phá và trải nghiệm. Ở mỗi nơi đều có các món đặc sản ngon lành mà du khách không thể bỏ qua. Xôi ngũ sắc là một trong những đặc sản của Mộc Châu, là sự kết hợp từ tinh túy của thiên nhiên Mộc Châu từ các loại rau, củ, quả,… rất bổ dưỡng cho người dùng. Bánh sắn gây vấn vương thực khách mỗi lần ghé đến đây, là món bánh sắn được làm từ củ sắn ta, kết hợp sữa tươi để tạo thành thứ bột chiên lên giòn và mềm, ngọt lại bùi, vô cùng hấp dẫn.
Xôi ngũ sắc – bánh sắn Mộc Châu là các đặc sản ngon lành mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch Mộc Châu
2 Xôi ngũ sắc Mộc Châu
2.1 Xôi ngũ sắc – Bánh sắn Mộc Châu – Xôi tình yêu Tây Bắc
Xôi ngũ sắc là món ăn ngon xuất phát từ dân tộc Thái. Dân tộc Thái ở Mộc Châu có truyền thống văn hóa lâu đời, với những nét văn hóa độc đáo như: chữ Thái, các loại lễ ca, sắc phục phụ nữ, kiến trúc nhà sàn, tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội… Những nét đặc sắc về văn hóa của người Thái không những được thể hiện trong các lễ hội, những bài ca, tiếng hát dân gian mà còn trong cả những nét văn hoá ẩm thực phong phú trong đó xôi ngũ sắc là một trong những đặc sản nổi bật.
Gọi món ngon này là xôi ngũ sắc vì món xôi này được tạo thành từ 5 màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Thái thường làm xôi ngũ sắc vào các ngày lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày mồng 5 tháng 5, rằm tháng bảy hàng năm… với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, gia chủ làm ăn phát đạt.
Xôi ngũ sắc – Bánh sắn Mộc Châu là món ăn xuất phát từ ẩm thực của dân tộc Thái
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc bao gồm: gạo nếp nương thơm dẻo, hạt gạo tròn đều. Điểm đặc biệt của món xôi này là màu sắc độc đáo, với 5 loại xôi mang 5 màu sắc khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu sắc khác nhau, tạo ra món xôi không chỉ độc đáo về hình thức mà còn mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
2.2 Ý nghĩa của xôi ngũ sắc
Người xưa quan niệm, xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thuỷ, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của ngũ hành làm nên sự tươi tốt của Thiên – Địa – Nhân. Với người Thái, thói quen những ăn xôi ngũ sắc trong các ngày lễ, tết sẽ giúp họ gặp nhiều điều may mắn, tốt lành.
Bên cạnh đó, xôi ngũ sắc là niềm tự hào của chị em phụ nữ Thái bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ. Loại xôi năm màu được chế biến từ những nguyên liệu bắt nguồn từ thiên nhiên nên ăn rất ngon, an toàn và vô cùng thơm ngon.
Khi nấu xong, xôi ngũ sắc được các mẹ, các chị bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc. Xôi ngũ sắc có một mùi thơm đặc trưng của cây cỏ, không hề lẫn với bất cứ món xôi nào khác. Còn có quan niệm rằng, người nào đồ được xôi ngũ sắc có màu chuẩn đẹp thì được xem là người khéo tay, gia đình sẽ làm ăn phát đạt.
Mỗi màu sắc trong món xôi ngũ sắc đều mang ý nghĩa riêng biệt nhưng đều ngụ ý cầu mong may mắn, tốt lành trong cuộc sống
Tìm hiểu thêm: Nửa ngày là đủ để khám phá làng quê Hội An bằng xe máy
Gạo để làm xôi ngũ sắc phải là gạo nếp thơm, dẻo, các hạt to, đều
3 Bánh sắn Mộc Châu
3.1 Bánh sắn Mộc Châu đậm vị dân dã
Như tên gọi, bánh sắn là món bánh được làm từ củ sắn. Củ sắn dân dã đem luộc ăn một vài miếng là ngán, nhưng khi được làm thành món bánh sắn, mỗi người có thể ăn một lúc 5 đến 10 cái bánh. Thực ra bánh sắn không có gì quá mới mẻ, cách đây 10, 20 năm, món này cũng thường được làm để đổi bữa khi ăn mãi sắn luộc, xôi xắn, cơm sắn,…
Từ củ sắn dân dã làm nên món bánh sắn đặc trưng của Mộc Châu
Bánh sắn sau khi được nhào nặn thành hình
Nguyên liệu chủ yếu vẫn dùng củ sắn luộc hoặc hấp lên, giã nhuyễn thành bột. Nhưng khác biệt là ngày nay, bột được phối trộn thêm với sữa tươi, đường, nước cốt dừa, dừa nạo. Nguyên liệu được nhào kĩ, nặn thành từng chiếc bánh nhỏ, rắc thêm chút vừng và rán vàng trong dầu nóng.
