Để tạo ra món bánh pía Sóc Trăng, người lao động phải thật sự khéo léo trong từng khâu sản xuất. Vì thế thành phẩm tạo ra mới chạm được đến trái tim người dùng. Nếu có dịp du lịch Sóc Trăng, bạn nhất định phải thử món ăn này.
Bạn đang đọc: Bánh pía Sóc Trăng, linh hồn của sự pha trộn bản sắc dân tộc
Ngoài Vú sữa tím Xuân Hòa thì khi đến Sóc Trăng bạn đừng nên bỏ lỡ đặc sản bánh pía. Với hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, bánh pía Sóc Trăng đã có những bước tiến vượt bậc. Các cơ sở ngày càng nâng cao chất lượng bánh để đáp ứng được thị hiếu tăng cao của người tiêu dùng.
1 Đôi nét về Bánh Pía Sóc Trăng
1.1 Sơ lược về Bánh Pía Sóc Trăng
Hình ảnh bánh pía từ lâu đã là biểu tượng trong văn hóa ẩm thực của Sóc Trăng. Không chỉ là một món ăn đơn thuần, nó còn là đặc sản gắn liền với làng nghề truyền thống của người dân nơi đây. Dù bạn nghe danh bánh pía ở đâu thì cũng là niềm tự hào cho một vùng đất gần tận cùng đất nước. Khi xưa, món bánh này gắn liền với Tết Trung thu cổ truyền nhưng đến nay đã được sử dụng ở hầu hết các thời điểm trong năm.
1.2 Nguồn gốc
Nguồn gốc của món bánh pía Sóc Trăng xuất phát từ người Minh Hương di cư sang nước ta vào thế kỷ XVI. Họ đã mang theo món bánh có hương vị quê nhà khi đến đây. Món này khi xưa được xem là bánh Trung Thu của người Triều Châu. Vì thế tên gọi cũng xuất phát từ tiếng Triều Châu, cụ thể như chữ “pía” với cách đọc “pi-é” dịch ra là bánh. Tại Sóc Trăng có một làng nghề làm bánh pía tại xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành. Lúc trước, bánh pía Sóc Trăng được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Nhưng với nhu cầu ngày càng tăng cao như hiện tại thì các quy trình đã có những bước làm bằng máy để hỗ trợ năng suất.
Vào năm 1963, ông Trần Cang – Thương nhân nổi tiếng người Hoa đã lấy bánh pía của cơ sở Tạo Thành đi rao bán khắp nơi như Biên Hòa – Đồng Nai, Lái Thiêu – Bình Dương. Khi đó, ông thấy những nơi này có nhiều sầu riêng nên đã mang về đề xuất với lò bánh của người làm ra món bánh pía có nhân của loại trái cây đó. Đây cũng chính là nguồn gốc của món bánh pía nhân nhân đậu xanh sầu riêng được nhiều bạn yêu thích.
2 Làng nghề Bánh Pía Sóc Trăng
Địa chỉ: Xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
Vũng Thơm nằm cách thành phố Sóc Trăng tầm 10km, đây được xem là nơi sinh ra của đặc sản bánh pía Sóc Trăng. Món ăn này có tuổi đời khoảng 80 – 100 năm nên cũng chẳng xa lạ gì khi nó trở thành một phần của cuộc sống người dân nơi đây cũng như vang danh cả nước. Dù có nguồn gốc từ người Hoa, nhưng qua bàn tay của dân Việt thì món đã có sự hòa trộn, đan xen giữa 2 văn hóa. Khi xưa các gia đình gốc Hoa thường làm món bánh này để bán cho dân làng thông qua những quán nước, khu chợ, tiệm tạp hóa,…
Một số làng nghề còn giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống làm bánh pía Sóc Trăng cho đến hiện nay phải kể đến như: Bánh Pía các lò Công Lập Thành, Thuận Thành, Mỹ Hiệp Thành, Tân Huê Viên, Tạo Thành,… Trong đó, lò bánh Công Lập Thành của ông Âu Minh Xương là cái đầu tiên. Từ khi vừa lên 9, ông đã làm người giúp việc cho lò bánh pía uy tín để học nghề. Để nhắn nhủ và lưu giữ tinh thần bền chí lập nghiệp, ông đã đặt tên cho nơi này là Công Lập Thành. Hiện có nhiều công ty, lò bánh sản xuất bánh pía nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ, Campuchia, Canada,…
3 Hương vị của bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía Sóc Trăng có nhiều lớp da mỏng xếp chồng lên nhau để có thể lột ra một cách dễ dàng. Do đó, người dân tộc Nam Bộ còn gọi món này là bánh lột da. Theo lời kể của những người làm bánh pía Sóc Trăng, khi xưa người Trung đã làm món này bằng thịt vịt quay, chao cùng với mỡ cừu và heo, vỏ làm bằng hạt kê hoặc bột mì, sau đó bỏ vào nướng lửa than. Sau khi đến vùng đất Sóc Trăng này, họ đã chế biến lại cho dần hợp khẩu vị của người Việt và chọn lựa nguồn nguyên liệu dễ tìm, phong phú tại địa phương.
