Lễ hội cầu ngư Hội An là một trong những lễ hội quan trọng với người dân xứ Quảng nói riêng, cũng như người dân của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói chung. Với mong muốn sẽ có những mùa cá bội thu và an toàn thì đây là lễ hội được những người dân ven biển rất chú trọng từ các khâu chuẩn bị đồ lễ đến quá trình tế lễ phải đảm bảo thật chỉnh chu và thành tâm. Hôm nay, cùng Mia.vn ghé đến Hội An tham gia lễ hội cầu ngư để cảm nhận không khi nhộn nhip và đầy thành kính của người dân nơi đây nhé.
Bạn đang đọc: Lễ hội cầu ngư Hội An – Lễ hội cầu mong mưa thuận gió hòa của người con bản xứ
1 Nguồn gốc về sự ra đời của Lễ hội cầu ngư Hội An
Cá ông (cá voi) là loại cá linh thiêng được nhiều ngư dân tôn thờ và cúng kính. Theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa thì cá ông gắn liền với sự hưng thịnh và giàu sang của những làng chài sống nhờ đánh bắt cá. Vì vậy, đây là lễ hội gắn liền với những người dân chài với mong muốn được cá ông bảo hộ khi đi biển đánh bắt.
Hằng năm, các làng ven biển thường sẽ làm lễ tế cá ông, được lồng ghép vào lễ cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt cá vụ nam để mong linh hồn cá ông sẽ hiển linh và cho dân làng một mùa bội thu. Vì vậy, có thể nói lễ hội cầu ngư Hội An là một lễ hội cực kì quan trọng và một trong những lễ hội lớn nhất tại phố cổ, thu hút hàng ngàn người đến và tham gia.
Lễ hội Cầu Ngư Hội An là một trong những lễ hội quan trong nhất, gắn liền với đời sống văn hóa và tâm linh người dân phố cổ
2 Thời gian và địa điểm tổ chức Lễ hội cầu ngư Hội An
Lễ hội cầu ngư Hội An thường diễn ra tại các xã nằm ven biển, có nghề đánh bắt hải sản là nghề chính của làng.
Thời gian diễn ra : Trung tuần tháng 3 âm lịch hằng năm.
3 Lễ hội cầu ngư Hội An có gì đặc sắc?
3.1 Phần lễ
Lễ hội cầu ngư Hội An sẽ được diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu tiên sẽ là ngày để người dân chuẩn bị đồ dâng lễ và trang trí bàn thờ. Ngày thứ 2 là ngày chính thức.
Vào ngày này, mỗi nhà đều sẽ bày những mâm cúng lên bàn thờ, những con thuyền thì sẽ được giăng hoa vô cùng rực rỡ. Mỗi làng sẽ cử ra một người cử hành đại lễ, người này thường sẽ là những bậc bô lão, có tiếng nói trong làng và đặc biệt là không mắc tang chế. Khi bắt đầu lễ, người cử hành đại lễ sẽ dâng đồ lễ tế lên và đọc một bài văn tế nói lên sự biết ơn sâu sắc của người dân đối với công đức cá ông và cầu mong một mùa đánh bắt mới thật thuận lợi, bội thu.
Sau đó, đến rạng sáng hôm sau, mọi người bắt đầu mang cá voi diễu hành ra bãi biển. Sau đó điều khiển tất cả thuyền ra một vị trí đã chỉ định trước rồi người chủ trì sẽ tổ chức lễ “xin keo”. Đây là một nghi thức thể hiện sự trung thành của người dân nơi đây với cá ông để cá ông chứng giám và bảo vệ. Đến nửa đêm hôm đó, đội học trò sẽ dâng hương lên cá ông là phần lễ đã hoàn thành.
Trước khi bắt đầy phần lễ, người dân sẽ thực hiện một số điệu múa truyền thống để thể hiện tinh thần mạnh mẽ và dũng cảm
Tìm hiểu thêm: Gâu Garden Coffee – Điểm dừng chân của các bạn trẻ mê cún cưng
Mọi phần của lễ hội được tổ chức rất công phu, tỉ mỉ và chỉnh chu Trong quá trình buổi lễ diễn ra, mọi người luôn cố gắng giữ im lặng để thể hiện sự thành kính của họ với các vị thần linh>>>>>Xem thêm: HuLi Farm Camp, siêu phẩm cắm trại cực chill tại Kon Tum
Đây cũng là dịp để các ngôi làng xung quanh giao lưu và trao đổi văn hóa với nhau3.2 Phần hội
Tùy từng địa phương sẽ tổ chức phần hội khác nhau, tuy nhiên thường sẽ bao gồm 2 phần là những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, lắc thúng,… và những cuộc biểu diễn văn nghệ như múa hát bả trạo với mong muốn sẽ có một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy ghe.
Toàn cảnh Lễ hội cầu ngư Hội An được diễn ra vô cùng trang nghiêm và thành kính. Nguồn: Quang Nam Tourism
Lễ hội cầu ngư Hội An thể hiện được những nét đẹp trong văn hóa tính ngưỡng của người dân phố cổ. Nếu có dịp ghé đến Hội An vào khoảng thời gian diễn ra lễ hội thị bạn nên sắp xếp lịch trình và thử tham gia chung với người dân làng chài để cảm nhận rõ nét hơn những nét đẹp và đặc sắc rất riêng của Lễ hội cầu ngư Hội An nhé.