Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với lối kiến trúc cổ điển kiểu Pháp, mang ý nghĩa quan trọng về cả văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng.
Bạn đang đọc: Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, điểm đến tham quan nổi tiếng bậc nhất Sài thành
1 Nhà thờ Đức Bà ở đâu?
Địa chỉ: Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà hay Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là cách gọi được người dân rút ngắn lại để thuận tiện sử dụng. Còn tên gọi đầy đủ của công trình này là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Nhà thờ có chiều dài là 91m, chiều rộng 35.5m, phần vòm mái chính cao 21m. 2 tháp chuông 2 bên có độ cao gần 57m. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ điển của Pháp, được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba J.Bourard. Không gian bên ngoài của nhà thờ rất rộng và thoáng, bên trong uy nghi, cổ kính. Vì thế, theo Blogdulich.edu.vn, đây là một trong những điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn, được cả khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích.
Nhà thờ Đức Bà nằm ở trung tâm quận 1
2 Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bắt đầu từ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp vào cuối thế kỷ 19. Chính quyền Pháp lúc bấy giờ muốn xây dựng một nhà thờ lớn để phục vụ cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo cho chính quyền, quân đội người Pháp. Nhà thờ đầu tiên được đặt trên đường Ngô Đức Kế nhưng quá nhỏ nên đô đốc người Pháp là Bonard đã quyết định xây một nhà thờ lớn hơn.
Công trình Nhà thờ Sài Gòn này được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Sau hai năm, nhà thờ đã được hoàn thành. Đến năm 1895, người Pháp cho xây thêm hai tháp chuông. Xung quanh tháp có sáu chiếc chuông đồng nhỏ. Trên đỉnh của mỗi tháp thiết kế cây thánh giá cao 3.5m, rộng 2m và nặng 600kg. Vào thời điểm này, chiều cao của tòa nhà, từ mặt đất đến điểm cao nhất là 60.5m.
Nhà thờ Đức Bà trước khi xây dựng thêm hai tháp chuông
Người Pháp cũng cho đúc một bức tượng đồng Pigneau de Behaine (còn gọi là Giám mục Adran) dắt tay Hoàng tử Cảnh, con trưởng của vua Gia Long. Bức tượng này đặt ở phía trước nhà thờ. Năm 1945, bức tượng bị phá hủy nhưng đến nay chân tượng vẫn còn.
Năm 1959, Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiện đặt làm tượng Đức Mẹ Hòa Bình từ Rôma. Ngày 7 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng Y Agagianian từ Rôma đã đến để long trọng làm lễ đặt tượng. Từ đó, nhà thờ được người dân gọi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Tượng Đức Mẹ Hòa Bình được đặt làm từ Rôma
Năm 1960, Giáo hoàng John XXIII thiết lập giáo phận Công giáo La Mã tại Việt Nam và nhà thờ được đổi tên là Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962, Giáo hoàng đã phong tước hiệu cho nhà thờ là Vương cung thánh đường.
3 Quá trình tu bổ Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Cho đến nay, nhà thờ này đã trải qua ba lần trùng tu. Lần trùng tu đầu tiên là xây dựng tháp chuông mái nhọn vào năm 1895. Lần thứ hai vào năm 1903, tôn tạo mặt tiền nhà thờ, xây dựng vườn hoa và tượng đài Bá Đa Lộc. Lần thứ ba là việc đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình vào năm 1959.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trong thời gian tu sửa toàn diện
Thời điểm hiện tại, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trải qua lần trùng tu thứ 4, là một dự án đại trùng tu bắt đầu từ tháng 8 năm 2017. Theo dự kiến thì công trình sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên do phát sinh nhiều vấn đề nên dự kiến năm 2027 mới hoàn thành việc sửa chữa.
Trong quá trình tu sửa, nhà thờ vẫn mở cửa đón các giáo dân Công giáo vào mỗi Chủ nhật. Đặc biệt, vào lúc 9h30 Chủ nhật hằng tuần, có thánh lễ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đối với khách du lịch, khách tham quan thì vẫn có thể đi dạo, chụp ảnh ở khuôn viên xung quanh hoặc quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khi nhìn từ trên cao
4 Điểm nổi bật trong kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
4.1 Về vật liệu và kiến trúc
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với phong cách kiến trúc tân La Mã Romanesque Revival (hay Neo-Romanesque). Đây là phong cách xây dựng được ưa chuộng vào khoảng giữa thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ kiến trúc Romanesque thế kỷ 11 và 12. Các tòa nhà theo phong cách này có xu hướng đặc trưng với các mái vòm và cửa sổ thiết kế đơn giản.
