Du lịch Làng cổ Đường Lâm đang được nhiều bạn trẻ ưa chuộng khi muốn rời xa khói bụi thành phố và tìm về một nơi thanh bình. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội nắm lấy tấm vé về tuổi thơ vô lo vô nghĩ ngày trước. Để Blogdulich.edu.vn gợi ý cho bạn tất tần tật kinh nghiệm du lịch Làng Cổ Đường Lâm nhé!
Bạn đang đọc: Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Làng Cổ Đường Lâm chi tiết nhất
1 Định vị tọa độ của Làng Cổ Đường Lâm
Địa chỉ: xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Giá vé: Người lớn: 20.000 VNĐ / vé; Trẻ em: 10.000 VNĐ / vé.
Nếu như ở Trung Quốc có làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn nổi tiếng với những ngôi nhà hàng truyền thống trăm năm tuổi, thì ở Việt Nam có Làng Cổ Đường Lâm cũng sở hữu những ngôi nhà 400 năm tuổi. Cách trung tâm Hà Nội chỉ 40 – 50 km về phía Đông, cạnh ngã ba giao giữa đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 32, Làng Cổ Đường Lâm là một ngôi làng lâu đời nằm ở ngoại thành Hà Nội. Ngoài ra, nơi đây còn được người dân ưu ái mệnh danh là “Mảnh đất 2 vua”, bởi Đường Lâm là nơi chôn nhau cắt rốn của Vua Phùng Hưng và Vua Ngô Quyền. Nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng như Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, bà chúa Mía, Ngô Quyền, bà Man Thiện… cũng lớn lên ở vùng đất cổ này.
Những ngôi nhà cổ ở Làng Cổ Đường Lâm được xây bằng đá ong với những mái ngói đỏ đã nhuốm màu rêu phong được người dân ở đây gìn giữ nét cổ kính qua bao thế hệ cha ông. Do vậy, đây cũng chính là nét cuốn hút du khách thập phương tìm đến khi có lịch trình Hà Nội 1 ngày.
Xem thêm: Bật mí tất tần tật kinh nghiệm đi Việt phủ Thành Chương tự túc
Con đường mòn dẫn lối vào ngôi làng cổ ở ngoại ô Hà Nội
Tìm lại những kỷ niệm tuổi thơ ngây thơ vui đùa ở Làng Cổ Đường Lâm
2 Kinh nghiệm chọn phương tiện di chuyển khi du lịch Làng Cổ Đường Lâm
Cách trung tâm Hà Nội không quá xa, bạn chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để di chuyển mà thôi. Blogdulich.edu.vn sẽ gợi ý cho bạn 2 phương tiện di chuyển tiện lợi đưa bạn đến du lịch Làng Cổ Đường Lâm dưới đây:
– Di chuyển bằng xe bus: Bạn có thể bắt xe tuyến số 71 (bến xe Mỹ Đình), tuyến số 70 (Kim Mã), hoặc tuyến số 77 (Hà Đông). Sau khi xuống trạm xe bus, bạn có thể đi bộ để ngắm khung cảnh bên đường hoặc bắt xe ôm để đến Làng Cổ Đường Lâm.
– Di chuyển bằng xe máy có lẽ là lựa chọn tiện lợi nhất cho bạn. Bạn có thể tham khảo đoạn đường sau: Xuất phát từ Hà Nội – theo Đại lộ Thăng Long rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc – đi qua Sơn Lộc theo đường 21 – tiếp tục đi theo bảng chỉ dẫn trên đường từ ngã tư đường 32 – tiếp tục đi vào đường 21 có một ngã 4 giao nhau phía bên tay trái đường sẽ nhìn thấy cổng làng Cổ Đường Lâm.
3 Kinh nghiệm chọn thời điểm thích hợp nhất để du lịch Làng Cổ Đường Lâm
Đi du lịch làng cổ Đường Lâm vào thời gian nào trong năm đều cho bạn những trải nghiệm mới mẻ. Tuy nhiên, để khám phá hết được vẻ đẹp thôn quê Việt Nam thời xưa bạn nên chọn đi vào mùa lúa chín khoảng tháng 5, tháng 6.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đến Làng cổ Đường Lâm vào mùa lễ hội tháng Giêng Âm lịch hàng năm để trải nghiệm trọn vẹn nét văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc của vùng quê Bắc Bộ ngày xưa. Vào lúc này, bạn dễ dàng tham gia các trò chơi dân gian như cờ tướng, bịt mắt bắt vịt, chọi gà, hội thi kéo co… cùng người nông dân và hòa mình vào bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp ngày lễ.
Làng Cổ Đường Lâm mùa lúa chín vàng mang một nét mộc mạc, thân thương của người nông dân cần cù. Ảnh: @ninamay
4 Bỏ túi kinh nghiệm chọn góc check-in đẹp khi du lịch Làng Cổ Đường Lâm
Để có những bức ảnh “so deep”, những góc chụp cổ điển, những khoảnh khắc nô đùa vui vẻ, bạn nên ghé qua những điểm check-in đẹp trong Làng Cổ Đường Lâm dưới đây nhé.
