Ngục tù Kon Tum là một minh chứng lịch sự phản ánh giai đoạn đầu trong thời kỳ đấu tranh chống quân Pháp xâm lược của dân tộc ta. Nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia vào năm 1990. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu thêm về di tích này tại khu du lịch Kon Tum nhé!
Ngục tù Kon Tum là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của những chiến sĩ lúc bấy giờ. Đây cũng chính là nơi lưu giữ những dấu tích hào hùng và bài học xương máu mà thế hệ con cháu chúng ta nên khắc ghi. Khi đến nhà ngục, bạn không chỉ có cơ hội học hỏi thêm về lịch sử nước nhà mà còn được tận mắt thấy những hiện vật thời chiến tranh. Vì thế, bạn không nên bỏ qua địa điểm đáng tự hào này!
1 Vài nét về ngục tù Kon Tum
1.1 Vị trí địa lý của ngục tù Kon Tum
Địa điểm: Phía bắc sông Đắk Bla, trên đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum.
Thời gian mở cửa tham quan: 7:30 – 11:00 và 1:30 – 5:00 hằng ngày.
Bạn hãy ghi chú cẩn thận địa điểm và thời gian mở cửa vào cẩm nang du lịch nhé!
Ngục Kon Tum từng là nơi nổ ra rát nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cộng sản để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường ở Đắk Pok. Tháng 12/1935, nhà ngục buộc phải đóng cửa để che đậy chính sách vô nhân đạo đó. Vào 90 năm trước, ngục Kon Tum được vinh danh là biểu tượng cho ý chí bất khuất của những chiến sĩ cộng sản Việt Nam. 90 năm sau, nơi đây vẫn là địa điểm đáng tự hào mà thế hệ cán bộ và nhân dân ta tìm về với lịch sử dân tộc cha anh. Hiện nay, ngục tù Kon Tum đã được công nhận là Di tích lịch sử và thu hút khoảng 100.000 người / năm đến để tham quan, học tập và dâng hương.
Cổng vào trang nghiêm của ngục tù Kon Tum
1.2 Những tên gọi khác của ngục tù Kon Tum
Lao sắt hay Lao kẽm, Lao mới (Lao cầu mới) thường gọi là Lao ngoài, Lao cũ (nhà Lao tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì gọi là Lao trong. Đây đều là những tên gọi khác nhau của di tích ngục tù Kon Tum.
1.3 Ngục tù Kon Tum – Minh chứng lịch sử hào hùng
Ngục tù Kon Tum là nơi giam giữ tù binh chính trị bị thực dân Pháp áp giải từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế về, đồng thời cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá cao nguyên, mở đường 14. Theo số liệu ghi lại, nơi đây đã giam giữ khoảng 500 tù binh chính trị và gần một nửa trong số họ đã hy sinh. Cụ thể, trong quá trình 6 tháng làm con đường 14, thực dân Pháp đã bốc lột lao động của tù binh đến kiệt sức dẫn đến tình trạng 210 người phải bỏ mạng tại nơi này.
Những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ngục tù Kon Tum được xem là lò giết người tàn bạo nhất. Tuy những cuộc biểu tình tại đây đều bị thực dân Pháp tàn sát đẫm máu nhưng sự hy sinh này đã khiến chúng thừa nhận sự thất bại và buộc phải đóng cửa vào năm 1935. Có thể nói, ngục tù Kon Tum chính là bằng chứng tố cáo tội dã man mà thực dân Pháp đã gây ra cho đồng bào ta trong giai đoạn 1930 – 1931. Đồng thời, đây cũng là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ cộng sản tại mảnh đất Kon Tum.
Các hình ảnh, bằng chứng được trưng bày bên trong gian phòng
1.4 Ngục tù Kon Tum được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia
Năm 1975 khi chiến tranh kết thúc, ngục tù Kon Tum trở thành Di tích lịch sử của miền Nam Việt Nam. Sau tàn tích của chiến tranh, ngày nay di tích chỉ còn lại mộ và bia tưởng niệm của 8 chiến sĩ cách mạng. Ngày 16/11/1988 nơi đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận theo Quyết định số 1288/QĐ-BVHTT. Năm 1990, ngục tù Kon Tum được công nhận là khu Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngoài ra, tại vùng đất Kon Tum xinh đẹp này còn có Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây khi được xem là di sản ASEAN.
Giấy chứng nhận ngục tù Kon Tum trở thành Di sản văn hóa
2 Khám phá kiến trúc độc đáo tại ngục tù Kon Tum
Khu di tích ngục tù Kon Tum mang lối kiến trúc cổ điển tựa như chùa Bác Ái cùng với việc lưu giữ và trưng bày hơn 500 trang tư liệu quý và 400 hiện vật khiến nơi đây trở thành địa điểm tuyệt vời nếu bạn muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà.
Tổng thể khu di tích ngục tù Kon Tum gồm 4 khu vực chính là nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, cụm tượng đài “Bất khuất” và hai ngôi mộ tập thể. Trong đó, 2 ngôi mộ lớn là nơi ghi danh 15 chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh lưu huyết và tuyệt thực năm 1931.
Nhà ngục Kon Tum được xây dựng bởi thực dân Pháp từ năm 1905 – 1917 với lối kiến trúc kiểu pháo đài Vauban Pháp thế kỷ 17, trong thế cô lập với bên ngoài để dễ dàng kiểm soát tù binh chính trị. Gồm 3 khu là nhà đày Kon Tum, nhà lớn Kon Tum và nhà lính Kon Tum. Mỗi nhà lao đều được lợp bằng ngói, vách được quét vôi, không có tường bao quanh. Để lính gác dễ quan sát, thực dân Pháp còn xây thêm 2 chòi ở trên cao và thiết kế 1 sân vườn nhỏ hẹp ở giữa. Sau một buổi sáng quay về quá khứ ở ngục tù Kon Tum đầy thú vị, hãy trở về hiện tại và tận hưởng không gian trong lành trên núi Chư Hreng hùng vĩ.
Không gian bên ngoài ngục tù Kon Tum thoáng đãng cùng nhiều cây xanh
Bia mộ khắc tên những chiến sĩ có công lao với đất nước
Ngục tù Kon Tum chính là bằng chứng cho những năm tháng hào hùng của dân tộc và là niềm tự hào của người dân Tây Nguyên nói riêng, người dân Việt Nam nói chung. Nếu như có cơ hội được đến đây, bạn hãy dành chút thời gian để ghé thăm di tích ngục tù Kon Tum để tham quan và dâng hương bày tỏ lòng thành kính đối với thế hệ cha anh nhé!