Tìm hiểu về vùng đất phổ cổ Hội An, phải nhắc đến xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An có lẽ các bạn đã nghe khá nhiều về: kiến trúc kết hợp giữa các nền văn hóa, những con phố cổ, những ngôi nhà rêu phong cổ kính, các làng nghề truyến thống lâu đời, con người xứ Quảng, ẩm thực, v…v. Sẽ thật là thiết sót như bạn lại bỏ qua những vật dụng nhỏ bé mang cái hồn dân tộc được làm từ đôi bàn tay khéo léo thủ công. Vài những người thợ thủ công ấy vẫn ngày đêm miệt mài tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo tại Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An, để đưa sản phảm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trên toàn thế giới, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nghìn năm văn hiến.
Bạn đang đọc: Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An – Khám phá quy trình tạo nên sản phẩm thủ công đẹp mắt
1 Những điều cơ bản khi nói về xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Địa chỉ: 09 Nguyễn Thái Học, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam
Giờ mở cửa: 07g00 – 18g00
Tham quan miễn phí các bạn nhé.
2 Đến tham quan xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An bằng cách nào?
Dạo một vòng quanh phố cổ Hội An, đến con đường Nguyễn Thái Học tìm ngay khu nhà số 09 là bạn sẽ thấy ngay khu xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An.
3 Lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống.
Tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An: có 12 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu, và mỗi làng nghề thủ công lại có những nét đẹp rất riêng của nó và được tái hiện một cách chân thật nhất
3.1.Làng mộc
Nổi tiếng là làng mộc Kim Bồng. Ông tổ nghề là người Thanh Hóa di cư vào Nam cùng với 04 họ tộc Phan, Trương, Huỳnh, Nguyễn và dừng chân lập nghiệp tại đất Kim Bồng. Đến thế kỷ 18, làng nghề này phát triển một các rực rỡ và được chia làm 3 nhóm nghề mộc chính như: Mộc xây dựng, Mộc dân dụng, và Mộc đóng tàu thuyền.
Kỹ thuật điêu khắc và kỹ năng chế tác của những người thợ làng mộc Kim Bồng xưa được thấy rõ qua các công trình đồ sộ như: hội quán, chùa chiền, đình làng, nhà thờ,… Các tác phẩm ấy vẫn còn bền vững theo thời gian và được lưu trữ cho đến tận ngày hôm nay.
Những người thợ mộc đang đục khắc lên các tác phẩm tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Những người phụ nữ cũng là những người thợ lành nghề
3.2.Làng gốm
Làng nghề truyền thống gốm có từ lâu đời trong thế kỷ XVI tại làng Thanh Chiêm, sau đó làng nghề này được chuyển về làng Thanh Hà, phố cổ Hội An như hiện nay. Từ đó có tên là làng gốm Thanh Hà Hội An. Làng gốm Thanh Hà Hội An nơi phố cảng Hội An đã trải qua những chặn đường lịch sử thăng trầm. Nó cũng có những giai đoạn huy hoàng vào thế kỷ XVII và nổi danh như là “thổ sản quốc gia”.
Hầu hết các thợ chính của nghề gốm là phụ nữ
Sau khi hoàn thành xong tác phẩm thì được đem đi phơi nắng
3.3.Làng lồng đèn
Từ đời xưa, khi những người Hoa lưu dân như người Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông đến phố Hội sinh kế lập nghiệp, vì quá thương nhớ cố hương nên họ đã làm ra những chiếc đèn lồng treo trước cửa nhà, phần vì an ủi nỗi nhờ quê hương da diết, phần vì cuộc sống mưu sinh thời bấy giờ.
Ông tổ của làng nghề đèn lồng có tên là Xã Đường, họ tộc ấy chuyên làm đầu lân và lồng đèn góp phần làm cho các lễ hội, các cuộc thi đấu ngày xưa thêm phần đặc sắc, long trọng hơn. Từ những chiếc đèn lồng xưa, người dân phố Hội không ngừng sáng tạo cải tiến thêm để những chiếc đèn lồng sau này càng thêm đa dạng về hình dáng, màu sắc và chất liệu.