Chị Khuê, chủ nhân của món bánh sắn Mộc Châu hiện đại này, cho biết: “Quê tôi là vùng đất bạt ngàn sắn, lớn lên cùng cây sắn, rời xa nó lên thị trấn Mộc Châu ở, nhưng tôi vẫn trăn trở làm gì để nâng cao giá trị củ sắn quê minh. Tôi nghĩ và thử phối hợp những củ sắn hấp lên vừa bở, dẻo thơm với đặc sản Mộc Châu đặc trưng là sữa bò tươi. Hai món này kết hợp với nhau để làm nên chiêc bánh thì sẽ rất thơm ngon. Thế là tôi bắt tay vào làm: hông sắn, giã nhỏ, trộn sữa và rán. Thành phẩm rán lên ai ăn cũng khen ngon, sau này nghe lời khuyên nhiều người, tôi thêm nước cốt dừa, dừa nạo và thêm vừng rắc lên. Bánh ăn càng đạt hơn.”
>>>>>Xem thêm: Ngắm hoàng hôn toàn Hồ Tây ở Laguna Rooftop Hanoi
Bánh sắn Mộc Châu thành phẩm. @Ảnh: dulichmocchau.net
Quả đúng như chị Khuê nói, món bánh được đông đảo người dân địa phương và khách du lịch Mộc Châu phản hồi rất tốt. Chị Thu Hà, khách du lịch đến từ Hà Nội hào hứng chia sẻ: “Bánh thơm ngon, độ ngọt vừa phải, khi chiên lên bên ngoài vỏ rất giòn, bên trong bở dẻo. Còn chị Hải Duyên, Nhà hàng Đông Hải quyết định thay thế món bánh sắn cho món khoai lang kén trước nay mình vẫn làm cho khách. Chị Kim Oanh, nhà hàng Hoa Mộc Châu, anh Hoàng Duy, homestay Núi Mộc chia sẻ, khách ăn xong cả đoàn toàn đặt luôn mỗi người 1 hộp mang về.”
Món bánh sắn Mộc Châu đơn giản, mộc mạc làm từ thứ củ dân dã ấy đã vào các nhà hàng, đã thành món quà tặng đặc sản Mộc Châu để du khách mang về tặng người thân, hoặc để trữ tủ đá ăn dần.
3.2 Cách ăn bánh sắn Mộc Châu
– Cách chiên bánh sắn Mộc Châu: để dầu nóng già, thả bánh vào, sôi 1 lúc thì hạ bớt lửa tầm 1 phút cho bánh nóng bên trong, khi thấy bánh se vàng, cảm giác bánh nhẹ có thể nổi được thích lúc này cho lửa to lên để bánh giòn vàng ngoài và tách hết dầu là vớt ra được.
– Cách nướng bánh sắn Mộc Châu bằng nồi chiên không dầu: cho ít dầu bề mặt ngoài bánh sắn, để nhiệt độ 150 đến 180, nướng trong vòng 5 phút là được.
– Cách hấp bánh sắn Mộc Châu: có thể hấp bằng vỉ hoặc cho vào nồi cơm khi cơm đã cạn nước, hấp chừng 10 phút là được. Lưu ý: Bánh sắn đã được làm chín hoàn toàn, nên mọi thao tác chỉ là để làm nóng bánh lên, nếu chiên, nướng lâu quá sẽ khiến bánh bị khô và dễ bị nổ bánh.
Du lịch Mộc Châu ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước, từ đó mà các món đặc sản Mộc Châu ngày càng được nhiều người biết đến, trong đó chắc chắn không thể thiếu xôi ngũ sắc – bánh sắn Mộc Châu. Các bạn khi du lịch đến đây cũng có thể thử thêm các món ngon như Dâu tây Mộc Châu, Măng khô Mộc Châu, Mận hậu Mộc Châu,… Hy vọng du lịch tại các vùng núi ngày càng phát triển đẩy nâng cao kinh tế của đồng bào tại đây.