4.1 Đến check-in cổng làng Đường Lâm: Mông Phụ
Cổng làng Mông Phụ được xây dựng theo kiểu Thượng gia hạ môn (tức trên là nhà, dưới là cổng) là chiếc cổng cổ duy nhất còn sót lại từ thời nhà Lê. Cổng làng được làm bằng đá ong với hai cánh cổng hình cánh dễ làm bằng gỗ lim. Bên phải cổng là hồ sen rộng lớn còn bên trái là một cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi – một khung cảnh bình yên đến lạ.
Với nét đẹp bình dị, không gian thoáng mát, ngày xưa, cổng làng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của những người nông dân, những người lính đi tuần. Và ngày nay, nơi đây trở thành điểm “sống ảo” lý tưởng của các bạn trẻ khi đến du lịch làng.
Check-in tại Cổng làng Đường Lâm phủ đầy rêu phong. Ảnh: @vy.p.h.a.n
4.2 Đình làng Mông Phụ
Sở hữu vị trí trung tâm của ngôi làng, Đình làng Mông Phụ vẫn còn giữ nguyên những nét cổ kính của lối kiến trúc cổ đại hơn 380 năm tuổi. Đình làng gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên và tòa Đại đình ở giữa. Đây là lối kiến trúc kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến ngày trước. Bên trong ngôi đình vẫn còn lưu giữ nhiều bức hoành phi, câu đối cổ có niên đại mấy trăm năm, mang giá trị văn hóa nghệ thuật. Nhà sàn gỗ cách đất và là nơi thờ cúng, tế lễ của người dân trong làng. Thêm một điểm chụp choẹt thả ga cho bạn đấy.
Dừng chân check-in 1001 kiểu ở Đình làng Mông Phụ bạn nhé. Ảnh: @beconpaynak0905
4.3 Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Nằm trong khuôn viên thôn Mông Phụ, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh được xây dựng từ thời vua Tự Đức nhằm tưởng nhớ công ơn của Thám hoa Giang Văn Minh – người được vua Lê Thần Tông cử đi sang Trung Quốc và sẵn sàng đối đáp, bảo vệ danh dự của dân tộc Việt trước vua và quần thần nhà Minh. Mặt tiền của ngôi nhà quay về hướng Nam và kiến trúc theo hình chữ “nhị”. Bạn sẽ có cơ hội “ngàn vàng” tìm hiểu văn hóa, lịch sử các triều đại qua những câu chuyện cuốn hút do dân làng kể lại.
Tìm hiểu thêm: Đặc sản Mộc Châu nổi bật được nhiều thực khách ưa thích
Bắt gặp khung cảnh rất đỗi mộc mạc, thân thương. Ảnh: @expatvietnam
4.4 Các ngôi nhà cổ
Được xây dựng từ những năm 1649, Làng Cổ Đường Lâm hiện có tất cả 956 ngôi nhà cổ đang được bảo tồn. Các ngôi nhà ở đây đều được xây 5 gian hay 7 gian bằng các vật liệu truyền thống như gỗ xoan, tre nứa, gạch đất nung, ngói, đá ong, đất nện hay mùn cưa được chạm trổ hoa văn tinh xảo đậm chất miền quê Bắc Bộ. Khuôn viên các ngôi nhà cổ rất rộng rãi và phân thành nhiều khu: nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại,…
Dạo bước vào bên trong những ngôi nhà cổ trong làng cổ, bạn như lạc vào một không gian tĩnh lặng, mát mẻ, cho bạn một cảm giác thư thái, tâm hồn bỗng “nhẹ tựa lông hồng”. Mọi đồ vật đều trong ngôi nhà đều mang một nét cổ xưa, hoài niệm những tháng ngày khổ cực ngày trước.
Dừng chân, thả dáng giữa không gian mát mẻ và cổ kính. Ảnh: @ngoclodo
Những vật dụng cổ kính giữa sân những ngôi nhà cổ. Ảnh: @flyinglion
Một góc nhà cổ thanh bình cho bạn những phút giây thư giãn. Ảnh: @shawolmeu
4.5 Giếng cổ Đường Lâm
Giếng nước, gốc đa từ bao đời nay là biểu tượng của làng quê, do vậy, giếng cổ Đường Lâm được coi là linh hồn của làng quê Việt Nam. Ngày trước, giếng được xây ở những khu đất cao, thoáng mát, và ở khu vực trung tâm của làng. Đây là nơi người nông dân đến lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Đi loanh quanh, mỏi chân, bạn hãy ghé vào giếng cổ, múc một xô nước để cảm nhận dòng nước mát lạnh, trong vắt có thể thấy được đáy giếng.
>>>>>Xem thêm: Sôi nổi Lễ hội đua thuyền Hải Phòng trên dòng sông Hòn Ngọc
Giếng nước ngọt lớn, trong vắt là nguồn nước sinh hoạt của người dân Đường Lâm từ bao đời nay. Ảnh: @hathu_1997
Đến đây, Blogdulich.edu.vn tin rằng bạn đã có những kinh nghiệm du lịch Làng Cổ Đường Lâm cho riêng mình rồi đúng không nào. Còn chần chừ gì nữa, bỏ túi thêm một vài kinh nghiệm du lịch Hà Nội và xách balo lên làm một chuyến check-in Hà Nội ngay nào!