Măng sặt Yên Bái từ lâu đã trở thành một món ăn vô cùng quen thuộc của núi rừng Tây Bắc. Măng sặt thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình của người đồng bào vùng cao Yên Bái và ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người yêu thích hơn vì có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon.
Bạn đang đọc: Thưởng thức đặc sản núi rừng Măng sặt của vùng đất Yên Bái
1 Tổng quan về Măng sặt Yên Bái
1.1 Măng sặt mọc ở đâu?
Nhắc đến những món ngon nổi danh núi rừng Tây Bắc thì chắc chắn không thể bỏ qua Măng sặt. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để trồng Măng Sặt, Yên Bái chính là một trong những nơi đất lành để Măng sặt sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Mọi người khi đến với mảnh đất này đều rất thích mua Măng sặt về làm quà tặng người thân, bạn bè.
Măng sặt thuộc họ tre và khá lành tính. Kích thước Măng Sặt to hơn ngón cái và búp măng thẳng. Tại các vùng như huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Măng Sặt mọc tự nhiên rất nhiều. Trong đó thị xã Nghĩa Lộ chính là nơi tập trung nhiều Măng sặt nhất Yên Bái. Để có thể mua được đặc sản này, bạn có thể đi dạo chợ Nghĩa Lộ – Nơi cung cấp Măng sặt số lượng lớn đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh.
Nhắc đến những món ngon nổi danh núi rừng Tây Bắc thì chắc chắn không thể bỏ qua Măng sặt
Loại Măng sặt được trồng trên đất Yên Bái là loại măng lành tính, đặc và khi ăn vào có vị ngọt thơm. Chính vì thế nhiều người cực kỳ yêu thích Măng sặt và thường mua về để chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa cơm gia đình. Cứ mỗi mùa măng mọc là tỉnh Yên Bái lại cung cấp măng đi khắp các tỉnh thành như Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội….
Măng sặt ngày trước thường được mọc tự nhiên đúng mùa vụ. Tuy nhiên sau khi món ăn này trở nên nổi tiếng và được khá nhiều người yêu thích, đồng bào các dân tộc như người Thái, người Dao đã bắt đầu trồng Măng sặt và chăm chút kỹ hơn vào chất lượng mỗi búp măng. Măng sặt được chính tay người dân trồng thường sẽ mập hơn, ngọt hơn măng mọc tự nhiên trong các khu rừng.
Loại Măng sặt được trồng trên đất Yên Bái là loại măng lành tính, đặc và khi ăn vào có vị ngọt thơm
1.2 Măng sặt mọc vào tháng mấy?
Mùa Măng sặt thường mọc vào mùa xuân, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Cứ vào thời điểm này là những búp măng lại đua nhau đâm chồi, vươn lên đón ánh nắng mặt trời. Măng sặt thường mọc thành từng cụm khá dày và sinh sản vô cùng nhanh chóng. Đối với những búp măng nằm sâu trong mặt đất, người dân thường dùng cuốc hoặc xẻng để tách chúng ra, tránh mọc chồng chéo lên nhau.
Cứ mỗi khi đến mùa thu hoạch Măng sặt là không khí nơi đây lại vô cùng nhộn nhịp, rộn ràng. Người dân bản địa lại nô nức rủ nhau đeo gùi trên lưng đến thu hoạch măng. Mùa Măng sặt thường chỉ trong vòng hai tháng nên người dân cũng phải tranh thủ thu hoạch măng. Bởi vì được trồng ẩn sâu trong lớp đất nên mầm măng sau khi thu hoạch thường mập mạp và tươi ngon hơn rất nhiều.
Mùa Măng sặt thường mọc vào mùa xuân, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch
Để thu hoạch được Măng sặt, người ta thường dùng lưỡi dao nhọn xén các ngọn măng trồi lên trên mặt đất. Còn những búp măng non thì được khéo léo dùng dao để đào lên nhằm không để thịt măng bị cứa vào. Măng sặt khác với những loại măng khác, măng thường có gốc vàng và ngọn màu xanh, vỏ bóng.
Nếu không thu hoạch măng đúng vụ mùa mà để lâu trong lòng đất thì sau khi đào lên Măng sặt sẽ mất đi vị ngọt tự nhiên, ăn vào khá khô, đắng cũng như cực kỳ khó ăn. Là một trong những món ăn nổi tiếng tại Yên Bái, Măng sặt thường được người dân bản địa thu hoạch để đem đi bán hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon thiết đãi khách đến nhà.
Măng sặt khác với những loại măng khác, măng thường có gốc vàng và ngọn màu xanh, vỏ bóng
2 Món ăn quen thuộc đối với người đồng bào vùng cao Tây Bắc
Măng sặt là một trong những món ăn cực kỳ quen thuộc và thường xuất hiện trong bữa cơm gia đình của hầu hết đồng bào vùng cao Tây Bắc. Thưởng thức thử một đũa Măng sặt, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương vị ngọt ngào, ít xơ, ăn hoài không ngán. Hương thơm đặc trưng của núi rừng cứ thế lan tỏa khiến bất cứ ai cũng nhớ mãi không quên.