Trong quá trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, toàn bộ vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều được mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình được làm bằng gạch sản xuất tại Marseille. Ưu điểm của loại gạch này là để trần, không tô trát, không bị rêu bụi, vẫn giữ nguyên màu sáng hồng sau nhiều thập kỷ. Toàn bộ thánh đường có 56 cửa sổ kính màu được sản xuất tại tỉnh Chartres (Pháp).
Tìm hiểu thêm: Khám phá ngọn hải đăng Tiên Sa người gác đêm cho tàu thuyền ra khơi
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng với lối kiến trúc tân La Mã Romanesque Revival
4.2 Về thiết kế Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Phần móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt để chịu trọng lượng gấp 10 lần toàn bộ khối lượng kiến trúc xây dựng. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có hàng rào, tường bao như các nhà thờ quanh Sài Gòn Gia Định lúc bấy giờ.
Nội thất thánh đường có hai dãy chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu dãy tượng trưng cho 12 tông đồ. Bệ thờ của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được làm bằng đá hoa cương nguyên khối với sáu vị thiên thần tạc vào đá, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc mô tả thánh tích.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trở thành điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất của Thành phố Hồ Chí Minh
Các bức tường được trang trí bằng 56 ô cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Kinh thánh, 31 hình hoa hồng tròn, 25 ô cửa sổ mắt bò nhiều màu kết hợp với các hình ảnh đẹp mắt. Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều theo phom dáng Roman và Gothic trang nghiêm, tao nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này, chỉ có 4 cửa còn nguyên vẹn. Còn các cửa kính khác đã được tu sửa vào năm 1949 do bị phá hủy vì chiến tranh.
Không gian bên trong thánh đường của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
4.3 Tháp chuông nhà thờ
Thiết kế ban đầu thì hai tháp chuông cao 36.6m, không có mái và chỉ có một cầu thang hẹp khoảng 40cm. Nội thất tối và sàn nhà được lót bằng những mảnh gỗ nhỏ. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai mái để che tháp chuông cao 21m do kiến trúc sư Gardes thiết kế, tổng cộng tháp chuông cao 57m. Cả sáu quả chuông đều được treo trên hai tháp chuông. Quả chuông này được làm ở Pháp và đưa về Sài Gòn năm 1879.
Chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Ngày thường, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chỉ đổ chuông lúc 5 giờ sáng và 16 giờ 15 phút. Vào các ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường đánh ba hồi chuông. 6 chiếc chuông rung đồng thời sẽ có âm thanh rất lớn, bạn thậm chí có thể nghe thấy tiếng chuông từ cách xa 10km.
Giữa hai tháp chuông đặt một chiếc đồng hồ rất lớn. Nó được sản xuất vào năm 1887 và nặng tới 1 tấn. Dù đã có tuổi đời hơn trăm năm nhưng đồng hồ vẫn hoạt động rất chính xác.
Hai tháp chuông cao chót vót, ở giữa là chiếc đồng hồ hơn trăm năm tuổi
4.4 Quảng trường nhỏ trước nhà thờ
Quảng trường Công xã Paris nằm giữa Nhà thờ Đức Bà và đường Nguyễn Du. Ở trung tâm quảng trường chính là nơi đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Đây là nơi mà khách tham quan thường dừng chân để uống cà phê, chụp ảnh, ngắm chim bồ câu. Đặc biệt là sáng cuối tuần, rất đông các bạn trẻ tụ tập tại đây để cùng nhau trò chuyện, vui chơi.
Hình ảnh nhà thờ Đức Bà từ lâu đã trở thành một phần đại diện cho mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Gần nhà thờ còn có Dinh Độc Lập và Bưu điện thành phố. Bạn có thể kết hợp tham quan ba điểm đến nổi tiếng này để khám phá Sài Gòn một cách trọn vẹn nhất.
>>>>>Xem thêm: Ốc đảo Hyatt Regency West Hanoi mang hơi hướng của thời đại mới
Quảng trường Công xã Paris với cây xanh, hoa cỏ
Trên đây là những thông tin về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn từ cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn. Theo dõi MIA Go! để bỏ túi thêm thật nhiều điểm đến hấp dẫn khắp mọi miền Tổ quốc nhé.