Đình Thần Thắng Tam là điểm du lịch văn hóa tâm linh của thành phố Vũng Tàu. Được biết đến là một địa điểm thú vị và độc đáo dành cho những du khách yêu thích văn hóa tâm linh, Đình Thần Thắng Tam ngày càng có nhiều du khách ghé tham quan. Cùng Blogdulich.edu.vn khám phá xem ở đây có điều gì đặc biệt nhé!
1 Giới thiệu về Đình Thần Thắng Tam
1.1 Đình Thần Thắng Tam nằm ở đâu?
Địa chỉ: số 77A, đường Hoàng Hoa Thám phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh nổi tiếng tại nước ta nhưng hiện nay nhiều người vẫn còn chưa biết rõ được vị trí của Đình Thần Thắng Tam. Hiện nay, đình tọa lạc trên con đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam gần với bãi sau Vũng Tàu. Có thể nói Đình Thần là một quần thể gồm 3 di tích: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Nơi đây còn được cho là nằm ở vị trí được cho là “án sơn tụ thủy”. Đây là một điểm tham quan mà bạn không nên bỏ qua trong lịch trình khám phá Vũng Tàu.
Toàn bộ khuôn viên của Đình Thần Thắng Tam gồm một mẫu đất lớn có trồng các cây bóng mát khác nhau như me tây, dừa. Ngoài ra còn có cây cảnh, quanh khuôn viên được rào bằng dây kẽm gai và xây dựng tường bao quanh. Hằng năm, tại đây thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới tham quan, cầu khấn những điều tốt đẹp, đặc biệt là người đi biển. Họ thường xuyên ghé đến Đình để cầu mong sự thuận lợi và bình an cho bản thân, gia đình.
Đình Thần Thắng Tam nhìn từ bên ngoài đã toát lên vẻ uy nghi
Đây là một di tích lịch sử lâu đời mà dân làng trùng tu và phát triển suốt bao nhiêu năm qua
1.2 Lịch sử về Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam được xây dựng từ năm 1802 dưới thời vua Minh Mạng. Thời đó, ngôi đình được xây dựng hết sức đơn sơ, chỉ đơn giản là một nhà tranh vách lá bình thường. Cho đến năm 1835 nhờ nhân dân đóng góp tu sửa, lợp mái ngói và đến năm 1964 đình được trùng tu, xây dựng kiến cố và hoàn thiện như ngày nay.
Theo tìm hiểu trong lịch sử nước ta, ở vùng sông Bến Nghé thường xuyên bị bọn hải tặc hoành hành, cướp phá thương lái. Để chấm dứt tình trạng này, vua Gia Long đã cử ba vị thuyền trưởng để canh giữ. Đến năm 1822 thì vua ban thưởng cho 3 vị thuyền trưởng canh giữ 3 ngôi làng. Làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn dinh cai quản, ông Lê Văn Lộc cai quản làng Thắng Nhì và làng cuối cùng Thắng Ba do ông Ngô Văn Huyền cai quản. Khi ba ông mất thì vua cho tiến hành xây dựng ngôi đình này để tưởng nhớ công ơn của ba người đã có công xây dựng làng ở Vũng Tàu.
Mang trong mình giá trị lịch sử to lớn – Đình Thần là địa điểm mà nhiều du khách lựa chọn trong hành trình du lịch của mình
2 Hướng dẫn đường đi đến Đình Thần Thắng Tam
Từ phía công viên Bãi Trước, Vũng Tàu bạn di chuyển vào đường Trương Công Định. Đến khi thấy ngã tư thì rẽ phải vào đường Hoàng Hoa Thám. Hoặc từ bãi trước Vũng Tàu bạn đi dọc theo đường Hạ Long đến Thùy Vân bãi sau. Tiếp đó, bạn nhìn đối diện công viên cột cờ thì rẽ vào phố Hoàng Hoa Thám. Từ đây đi thêm một đoạn thì sẽ đến ngôi đình.
Bạn cũng có thể hỏi bất cứ người dân nào ở Vũng Tàu đường đến nơi đây nếu không sử dụng được các thiết bị điện tử. Đừng quên ăn mặc lịch sự kín đáo khi đến khu đền thờ linh thiêng này nhé.
3 Kiến trúc bên trong Đình Thần Thắng Tam
3.1 Đình Thần Thắng Tam
Đình Thần Thắng Tam mang nét kiến trúc cổ xưa với cách bài trí nhiều đồ lễ chạm trổ tinh xảo, sơn thếp vàng lộng lẫy, sẽ khiến vô cùng ấn tượng. Bên trong đình gồm 4 ngôi nhà nối liền nhau: Tiền Hiền- Hội Trường – Đình Trung và sân khấu võ ca. Phần mái ngói được lợp bằng mái ngói âm dương, trên mái khắc chữ “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Bên trong Tiền Hiền gồm bốn bàn thờ thổ công. Hội Trường là nơi các hội viên sinh hoạt. Cấu trúc của phần Đình Trung hiện nay đã được xây mới bằng bê tông cốt thép có hoành phi đề bằng chữ Hán và bằng chữ Quốc ngữ, bên trong bày mười bàn thờ bằng xi măng. Đình Thắng Tam hiện nay còn lưu giữ được mười hai đạo sắc của triều Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là: Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải tứ vị Thượng đẳng thần, Cá Ông, Thủy Long thần nữ. Các buổi diễn tuồng hát bội đều được diễn ra tại sân khấu võ ca.