Lồng đèn được treo rất bắt mắt bởi sự tinh xảo đến từ các nghệ nhân xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Đây là một cơ sở sản xuất đèn lồng trong xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
3.4.Làng đan lát mây, tre tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Từ những nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi với người dân địa phương như mây, tre, nứa. Người thợ thủ công đã tạo nên sản phẩm như thúng, giỏ, bàn, ghế, nia, rổ, giần, sàng, lồng bàn, v…v phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Những bàn tay thoan thoắt để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt
Hầu như những sản phẩm hoàn thành xong đều phải phơi nắng
3.5.Làng chằm nón
Để làm ra được một chiếc nón lá thì phải cần khuôn nón, và đặc biệt cầu kỳ nhất chính là khuôn nón xứ Quảng có đến 16 vành, và đường kính lớn nhất là 40cm và các vành từ nhỏ đến lớn đều được khắc thành gờ xâu trên kèo. Và nón phải tiếp tục trải qua thêm 12 công đoạn: chẻ vành – bắt vành – gỡ lá – ủi lá – xâu lá – lồng bài thơ – chằm – nức vành cuối – soài vành chỏm – đánh dầu bóng – xỏ quai lơi – cột quai nón, mới tạo thành chiếc nón lá hoàn chỉnh. Quả là công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ thủ công.
Những chiếc nón sau khi làm xong có thể đem bán cho khách du lịch
Với nghề chằm nón các bà các cô chính là thợ chính
3.6.Nói về làng nghề dệt chiếu tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Là phải nói đến chiếu cói Bàn Thạch: nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu chẳng đâu xa lạ chính là những vùng cói, những bãi đay xanh ngát mọc ven hai bờ sông hữu ngạn nơi con sông Thu Bồn hiền hòa chảy qua. Đây cũng là làng nghề truyền thống cha truyền con nối có từ rất lâu đời đến độ người dân nơi đây cũng chẳng thể nhớ nó có từ thời điểm nào.
Những sợi đay trắng ngà đơn sơ, và qua sự kết hợp khéo léo của đôi bàn tay tài hoa của những phụ nữ Bàn Thạch thì nó đã trở thành những tấm chiếu bông, chiếu nổi, chiếu trắng, chiếu hoa, chiếu trổ, v..v. Những tấm chiếu này vô cùng rực rõ, mịn và bền chắc, rất được lòng người dân trong nước.
Muốn có một chiếc chiếu hoàn chỉnh phải dệt vài ngày
Nụ cười thật tươi của 2 vợ chồng cụ đang dệt chiếu
3.7.Làng nghề dệt lụa
Nổi tiếng là lụa Mã Châu từ thế kỷ 16 trên đất Quảng. Người dân địa phương xưa đã biết trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Đến thế kỷ 19, vì chất lượng của lụa Mã Châu đã nổi tiếng khắp các tỉnh thành, nên lúc bây giờ lụa Mã Châu được dệt ra cung cấp cho vua chúa, quan viên và giới quý tộc trong triều đình.
Cuối thế kỷ 19, người dân Mã Châu đã tự trồng thêm bông và dệt vải; biết áp dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất để tăng năng suất chất lượng sản phẩm. Và đến giờ làng nghề dệt lụa đã được vinh danh là một trong 18 làng nghề truyền thống của người dân xứ Quảng.
Tìm hiểu thêm: Hót hòn họt Kinh nghiệm đi Suối nước nóng Bình Châu từ A đến Z
Lụa là một trong những sản phẩm quý ngày xưa
Ngày nay lụa cũng được nhiều quý bà quý cô ưa chuộng
3.8.Làng thêu thùa
Cùng với sự phát triển rực rỡ của làng nghề dệt lụa thì làng nghề thêu thùa cũng có những bước phát triểu vượt bậc từ đường kim mũi chỉ cho đến kỹ thuật thêu giấu chỉ, v…v. Các sản phẩm thêu tay truyền thống: khăn, mũ, áo dài, giày vải, gối khan trải bàn, bóp, ví, túi xách, tranh phong cảnh, tranh chân dung , v…v. Không chỉ cung cấp sản phẩm thêu tay cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Các sản phẩm thêu tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An chủ yếu thêu bằng tay là chính
Những đường kim mũi chỉ vô cùng tinh xảo
3.9.Làng may mặc
Từ những thế kỷ trước, khi mà đô thị thương cảng Hội An phát triển rực rỡ thì các phường hội, làng nghề thủ công cũng theo đó mà phát triển theo. Nghề may đã và đang trở thành thương hiệu hấp dẫn đối với du khách nước ngoài khi đến tham quan Hội An.
