Cứ vào mỗi độ tết đến xuân về, những ngày ấy dường như Phố Hàng Mã cũng vừa ‘vươn mình thức dậy’ sau giấc ngủ vùi đêm đông. Chẳng biết thành thói quen từ khi nào, cứ vào mỗi dịp lễ tết là người dân Hà thành lại rủ nhau đến đây để dạo phố, tản bộ, mua sắm hoặc chỉ đơn giản là hòa vào bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt nơi này. Bạn ơi, hôm nay hãy cùng Blogdulich.edu.vn dạo quanh Phố Hàng Mã vào những ngày cuối năm để xem có gì đặc biệt nhé.
Bạn đang đọc: Lung linh Phố Hàng Mã – Nơi ánh đèn chưa bao giờ tắt vào những dịp lễ, tết
1 Định vị chính xác tọa độ của Phố Hàng Mã trên tấm bản đồ du lịch thủ đô
Địa chỉ: phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Tuy chỉ dài vỏn vẹn 339m mà thôi, thế nhưng Phố Hàng Mã – một mảnh ghép trong 36 phố phường Hà Nội lại luôn là một trong những điểm tham quan, vui chơi giải trí rộn ràng bậc nhất thủ đô, nhất là vào mỗi dịp cuối năm hoặc các ngày lễ tết, đặc biệt là vào ngày Trung Thu.
Nằm yên bình giữa lòng phố cổ với vị thế cực kỳ đắc địa, Phố Hàng Mã chỉ cách khu Chợ Đồng Xuân nổi tiếng tầm 1km về phía Nam, cách Hồ Hoàn Kiếm 700m về phía Bắc, trong khi phía Đông chính là ngã tư giao với phố Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Chiều còn phía Tây là ngã ba giao với đường Phùng Hưng và khu vực đường tàu.
Phố Hàng Mã là một mảnh ghép trong bức tranh 36 phố phường Hà Nội. Ảnh: @dt.bao79
Không chỉ tọa lạc ở vị trí đắc địa hiếm có là thế, Phố Hàng Mã còn thu hút sự chú ý của bao thế hệ người dân Hà thành với những ‘tấm áo’ rực rỡ mà nơi này khoác lên mình vào những dịp lễ tết lớn trong năm. Chẳng biết từ bao giờ và bắt đầu từ đâu, chỉ biết rằng cứ bao thế hệ người dân Hà Nội thì ai ai cũng đã từng ít nhất một lần ghé qua con phố này đi dạo, mua sắm và vui chơi trong những ngày tết đến xuân về.
2 Thời điểm lý tưởng nhất để đến tham quan Phố Hàng Mã là khi nào, bạn đã biết chưa?
Như tụi mình đã chia sẻ, chẳng ai biết từ khi nào việc ghé đến Phố Hàng Mã vào những dịp lễ, tết đã trở thành thói quen của người dân chốn thủ đô. Họ xem đó là việc hiển nhiên và là điều phải làm nếu muốn tận hưởng bầu không khí rộn ràng của ngày hội. Mà quả thật đúng như thế. Phố Hàng Mã chỉ thật sự có sinh khí và sống động hơn hẳn vào những dịp lễ hội lớn trong năm và những ngày đầu năm mới mà thôi, đặc biệt là vào những ngày trước khi diễn ra Tết Trung Thu.
Cứ cách Trung Thu tầm 1, 2 tuần là người dân sinh sống trong phố đã bắt đầu bày biện, sắm sửa và buôn bán những món đồ liên quan đến dịp lễ ý nghĩa này. Với những chiếc đèn lồng lung linh và rực rỡ sắc màu, Phố Hàng Mã như bừng sáng và có hồn hơn cả. Thế nên người dân Hà thành cứ vào những ngày này lại rủ nhau đến đây, có thể là tham quan, đi dạo, chụp ảnh hoặc cũng có thể là mua sắm nữa đó.
Những cửa hàng tại Phố Hàng Mã buôn bán đa dạng các mặt hàng, phù hợp với từng dịp lễ quan trọng trong năm. Ảnh: @eikos.vn
Theo kinh nghiệm đi Hà Nội tự túc của Blogdulich.edu.vn, bạn nên bắt đầu hành trình khám phá Phố Hàng Mã vào khoảng chiều tối, bắt đầu từ 5 giờ là hợp lý nhất. Bởi vì vào lúc này trời vẫn chưa tối sầm hẳn, trong khi ấy những ngôi nhà nơi phố cổ Hàng Mã đã bắt đầu rực rỡ ánh đèn.
Dưới khung cảnh hoàng hôn ấm áp và ánh sáng dần tắt của đất trời Hà Nội, những chiếc đèn lồng lung linh ánh nến lại như thổi một luồng sinh khí mới, từ đó bừng lên một sức sống mới, mang lại những niềm vui mới cho mọi người. Chính những ánh sáng lung linh từ những chiếc đèn lồng này sẽ là phông nền hoàn hảo nhất cho những bức ảnh chụp vội check-in Hà Nội của bạn đó.
3 Khám phá những điều đặc biệt xoay quanh Phố Hàng Mã
3.1 Ngược dòng thời gian tìm hiểu về lịch sử Phố Hàng Mã
Trước kia, Phố Hàng Mã nằm trên địa phận hai thôn Vĩnh Hạnh và Yên Phú thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Hai thôn này được phân chia với nhau bằng con sông Tô Lịch (ngày trước, sông Tô Lịch còn thông với cả sông Hồng nữa). Vào thời Pháp, phố được đặt tên chung với phố Hàng Đồng, được gọi là Rue du Cuire. Người dân sinh sống ở đây chủ yếu thuộc những gia đình trong làng Tân Khai lên định cư, sau đó mở cửa hàng bá giấy, đồ vàng mã dùng trong những buổi lễ cúng bái cũng như các vật dụng bằng giấy dùng trong trang trí. Sau này, khi đoạn sông Tô Lịch thông ra sông Hồng bị san lấp thì hai thôn Vĩnh Hạnh và Yên Phú cũng được sát nhập lại với nhau, từ đó Phố Hàng Mã xuất hiện và tồn tại cho đến tận ngày nay.
