Lễ Hội Nào Cống Sapa là lễ hội thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến, bởi mang nhiều nét độc đáo trong văn hoá của người dân Sapa. Đây là một trong những dịp để bạn đắm mình vào văn hoá bản sắc dân tộc, trải nghiệm các hoạt động thú vị và quý giá mà du khách không thể bỏ qua khi đến thị trấn sương mù này. Cùng Blogdulich.edu.vn khám phá xem lễ hội này có gì đặc sắc không nhé!
1 Câu chuyện về sự ra đời của lễ hội Nào Cống Sapa
1.1. Nguồn gốc ra đời của lễ hội Nào Cống Sapa
Lễ hội Nào Cống Sapa là lễ hội truyền thống của những dân tộc đồng bào thiểu số vùng núi Tây Bắc, nào là người Dao, người Giáy, và H’Mông. Lễ hội này đã ra đời từ rất lâu, khoảng thập kỷ 50 về trước, Tả Van dựng một ngôi miếu có 3 gian thờ, gian giữa là nơi thờ hai viên quan họ Đào và họ Nguyễn. Cả hai vị đều là những người có công trong việc xây dựng và trị an cho nhân dân tại Mường Hoa. Bên cạnh đó, gian bên trái thờ thần núi (còn được gọi là Sơn Thần), thần Suối Hoa, người dân tộc Giáy gọi là “Sía Po”, “Sía ta”, người dân tộc Mông lại gọi là “Thủ Ti”, “Lùng Vàng”. Cuối cùng là gian bên phải, người dân nơi đây thờ các bà vợ của hai ông quan họ Đào và họ Nguyễn. Theo mọi người chia sẻ, ngôi miếu thờ này được người H’Mông gọi là “Chế đáng”.
Khi tham quan Sapa, du khách sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Nào Cống Sapa của những đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc
Nếu du khách có cơ hội đến Tả Van – Sapa vào đúng dịp, thì đây là cơ hội để bạn vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngút ngàn của tiết trời Sapa, vừa được tham gia lễ hội Nào Cống Sapa mang đậm bản sắc dân tộc
1.2. Ý nghĩa của lễ hội Nào Cống Sapa
Các đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức lễ hội Nào Cống Sapa hằng năm để cầu mong các thần sẽ phù hộ mọi người trong gia đạo đều bình yên, vật thịnh, và mùa màng bội thu trong năm mới. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, lễ hội Nào Cống Sapa đã trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tâm linh quan trọng và là một di sản văn hoá của dân tộc.
2 Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội Nào Cống Sapa
Theo những người dân trong bản cho biết, Lễ hội Nào Cống Sapa thường diễn ra vào ngày Thìn, tháng 6 Âm Lịch hằng năm. Vì thế, du khách có du lịch đến Sapa vào ngày này, sẽ thấy Tả Van tổ chức lễ hội Nào Cống trong không khí vô cùng rộn ràng và vui vẻ. Vào ngày lễ, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về nhộn nhịp tham gia lễ hội. Mỗi gia đình sẽ cử “đại diện” ra một người, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ, và sẽ tập trung về miếu thờ ở vùng thung lũng Mường Hoa, ngôi miếu ba gian tại đầu cầu treo sang bản Tả Van.
Cứ đến dịp lại lên, vào ngày Thìn tháng 6 Âm Lịch mỗi năm, những đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Giáy đều nô nức, tụ tập về để tham gia Lễ hội Nào Cống Sapa
3 Lễ hội Nào Cống Sapa diễn ra như thế nào?
Lễ hội Nào Cống Sapa tổng cộng có 3 phần quan trọng, đó chính là nghi lễ cúng thần, công bố quy ước chung cả vùng và ăn uống được mọi người trong bản làng rất chờ đợi và háo hức.
3.1. Phần Nghi Lễ cúng thần của lễ hội Nào Cống Sapa
Phần đầu tiên là nghi lễ cúng thần trong lễ hội Nào Cống Sapa. Theo tập tục, lễ vật dâng cúng lên cho các thần linh là trâu đen, lợn đen và gà vịt. Tất cả đều là do các làng đóng góp lại mua. Người Giáy của làng Tả Van còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương, bát đĩa dâng cúng.
Người dân trong các bản làng, bất kỳ là già, trẻ, lớn, hay bé cũng đều nô nức mang những lễ vật mình có dâng lên thần linh để phù hộ bình yên
Trước kia, người chủ lễ là thầy mo người Tày của Mường Bo. Từ thập kỷ 40 đến 50 đến thế kỷ này, chủ lễ được đổi lại là thầy mo của dân tộc người Giáy ở Tả Van.
Thông thường, thầy mo sẽ mặc áo dài, quần thụng (kiêng đội mũ, khăn) trịnh trọng đọc lời cúng các thần linh. Nội dung của các bài cúng là thỉnh mời các thần về dự lễ, cầu mong phù hộ những điều tốt lành cho người dân, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi nảy nở
3.2 Phần Công bố Quy ước chung cả vùng của lễ hội Nào Cống Sapa
Sau phần nghi lễ cúng thần, là đến phần công bố quy ước chung của lễ hội Nào Cống Sapa. Chức dịch Mường Hoa trịnh trọng lên đọc quy ước chung của cả bản Mường. Nội dung của bản quy ước sẽ đề cập đến 4 vấn đề quan trọng trong vùng, bao gồm: trị an, bảo vệ rừng, chăn dắt gia súc và ứng xử xã hội.
– Đối với vấn đề trị an của các làng: Người dân trong các bản làng không được trộm cắp, và đồng thời một lòng cũng đoàn kết, có biện pháp phòng ngừa kẻ xấu từ nơi khác đến thực hiện hành vi trộm cắp.
– Về vấn đề bảo vệ rừng: Yêu cầu toàn thể các làng người Mông, người Dao, người Giáy, cùng nhau vừa sản xuất, vừa phải biết giữ gìn và bảo vệ rừng, phải chú ý làm rẫy, cấm lấy củi hái măng ở khu rừng cấm thờ thổ thần linh thiêng, những khu rừng trên đầu nguồn nước của làng…
– Bên cạnh đó, đối với vấn đề chăn thả gia súc: Quy ước có quy định cụ thể chi tiết thời gian cấm thả rông gia súc là mỗi năm từ ngày 15 tháng chuột (tháng 10 âm lịch) đến ngày Thìn tháng giêng (ngày mở hội xuống đồng), người dân mới được thả gia súc. Còn ngoài khoảng thời gian trên, cấm mọi người thả rông gia súc để tránh bị chúng phá hoại mùa màng.
– Cuối cùng là vấn đề ứng xử xã hội, được rất nhiều người dân trong làng đặc biệt quan tâm. Các quy ước của cả vùng đều đồng bộ, đề cập đến việc tất cả người dân trong làng, bất kể giới tính, tuổi tác và dân tộc như thế nào, đều phải biết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, ví dụ như giúp đỡ những gia đình đang có tang chế… Đồng thời, phê phán tình trạng quan hệ nam nữ không lành mạnh, như “Cấm kéo đàn bà, con gái vào trong núi”…, hay hàng xóm láng giềng cãi vã, xô xát và xung đột với nhau.
Theo Wiki, khi kết thúc phần đọc các quy ước, người chức dịch còn nhấn mạnh rằng “Hôm nay, tôi nói cho mọi người biết như thế, từ đây mọi người trở về nhà phải tuân theo những đường lối này và kể cho cả nhà được biết để tuân theo”.
Mọi người xung quanh đều rất chú tâm lắng nghe chức dịch công bố quy ước chung cả vùng của lễ hội Nào Cống Sapa
3.3. Ẩm thực tại lễ hội Nào Cống Sapa
Sau phần lễ trang nghiêm, là đến với phần ẩm thực rộn ràng của lễ hội Nào Cống Sapa. Ở phần này, mọi người sẽ cùng ngồi vào bên mâm cơm và cùng ăn uống, trò chuyện tâm sự những câu chuyện vui với nhau.
Lễ hội Nào Cống Sapa thu hút đông đảo du khách, nhất là khách nước ngoài tham gia và tìm hiểu nét văn hoá đặc sắc của thị trấn sương mù
4 Một số lưu ý khi tham gia lễ hội Nào Cống Sapa
Khác với lễ Nhặn sồng, Nào sồng, lễ Nào Cống Sapa không được tổ chức bàn bạc hay thảo luận quy ước. Mọi người đến tham dự chỉ có trách nhiệm là tuân theo quy ước do chức dịch đã phổ biến. Kết thúc phần phổ biến quy ước, mọi người dự lễ Nào Cống đều vui vẻ ngồi vào mâm ăn uống. Dân làng nào sẽ tự túc nấu lấy thức ăn cho làng ấy, và cùng ăn với nhau ở ngoài miếu. Còn ở trong miếu, chỉ có các chức dịch là lý trưởng, phó lý, thầy mo mới đủ tư cách ngồi ăn. Ngoài ra, gia đình nào trong làng không có thành viên đến tham dự thì người khác sẽ để dành phần thức ăn và mang về.
Ngày nay, lễ hội Nào Cống Sapa đã trở thành nét đẹp độc đáo, để lại dấu ấn đậm nét cho những du khách gần xa, nhất là những ai đam mê du lịch “bụi” ghé đến đây tham quan và khám phá. Với những gì Blogdulich.edu.vn chia sẻ, hy vọng khi bạn tới thăm Sapa vào đúng dịp lễ hội Nào Cống, thì nhất định không được lỗi hẹn với lễ hội này nhé!