Bánh pía Sóc Trăng có màu vàng cam, hình dáng nhỏ nhắn, tròn đầy nên khả tiện lợi và vừa ăn. Khi bạn cắn một miếng nếm thử thì sẽ thấy chất lượng vượt ngoài mong đợi, nó không quá bở, mềm dẻo, ngậm vào miệng không tan ngay. Đây sẽ là món đặc sản được nhiều tín đồ yêu ngọt mê như điếu đổ cho mà xem. Thường những ai ăn bánh pía Sóc Trăng cũng đề chọn nhân sầu riêng vì nó sẽ tạo mùi vị ngọt thơm nguyên chất mà không có bất kỳ hương liệu nào có thể tạo ra được. Bánh pía Sóc Trăng có hai phần gồm vỏ ngoài làm bằng bột mì và phần nhâu là Tàu xa lá hay Òn xa lá. Hiện nay loại bánh này có khá nhiều loại nhân khác nhau nhằm đáp ứng thị hiếu của thực khách như đậu xanh, mứt, mỡ, khoai môn, lá cải muối mặn, đậu đỏ…
Để tạo ra một chiếc bánh pía Sóc Trăng đạt chuẩn, đòi hỏi nghệ nhân phải đi qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu nhào bột đến nướng than. Khi làm nhân bạn cũng cần có những cách chế biến riêng biệt cho từng loại. Chẳng hạn như nhân đậu xanh thì cần đãi, khoai môn gọt vỏ, làm sạch, hấp trong nồi rồi đem đi tán nhuyễn… Công đoạn tiếp theo là bạn dùng các loại nhân đã sơ chế kỹ lưỡng tiếp tục xào với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ chuẩn. Để hỗn hợp nguội, bọc nhân quanh từng lòng đỏ hột vịt. Nếu muốn tăng vị béo đậm đà thì bạn có thể thêm thịt heo vào phần nhân. Bạn đừng lo vì phần thịt sẽ được xử lý kỹ để không ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Tiếp theo là một chuỗi các thao tác cán, gấp để tạo nên nhiều lớp vỏ bọc với bột nước và bột dầu chồng lên nhau. Cuối cùng, khâu nướng giúp bánh chín có màu vàng ươm quyện mùi sầu riêng thơm nức mũi. Đây là loại bánh mà bạn ăn mãi cũng chẳng thấy ngán. Vào mùa Trung Thu, lễ cúng trăng, người dân bản địa chọn loại bánh này để nhâm nhi. Vì đây chính là cái hồn của người dân Sóc Trăng – Vùng đất pha trộn bản sắc văn hoá giữa Kinh, Hoa, Khmer.
Bánh pía Sóc Trăng có đa dạng các nhân khác nhau
Tìm hiểu thêm: Điểm danh những hãng Taxi Kon Tum uy tín, giá rẻ, chất lượng
>>>>>Xem thêm: Cá kho gáo – Món ăn đặc biệt với hương vị độc đáo khó quên của Ninh Bình
Nhân khoai môn của bánh pía Sóc Trăng có màu tím khá bắt mắt
4 Giá trị mà bánh pía Sóc Trăng mang lại
4.1 Bánh Pía Sóc Trăng góp phần làm đất nước thêm phát triển
Bánh pía Sóc Trăng mang lại lợi nhuận cho các cơ sở, các lò sản xuất trên thị trường tỉnh và cả khu vực phía Nam. Các quán ăn, cửa hàng tiện lợi bán khá nhiều loại bánh Pía này nhằm phục vụ cho những bạn ghé tỉnh có thể mua về ăn hoặc làm quà biếu cho gia đình. Ngoài ra, làng nghề bánh pía Sóc Trăng cũng đã giúp tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho hơn hàng trăm hộ gia đình. Cũng chính từ lợi ích kinh tế của nó mang lại mà cộng đồng dân cư Sóc Trăng ngày càng có tay nghề cao và sản xuất hàng hóa mang tính chuyên nghiệp hơn. Sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo mang nét đặc trưng.
4.2 Bánh Pía là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng
Ngoài bưởi Năm Roi Kế Thành, món bánh này cũng được các chính quyền địa phương quan tâm phát triển. Cụ thể, ngày 30/9/2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các ngành liên quan đã cấp thẩm quyền xem xét và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 2728/QĐ-BVHTTDL công nhận bánh pía Sóc Trắng và đưa món ăn này vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống. Với lời tuyên bố như sau: “Nghề làm bánh Pía của người Hoa ở xã Phú Tâm, xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”. Đồng thời Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn chỉ đạo đơn vị chuyên môn tham mưu đến đây và cố gắn xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống này. Cùng với sự phát triển này, các cơ sở sản xuất cũng phải biết nâng cao chất lượng và quy trình làm bánh theo tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, họ còn vận dụng trang thiết bị, máy móc kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng bánh, nhưng nhiều công đoạn vẫn được làm thủ công.
Trải qua gần 100 năm phát triển, đến nay nghề làm bánh Pía ở tỉnh Sóc Trăng nói chung đã có những bước phát triển bền vững và vượt bậc. Bánh pía Sóc Trăng vừa thơm ngon lại vừa thể hiện nét văn hóa lâu đời. Vì thế, bạn đừng quên lưu món này vào cẩm nang du lịch nhé!