Đối với người dân tộc sinh sống tại vùng cao Yên Bái, Măng sặt ngon nhất lúc còn tươi, trắng nõn, không bị thâm hay có sâu bệnh. Họ thường thu hoạch Măng sặt vào tháng 2 vì theo kinh nghiệm của người dân bản địa, Măng sặt vào lúc này khá là dễ bóc, vẫn còn tươi nguyên và khi ăn vào không có vị hen khiến người ăn khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Khám phá hàng loạt địa điểm ăn vặt Quảng Bình cùng MIA.vn
Đối với người dân tộc sinh sống tại vùng cao Yên Bái, Măng sặt ngon nhất lúc còn tươi, trắng nõn
Người dân nơi đây thường dùng Măng sặt để chế biến thành nhiều món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn. Nếu đến đây vào mùa măng bạn sẽ có cơ hội thưởng thức Măng sặt khi dùng bữa với các gia đình người dân bản địa. Món ăn tuy dân dã nhưng đã gắn liền vào trong đời sống, văn hóa và cả nền ẩm thực của người đồng bào sinh sống tại Yên Bái.
Là một trong những món ăn giàu chất dinh dưỡng cũng như chứa hàm lượng Vitamin A, vitamin D cao nên Măng sặt không chỉ được người dân nơi đây yêu thích mà còn khiến biết bao du khách đắm say trước hương vị của núi rừng Tây Bắc. Đối với mỗi gia đình tại đây, họ tin rằng Măng sặt chính là một trong những vị thuốc quý cực kỳ hữu dụng mà thiên nhiên đất trời đã ban tặng cho mảnh đất Yên Bái.
Người dân nơi đây thường dùng Măng sặt để chế biến thành nhiều món ăn vô cùng ngon và hấp dẫn
3 Những món ăn đặc sắc chế biến từ Măng sặt
Măng xào, măng nướng, măng om vịt, măng om sườn…cùng vô vàn món ngon hấp dẫn khác đều được chế biến từ Măng sặt. Tuy nhiên đối với người dân bản địa thì món ăn được chế biến từ Măng sặt ngon nhất chắc có lẽ là măng được nướng trên bếp than hồng. Chỉ cần vừa được đặt trên bếp than là Măng sặt đã tỏa ngát hương thơm lừng, ngon đến khó cưỡng.
Khi Măng sặt vừa được nướng chín, người ta thường bóc những lát vỏ măng còn đang nóng hổi, cháy xém để thưởng thức liền tay món Măng sặt trứ danh vùng đất này. Chấm kèm một chút mắm tôm hay cùng vài ba lát ớt cay nồng là hương vị núi rừng Tây Bắc cứ thế xộc thẳng lên mũi, không lẫn đi đâu được.
Qua vài khâu sơ chế là đã có thể thưởng thức món Măng sặt ngon ngất ngây theo nhiều cách khác nhau từ nướng, xào, om với sườn…
Bên cạnh món măng nướng, bạn có thể thưởng thức thêm Măng sặt om sườn. Để chế biến được món ăn này, người ta thường bóc vỏ măng ra và đập dập để ninh cùng với sườn lợn. Để cho ra được món măng om sườn đúng vị, người chế biến sẽ cho thêm cà chua, chút hành và tỏi vào để các nguyên liệu và gia vị quyện hòa vào nhau tạo nên hương vị đậm đà.
Dù là được chế biến bằng cách nào đi nữa thì hầu như tất cả món ăn được làm từ Măng sặt đều đủ khiến người ăn nhớ mãi không quên. Nếu có dịp đến khám phá mảnh đất này, bạn đừng quên thưởng thức đặc sản của núi rừng Yên Bái bên cạnh việc tham quan, khám phá nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng tại đây nhé.
>>>>>Xem thêm: Hành trình review Chùa Chén Kiểu với những trải nghiệm đáng nhớ
Dù là được chế biến bằng cách nào đi nữa thì hầu như tất cả món ăn được làm từ Măng sặt đều cực kỳ hấp dẫn
Đến Yên Bái mà quên thưởng thức Măng sặt thì quả là đã bỏ lỡ một món ngon của vùng cao Tây Bắc. Bên cạnh Măng sặt, tại đây vẫn còn nhiều món ngon hấp dẫn khác mà bạn có thể thưởng thức cũng như mua về làm quà cho gia đình, bạn bè như Thịt trâu gác bếp Yên Bái, Bánh chưng đen Mường Lò…Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và một trải nghiệm ẩm thực đầy những điều thú vị.