Sẽ là một thiếu sót lớn nếu như đến Hà Nội mà chưa từng một lần dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm và tìm hiểu truyền thuyết Hồ Gươm vang dội truyền từ bao đời nay. Hồ được ví như hòn ngọc sáng và là linh hồn của thủ đô Hà Nội. Hãy để Blogdulich.edu.vn cùng bạn tìm hiểu tất tần tật những nét cuốn hút ở đây nhé.
Bạn đang đọc: Dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm – Khám phá viên ngọc sáng của thủ đô
1 Tìm hiểu tổng quan về Hồ Hoàn Kiếm
1.1 Đôi nét về Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm là hồ nước ngọt rộng khoảng 12ha nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, là nơi mang dấu ấn lịch sử vang dội của ông cha ta ngày trước. Trước đây hồ còn có tên là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân.
Hồ là điểm giao giữa các khu phố cổ như phố Hàng Đào, phố Lương Văn Can, phố Hàng Ngang… với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn một thế kỷ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài… Với vị trí đắc địa đó, hồ là nơi lý tưởng cho các hoạt động dạo phố, khám phá nét đẹp văn hóa và thiên nhiên của phố cổ Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan tại Hà Nội được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Một góc Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng vào buổi chiều cuối thu
1.2 Khám phá truyền thuyết Hồ Gươm
Tương truyền, vào đầu thế kỷ 15, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi tình cờ nhặt được một thanh sắt sáng như lưỡi gươm và một cái chuôi gươm có khắc chữ Thuận Thiên và chữ Lợi. Khi đó, ông tin rằng đây là vật báu trời ban nên rèn thành một chiếc gươm hoàn chỉnh đi đánh giặc. Nhờ thanh gươm báu, ông cùng các nhân sĩ đánh tới đâu thắng tới đó, đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi nước nhà và được nhân dân suy tôn lên làm vua với hiệu là Lê Thái tổ.
Đầu năm 1428, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng, đức vua chợt thấy Rùa Vàng nổi lên mặt hồ và thanh gươm bên người đột nhiên động đậy và phát sáng. Vua hiểu ý hoàn trả gươm báu cho Rùa thần và kể từ đó tên gọi Hồ Hoàn Kiếm được ra đời như một sự biết ơn đến những đấng tối cao ra tay giúp đỡ thần dân giữ yên bờ cõi. Đến nay, Hồ Hoàn Kiếm được trùng tu, bảo tồn thành di tích lịch sử văn hóa quan trọng của đất nước hình chữ S.
2 Nên đến tham quan Hồ Hoàn Kiếm vào thời điểm nào?
Mỗi mùa trong năm Hồ Hoàn Kiếm đều khoác lên mình tấm áo mới xinh đẹp. Tuy nhiên, theo nhiều kinh nghiệm của người dân Hà Thành, đến tham quan hồ vào độ cuối thu là đẹp nhất. Lúc này khí trời Hà Nội rất mát mẻ thích hợp cho việc tảng bộ và check-in. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội hít hà hương hoa sữa thơm nồng nàn nở rộ quanh hồ, ngắm lá vàng rơi lãng mạn khắp các con phố cổ, thưởng thức những món ngon Hà Nội trên những gánh hàng rong. Chỉ nghĩ đến thôi đã háo hức, rạo rực lắm rồi đúng không nào?
Hồ Gươm rực rỡ ánh đèn khi màn đêm buông xuống
3 Hướng dẫn cách di chuyển đến tham quan Hồ Hoàn Kiếm
Có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Hà Nội hiện đại và thoải mái như xe máy, xe khách, tàu hỏa hay xe máy… mà bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích.
Đến trung tâm thành phố Hà Nội, có nhiều cách để bạn di chuyển đến tham quan Hồ Hoàn Kiếm mà Blogdulich.edu.vn sẽ liệt kê dưới đây.
Bạn có thể bắt xe buýt để đến Hồ Hoàn Kiếm. Một số tuyến xe và trạm dừng để bạn tham khảo như:
– Điểm dừng bãi đỗ xe bờ hồ – xe 09, 14
– Điểm dừng Bưu điện thành phố Hà Nội – xe 08, 09, 31, 36
– Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ, Hàng Trống – xe 09, 31, 36
– Điểm dừng số 15 Đinh Tiên Hoàng: có xe 36
– Điểm dừng ngân hàng nhà nước Việt Nam – xe 04, 11, 18, 23, 34, 40
– Điểm dừng cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội – xe 04, 08, 11, 18, 23, 40
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt taxi để đến đây. Bạn nên lưu ý hỏi giá trước để không bị chèn ép giá nhé.
Bạn cũng có thể thuê xích lô hoặc xe điện để dạo quanh hồ và khám phá các điểm du lịch nổi tiếng xung quanh hồ.