Một góc Phố Hàng Mã ngày trước
3.2 Phố Hàng Mã bán những mặt hàng nào?
Thật ra, tên Hàng Mã không phải tự nhiên mà người ta lại dùng để gọi cho con phố dài 339m này. Hàng Mã được biết đến là một mảnh ghép trong tấm bản đồ 36 phố phường hà Nội, thế nên sau cái tên Hàng đều gắn liền với một cái nghề nhất định của nơi ấy.
Phố Hàng Mã nổi tiếng là nơi chuyên bán những món đồ chơi truyền thống như mặt nạ bồi, đầu lân, đèn ông sao, v.v. Ảnh: @asialinkvietnamholidays
Trước kia, Hàng Mã là nơi chuyên sản xuất và buôn bán các mặt hàng tâm linh như giấy tiền vàng cúng lễ, bên cnahj những món đồ chơi, các loại đồ trang trí bằng giấy khác nữa. Ngày nay, Phố Hàng Mã là nơi chuyên bán những mặt hàng đặc trưng của dịp Tết Trung Thu như đèn lồng, các loại đồ chơi phát sáng, bóng bay, đèn ông sao, mặt nạ, các loại vật dụng cùng nhiều món đồ chơi thú vị khác. Ngoài ra, những cửa hàng trên phố còn chuyên bán những mặt hàng truyền thống khác như mặt nạ bồi, trống, đầu lân, v.v. cùng những mặt hàng như thiệp cưới, bưu thiếp, văn phòng phẩm, v.v.
3.3 Phố Hàng Mã với kiến trúc nhà cổ mang đậm dấu ấn thời gian
Không chỉ sở hữu những gian hàng lộng lẫy và lung linh ánh đèn, Phố Hàng Mã còn thu hút đông đảo mọi người với không gian kiến trúc mang đậm dấu ấn truyền thống Việt Xưa với những ngôi nhà hình ống và nhà chồng diêm.
Tìm hiểu thêm: Thử uống rượu ghè Kon Tum cực ngon của vùng đất cao nguyên
Những ngôi nhà mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Hà Nội cũ. Ảnh: @kieulinhh03
Nhà chồng diêm ở Phố Hàng Mã là kiểu nhà hai tầng, trong đó tầng dưới có mái hiên để che nắng gió, mưa cho cửa hàng, trong khi tầng hai có cửa sổ hoặc cửa giả cỡ nhỏ hướng ra phía mặt đường, để tiện ngắm cảnh phố phường tấp nập. Ngược lại, nhà hình ống lại là nhà có bề rộng eo hẹp nhưng thông dài ra phía sau, có thể tận dụng làm nơi buôn bán, sản xuất và lưu trú nữa. Tuy nhìn chung, kiến trúc của những căn nhà nơi phố Hàng Mã không quá nổi bật nhưng lại là bức tranh tái hiện và phản ánh một cách chân thật, sống động về nếp sống, lối sinh hoạt của người dân Hà thành những năm tháng trước kia.
3.4 Phố Hàng Mã – Con phố ‘không ngủ’ vào những dịp lễ tết
Tọa lạc ngay bên mạn phố đi bộ hồ Gươm nên Phố Hàng Mã lại càng đông đúc và tấp nập hơn hẳn, trở thành một trong những điểm tham quan tại Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ nếu có dịp đến thủ đô vào những ngày lễ tết, đặc biệt là Trung Thu. Dẫu nơi này lúc nào cũng tấp nập khung cảnh người mau kẻ bán náo nhiệt, nhưng dường như vào dịp Trung Thu, đấy mới là lúc Phố Hàng Mã có hồn và sống động hơn cả.
Cứ vào mỗi dịp lễ lớn trong năm, Phố Hàng Mã cũng lung linh và rực rỡ hơn cả. Ảnh: @caphekhongbe
Những chiếc đèn lồng và các món đồ trang trí sẽ là phông nền hoàn hảo cho bức ảnh của bạn. Ảnh: @mm.dvaaaaa
Nếu có dịp đến đây vào những buổi tối trước khi diễn ra Tết Trung Thu khoảng độ 1, 2 tuần, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh cả con phố như bừng sáng dưới ánh đèn lung linh của những chiếc đèn lồng đa dạng hình thù và màu sắc. Lúc này, ánh sáng vàng của ngọn nến cùng âm thanh vui nhộn, rộn ràng của những chiếc trống, còi quay, kèn hòa cùng tiếng chào hàng của người bán và cả tiếng trả giá của người mua, Phố Hàng Mã sẽ càng tưng bừng và náo nhiệt hơn bao giờ hết.
>>>>>Xem thêm: Lưu ngay kinh nghiệm đi Cần Thơ giá rẻ từ dân thổ địa
Tụi mình hẹn nhau một ngày đẹp trời sẽ cùng đi Phố Hàng Mã bạn nhé! Ảnh: @nguyenoinguyena
Là một trong những khu phố cổ nổi tiếng bậc nhất chốn Hà thành, Phố Hàng Mã đã thật sự trở thành điểm dừng chân quen thuộc của bao thế hệ người dân nơi đây. Nếu bạn muốn được một lần hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt ấy, đừng quên ghé đến phố cổ đặc biệt này nhé.