3.2 Miếu Bà Ngũ Hành
Khi bước vào cổng di tích, bạn nhìn về phía tay trái đó chính là Miếu Bà Ngũ Hành. Miếu này được xây dựng để thờ năm bà nữ thần: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra miếu còn thờ hai vị hộ quốc được vua thăng Thượng Đẳng Thần. Tiếp theo ở phía bên trái là nơi đặt bàn thờ Quan Công, Quan Bình và Châu Xương – những bậc trung quân nghĩa sĩ luôn sẵn sàng cứu giúp khi những người đi biển gặp chuyện không may. Cuối cùng, phía bên phải là bàn thờ Ông Địa – Thổ Công và ngay phía sau là bàn thờ Tiền Hiền và những người giàu lòng nhân ái, đức độ trong làng.
Mái của ngôi miếu thờ các vị tiền hiền và Miếu Bà Ngũ Hành được xây dựng theo lối kiến trúc một gian hai chái, trên mái có “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” được làm nổi vô cùng công phu.
Miếu Bà Ngũ Hành nơi diễn ra các buổi chầu văn, nghi lễ thờ cúng – Một trong ba di tích lớn tại Đình Thần Thắng Tam
3.3 Lăng Cá Ông
Cùng thời điểm xây dựng Miếu Bà Ngũ Hành thì Lăng Cá Ông cũng được xây dựng nằm phía bên phải khu di tích. Trong lăng này có một phần bộ xương của Cá Ông khổng lồ dài tới 12m do ngư dân Vũng Tàu vớt được từ khoảng 100 năm trước.
Lăng có kiến trúc cổ xưa, bên trong bày tủ kính lớn chứa xương của Cá Ông và tương ứng với ba bàn thờ. Hai bên có thêm hai bàn thờ của Thần Rùa và tổ nhạc.
Lăng Ông theo lối thiết kế cổ xưa được bao bọc bởi bóng râm cây cối nên vẫn giữ được nét tươi mới
4 Các hoạt động tâm linh tại Đình Thần Thắng Tam
Hằng năm, Đình Thần Thắng Tam có 3 lễ hội cầu an lớn là ngày 17 – 20/02 âm lịch, Nghinh Ông từ ngày 16 – 18/08 âm lịch và Miếu Bà từ ngày 16 – 18/10 âm lịch. Đây là một trong mười lễ hội lớn ở nước ta và vừa là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu.
Vào những ngày lễ, rằm hoặc những ngày có các sự kiện quan trọng người dây nơi đây đều đến đền thờ để cúng bái, thắp hương để cầu xin may mắn, thuận lợi. Các khoảng thời gian này cũng là thời gian mà du khách thập phương đổ về đông đúc nhất. Tuy đã qua nhiều lần tổ chức nhưng lễ hội Nghinh Ông – Đình Thần Thắng Tam vẫn giữ được nét nguyên bản cùng các nghi lễ truyền thống cùng với các trò chơi dân gian như múa lân, diễn tuồng.
Vài năm đổ lại đây, lễ hội Nghinh Ông cũng được thành phố Vũng Tàu nâng cấp về quy mô nhằm mở rộng thêm các hoạt động văn hóa, thể thao, chương trình nghệ thuật tạo không khí sôi động để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tinh thần cho nhân dân và phát huy giá trị của lễ hội. Đặc biệt vào những ngày rằm lớn trong năm thì khách du lịch đến viếng Miếu Bà lại càng đông đúc hơn. Các nghi lễ hành hương vô cùng độc đáo và thú vị như phải đợi thủy triều xuống, phải đi chân trần trên đá đã thu hút rất nhiều lượng khách đổ về đây.
Hằng năm nơi đây đều diễn ra lễ hội cầu may cho ngư dân đi biển đánh bắt thuận buồm xuôi gió
Đình Thần Thắng Tam là một điểm tham quan tại Vũng Tàu mà bạn không nên bỏ qua trong lịch trình khám phá Vũng Tàu. Không chỉ gây ấn tượng bởi nét đẹp cổ kính mà nơi đây còn là điểm tâm linh giúp bạn và gia đình cầu may mắn và bình an. Hy vọng những chia sẻ của Blogdulich.edu.vn sẽ có ích cho bạn trong những chuyến đi sắp tới.