Người thợ may Hội An nhận đo, cắt và may cho du khách chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, chất liệu từ vải lụa hay vải tơ tằm sang trọng mát mẻ, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Với giá cả phải chăng, và thời gian may không quá lâu, nhanh gọn khiến cho du khách hài lòng và mang về làm quà ở đất nước họ.
Những người thợ may là nam giới cũng không ít tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Ngày xưa may mặc là một trong những nghề có tiếng
3.10.Làng sơn mài tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Sơn mài được coi là đỉnh cao của hội họa vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ, khéo léo của người nghệ nhân sơn mài. Nguyên vật liệu màu truyền thống của tranh sơm mài gồm: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính và cùng các loại son, vỏ trai, bạc – vàng thếp. Tranh được vẽ bởi màu truyền thống và chất kết dính, sau đó phải được ủ trong tủ để có độ ẩm cao và tránh gió.
Để bức tranh được hoàn thiện lại phải mài mòn đi thì hình ảnh trong tranh mới hiện ra. Tranh phải mài đi mài lại rất nhiều lần, cuối cùng là phải đánh bóng thì như vậy bức trang sơn mài mới gọi là hoàn thiện. Chính vì kỹ thuật cầu kỳ mà mỗi bức tranh sơm mài được tạo ra đều có giá trị cao về mặt thẩm mỹ lẫn vật chất.
Những bức tranh sơn mài được vẽ bởi người họa sĩ tài hoa
Để sở hữu những bức tranh như này thì số tiền bỏ ra cũng không phải là ít
3.11.Làng chạm khảm gỗ
Ngày xưa, vật liệu chính của nghề chạm khảm là ngà voi nhưng ngày nay thì vật liệu chính là những loại gỗ quý hiếm như: lim, giáng hương, v..v. Sản phẩm chạm khảm gỗ là những hình ảnh về người, đồ vật, thú – rồng, ngựa, voi, mèo.
Nghề điêu khắc này không có trường lớp dạy, chỉ là các bậc đàn anh, các chú, các bác đi trước và truyền dạy cho con cháu trong nhà theo nghề. Ngày nay, kỹ thuật chạm khảm gỗ đã đạt đến đỉnh cao như: kỹ thuật chạm lọng, chạm chìm, chạm nổi, chạm xếp lớp, v…v. Chính vì vậy những sản phẩm mỹ nghệ chạm khảm gỗ làm ra có giá trị rất lớn.
Chạm chỗ cần phải tinh tế vì nếu mắc lỗi thì khó sửa chữa
Nghề này tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An chủ yếu dành cho đàn ông
3.12.Làng tranh sơn dầu
Ở phố Hội, đa số tranh sơn dầu được vẽ ra miêu tả đời sống của người Hội An xưa: góc phố, gánh hàng rong, ngôi nhà cổ, nếp nhà sinh hoạt.. Chất liệu chính là bột màu vẽ với dầu khô làm chất kết dính. Người Hội An xưa thường sử dụng các loại dầu sấy như: dầu hạt lanh, dầu hạt anh túc. Dầu được nấu sôi với một loại nhựa cây như nhựa thông hoặc nhựa nhũ hương để làm ra một lớp dầu bóng tạo cho bức tranh có độ bóng đẹp.
Các bức tranh sơn dầu vẽ về phố cổ rất nhiều
>>>>>Xem thêm: Khám phá ti tỉ điều thú vị tại Chợ đêm Tuy Hoà Phú Yên
Người nghệ sĩ thực thụ luôn đặt cái tâm trong từng bức tranh của họ
Tất cả các sản phẩm thủ công kể trên đều được trưng bày tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An. Các sản phẩm mang hồn của dân tộc không chỉ được trưng bày tham quan, mà còn được bày bán để làm qua cho khách phương xa. Đặc biệt, các sản phẩm còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đây chính là niềm tự hào của người dân xứ Quảng và dân tộc Việt Nam.
Có thể nói, xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An chính là một di sản văn hóa cần phải được bảo tồn và phát triển vì nó góp phần công nhỏ tạo nên nét thu hút cho phố cổ Hội An. Các bạn hãy cùng Blogdulich.edu.vn đến xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An để chiêm ngưỡng nhé.