Hoặc nếu bạn thích những buổi chiều dạo mát quanh hồ, cảm nhận một Hà Nội cổ kính một cách trọn vẹn thì hãy cùng bạn bè dắt tay nhau tản bộ quanh hồ nhé.
4 Bỏ túi những điểm du lịch nổi tiếng quanh Hồ Hoàn Kiếm
4.1 Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm
Tháp Rùa được xây dựng vào năm 1884 – 1886 trên đảo Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm. Tháp có lối kiến trúc đặc biệt gồm có 3 tầng xây theo hình chữ nhật và nhỏ dần từ dưới lên. Mặt phía Nam và phía Bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu; mặt phía Đông và phía Tây có tổng cộng 3 cửa cuốn. Trên tầng 1 và tầng 2 đều có lan can bao quanh với 4 đầu đao uốn cong dần lên đỉnh; và trên đỉnh tháp có hình ngôi sao năm cánh – biểu tượng của đất nước Việt Nam.
Tháp Rùa – Linh hồn của thủ đô Hà Nội
4.2 Tháp Bút – Đài Nghiên
Nằm ở phía Đông Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, Đài Nghiên và Tháp Bút là hai công trình kiến trúc không thể tách rời được xây dựng vào năm 1865. Đây là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Hà Thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Đài Nghiên gồm 3 chân kê nghiên là hình tượng 3 con cóc tựa 3 chiếc chân kiềng, trên thân nghiên có khắc một bài Minh gồm 64 chữ Hán do cụ Nguyễn Văn Siêu soạn. Tháp Bút được thiết kế như hình một chiếc bút lông cao 9m với ngòi bút nhọn dựng thẳng lên trời.
Đài Nghiên – Tháp Bút chính là khát vọng của sĩ phu ngày trước gửi gắm vào bầu trời xanh, rộng lớn
4.3 Cầu Thê Húc
Cây cầu Thê Húc sơn đỏ là cầu nối bắc ngang qua Hồ Gươm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu được “Thần Siêu” Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865 với ý nghĩa “ngưng tụ hào quang”. Lối kiến trúc uốn cong hệt con tôm và sơn màu đỏ rực rỡ góp phần tạo nên nét độc đáo và có phần cổ kính của cầu khiến ai ai cũng tấm tắc ngợi khen.
Tìm hiểu thêm: Trải nghiệm săn mây núi Đại Bình Bảo Lộc đẹp mê đắm lòng người
Màu sơn đỏ của cầu Thê Húc tượng trung cho sự sống, nguồn hạnh phúc, và ước vọng của người dân
4.4 Đền Ngọc Sơn
Ngôi đền Ngọc Sơn được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 là một ngôi đền linh thiêng của thủ đô. Đền là một di tích lịch sử ngàn năm văn hiến và cũng là biểu tượng rõ nét của quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt.
Đừng quên ghé qua khám phá đền Ngọc Sơn cổ kính bạn nhé
4.5 Phố cổ Hà Nội
Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm là hàng loạt dãy phố cổ Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường… Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu cuộc sống, nét văn hóa và ẩm thực truyền thống của Hà Nội. Tuy nét văn hóa cổ xưa không còn giữ nguyên vẹn nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp những gánh hàng rong, những ngôi nhà cổ của những thập niên 70 – 80. Một Hà Nội xưa cũ sẽ được tái hiện một cách rõ nét.
Đi dọc các con phố, đắm chìm trong nét đẹp hoài cổ sẽ là một trải nghiệm thú vị đấy
4.6 Nhà hát Lớn Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội tọa lạc bề thế ở Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, thuộc quận Hoàn Kiếm ở ngay đầu phố Tràng Tiền. Nơi đây được người Pháp xây dựng theo kiến trúc của một nhà hát opera thu nhỏ vào năm 1901. Từ cách tổ chức mặt bằng, đến cách bài trí, thiết kế của Nhà hát lớn đều tương đồng với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20.
Bạn sẽ có cơ hội khám phá các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam ở Nhà hát Lớn Hà Nội
4.7 Nhà hát múa rối nước Thăng Long
Múa rối nước là loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc của người Hà Nội nói riêng và người dân miền Bắc nói chung. Rối được trình diễn trên một hồ nước và những nghệ sĩ ngâm mình trong nước để điều khiển những chú rối bằng gỗ phía sau một bức bình phong. Những con rối bằng gỗ sơn mài từ lâu đã trở nên nổi tiếng trong công đồng yêu nghệ thuật trên khắp thế giới.
>>>>>Xem thêm: Ghé thăm Lâu Đài Long Island, thánh địa sống ảo tại Sài Gòn
Xem các buổi trình diễn múa rối nước để hiểu thêm nét đẹp nghệ thuật độc đáo của phố cổ
Hồ Hoàn Kiếm là di tích mang ý nghĩa lịch sử sâu đậm và là niềm tự hào trong lòng người dân thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung. Còn chần chừ gì nữa, xách balo lên đi khám phá những điều thú vị của Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm ngay nhé!