Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Mỗi độ tết đến xuân về, mảnh đất kinh đô lại được bao phủ bởi mùi khói bánh chưng Nhật Lệ Huế. Đây là món đặc sản mà ai ai cũng muốn mang về thưởng thức trong những ngày xuân. Từ lâu, bánh chưng Nhật Lệ đã trở thành thương hiệu mang đậm đặc trưng của ẩm thực Huế. Và là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết cổ truyền của nước ta. Không chỉ nhận được sự yêu thích của người dân địa phương mà bánh chưng còn trở thành thức quà được nhiều du khách lựa chọn. Vậy món bánh chưng này có gì nổi bật? Và những địa điểm nào bán bánh chưng ngon tại Huế ?

Bạn đang đọc: Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Tổng quan về  Bánh chưng Nhật Lệ Huế

Bánh chưng Nhật Lệ bắt nguồn từ một cửa hàng nhỏ ở trên phố Nhật Lệ. Qua nhiều năm hình thành và phát triển, bánh chưng trở thành món đặc sản của con phố nổi tiếng với truyền thống làm bánh Nhật Lệ.

Qua bao đời này, bánh chưng Nhật Lệ vẫn được gìn giữ và truyền qua bao thế hệ. Đây không chỉ là một món nghề mà còn là nét nổi bật trong văn hóa ngày Tết của người Huế. 

Bánh chưng Nhật Lệ là đặc sản Huế, rất nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng. Ban đầu, bánh chỉ được bán ở một cửa hàng nhỏ, dần dần món bánh này trở nên phố biến và được truyền lại. Tết đến, khắp nơi lại nhộn nhịp với không khí mua bán tấp nập, ai ai cũng muốn chọn được chiếc bánh thơm ngon nhất để dâng lên bàn thờ cho ông bà tổ tiên. 

Khác hoàn toàn với bánh tét Làng Chuồn, bánh chưng Nhật Lệ hút khách bởi chính nét dân dã và hương vị đậm đà của nó. Mỗi khi đến Huế du lịch, du khách thường ghé ngang khu phố Nhật Lệ để nhìn ngắm, chọn lựa những cặp bánh chưng ngon nhất để biết bạn bè, người thân. 

Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Bánh chưng ở đây thường mang hương vị rất riêng biệt mà không phải nơi nào cũng có được. 

Bánh chưng Nhật Lệ Huế có gì đặc biệt?

Không phải ngẫu nhiên mà bánh chưng ở phố Nhật Lệ lại nổi tiếng và được nhiều thực khách lựa chọn. Bánh chưng Nhật Lệ luôn có những nét đặc biệt rất riêng từ hương vị, cách làm cho đến cách thưởng thức. 

2.1 Chất lượng thơm ngon rất riêng

Bánh chưng Nhật Lệ Huế luôn thấm đẫm hương vị giản dị của quê hương. Món ngon này vang danh khắp mọi miền với tên gọi đặc sản vùng đất cố đô. Bánh thường có vị thơm ngon, rất dẻo, hấp dẫn nhờ sự hòa quyện hoàn hảo và cân bằng giữa các mùi vị.

Bánh chưng Nhật Lệ tạo nên được thương hiệu riêng biệt nhờ vào hương vị đặc trưng và chất lượng trong từng chiếc bánh. Bánh là sự kết hợp giữa mùi thơm dẻo của gạo nếp, bùi bùi của nhân đậu xanh, béo ngậy của thịt và đậm đà của gia vị. 

Để làm ra được một chiếc bánh ngon, phải tuyển chọn loại gạo nếp tròn mẩy, vừa thơm vừa dẻo, trắng ngà để khi nấu lên bánh sẽ có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh thường sẽ sử dụng hạt đậu xanh đã đãi vỏ, đều đặn và chắc hạt. Thịt lợn phải vừa mỡ vừa nạc, được tẩm ướp gia vị vừa ăn. 

Vừa bóc lớp lá chuối ra, bạn sẽ thấy được màu xanh bắt mắt và mùi hương xộc lên tận mũi. Cắn một miếng, nhân thịt mỡ và đậu xanh béo bùi ngập cả khoang miệng.

Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Bánh chưng ở nơi đây thường sẽ được ăn nguội, để cho phần nếp không bị dính răng mà bánh lại được định hình vuông vức đẹp mắt.

2.2 Cách gói bánh rất tỉ mỉ, công phu

Sau khi tuyển chọn và tẩm ướp các nguyên liệu để làm bánh chưng Nhật Lệ Huế, sẽ đến công đoạn gói bánh. Thông thường, người ta thường dùng lá dong hoặc lá chuối để gói bánh.

Trong đó, khó nhất vẫn là công đoạn gói bánh. Để chiếc bánh gói ra được đẹp thì người gói phải biết cách ước lượng được tỉ lệ nhân và nếp cho phù hợp. Ngoài ra, phải gói bánh không được quá chặt tay để nếp không bị sượng, cũng không được gói lỏng tay vì bánh sẽ bị nhão. 

Tiếp đến là khâu luộc bánh. Bánh phải được luộc trong lửa vừa với thời gian từ 10 – 12 tiếng. Bánh sau khi được nấu chín sẽ có mùi thơm thoang thoảng. Nhân bánh được rải đều khắp bánh, phần nếp dẻo và thơm, ăn béo ngậy. Chính vì phải trải qua những công đoạn công phu, tỉ mỉ như vậy cho nên món bánh chưng Nhật Lệ đã hút hồn rất nhiều du khách. 

Thông thường, du khách đến khám phá Huế đều tìm kiếm bánh chưng Nhật Lệ để thưởng thức hương vị đặc trưng của món bánh đặc sản trứ danh. Một cặp bánh chưng dân dã chỉ có giá từ 30.000 VNĐ – 50.000 VNĐ. 

Tìm hiểu thêm: Check in Cánh đồng cỏ xuyến chi Bảo Lộc đẹp nao lòng người

Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Những chiếc lá đạt chuẩn phải có màu sắc tươi xanh, có độ dẻo nhất định. 

Các điểm bán bánh chưng Nhật Lệ Huế ngon 

Để mua bánh chưng chuẩn vị bạn nên ghé đến đường Nhật Lệ, thành phố Huế. Nơi đây có rất nhiều cơ sở làm bánh ra đời từ rất lâu và có kinh nghiệm hàng chục năm. Dưới đây là một số quán mà bạn có thể tham khảo: 

-Tiệm Bà Thêm: Số 119 đường Nhật Lệ. Quán thường mở cửa từ 6:30 – 21:00. Giá bánh thường giao động trong khoảng 10.000 VNĐ – 200.000VND. Tùy thuộc vào kích cỡ và loại bánh khác nhau.

-Quán Bà Dần: Số 99 đường Nhật Lệ. Quán mở cửa từ 6:00 -21:00. Ở đây bán các loại bánh chưng với giá từ 10.000 VNĐ – 100.000 VNĐ.

-Quán Mệ Tóc Bạc: Nằm ở số 117 đường Nhật Lệ, phường Thuận Thành, thành phố Huế. Quán bánh này có thương hiệu lâu đời nhất ở nơi này và trở thành thương hiệu lừng danh ở phố Nhật Lệ. Chỉ cần đến đường Nhật Lệ, hỏi tên quán, bạn sẽ được chỉ đến tận nơi. 

Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

Ngày thường, nơi này chỉ có 3 quán bánh chưng gốc. 

Bánh chưng Nhật Lệ Huế – Món đặc sản được truyền từ ngàn đời

>>>>>Xem thêm: Trải nghiệm Khách sạn thuyền Cần Thơ độc đáo tại miền Tây sông nước

Vào những dịp lễ Tết, rất nhiều gia đình ở con phố này lại rục rịch nghề và vẫn giữ được nét độc đáo của nghề gói bánh chưng.

Trên đây là tất cả thông tin về bánh chưng Nhật Lệ Huế mà Blogdulich.edu.vn muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn biết cách chọn mua và thưởng thức được món đặc sản trứ danh ở Huế. Và đừng quên ghé đến một trong những địa điểm này để mua được món bánh chưng đậm đà hương vị cố đô nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *