Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu phong cảnh hữu tình với địa thế tựa núi tuyệt đẹp, mang đến cảm giác như đang lạc vào chốn bồng lai cho du khách ghé đến tham quan, vãng cảnh.
Bạn đang đọc: Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bình yên mang đậm chất thiền tại Hà Nam
1 Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm bình yên giữa mảnh đất Hà Nam
Địa chỉ chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam
Giờ mở cửa: 06h30 – 18h30 tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: Miễn phí
Facebook: https://www.facebook.com/chuadiatang
Chẳng cần phải đến đâu xa, ngay tại Hà Nam cũng có một ngôi chùa thanh tịnh và tuyệt đẹp được nhiều người yêu thích, đó chính là chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Ngôi chùa này còn có những cái tên khác như chùa Phi Lai Địa Tạng hay tên Nôm là chùa Đùng, có lịch sử tồn tại đã hơn 1000 năm tuổi. Hai bên có dãy núi mang hình dạng Tả thanh long, Hữu bạch hổ cùng nhiều vật cổ có giá trị lịch sử thiêng liêng, mang đậm dấu ấn của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Vị trí chùa nằm ngay trên một ngọn đồi nhỏ, phía sau có rừng thông xanh và thuộc địa bàn thôn Ninh Trung. Không gian bên trong vô cùng rộng rãi, bằng phẳng với đường dẫn vào khang trang. Những ai mới lần đầu đến đây sẽ phần nào bất ngờ khi sân dẫn vào chùa được trải sỏi trắng thay vì gạch đỏ như nhiều nơi khác.
Chùa Đùng có vị thế tựa núi tuyệt đẹp tại Hà Nam. Ảnh: Julj Photography
Bức tượng Phật làm bằng gốm trên đồi thông
2 Hướng dẫn di chuyển tới chùa Phi Lai Địa Tạng
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng hơn 70km và được xem là chốn dừng chân an yên dành cho những bạn muốn tìm được góc tĩnh tâm hay cần đi đâu đó thư giãn một ngày.
Nếu di chuyển bằng xe cá nhân từ thủ đô, bạn đi theo hướng cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình thì ra ở điểm Phủ Lý – Hà Nam (quốc lộ 1A). Nếu di chuyển bằng xe khách thì bạn mua vé tại bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình đi theo tuyến Hà Nội – Ninh Bình (quốc lộ 1A cũ). Sau đó đến Hà Nam chúng ta lại tiếp tục men theo tuyến Thanh Phong => Thanh Lưu => Liêm Sơn. Thời gian di chuyển dự kiến rơi vào khoảng 1 tiếng đồng hồ cho 70km, đường thoáng và cũng khá dễ đi.
Hướng dẫn đường đi đến chùa theo bản đồ
3 Những nét đặc sắc trong lịch sử hình thành chùa
Theo người dân địa phương, ban đầu chùa Đùng được xây dựng từ khoảng TK XI với khoảng hơn 100 gian. Có thời gian vua Trần Nghệ Tông từng chọn nơi đây làm chốn ở ẩn và vua Tự Đức cũng đã từng đến cầu tự. Qua nhiều năm tháng được biết đến như là nơi thờ cúng thì kiến trúc chùa cũng dần hao mòn theo thời gian, cây cối bủa vây làm mọi người lãng quên. Tháng 12/2015 chùa được Đại đức Thích Minh Quang tiếp nhận, tu bổ, xây dựng lại và đổi tên thành như hiện nay. Tên gọi của chùa để chỉ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến hoặc cũng có thể không bao giờ tới nơi này. Nơi hóa đất Phật là nơi Đức Địa Tạng không quay trở lại.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được xây dựng từ thế kỷ XI. Ảnh: Julj Photography
4 Khám phá những nét đặc biệt của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
4.1 Một không gian thanh tịnh mang đậm chất an yên Phật giáo
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu khung cảnh sơn thủy hữu tình, tựa núi và có ao sen nhỏ xinh trong khuôn viên. Tổng hòa cả quần thể như đang ẩn mình trong khu rừng kỳ vĩ. Ngay trước Tổ đường là 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. Ngay 12 vòng tròn ấy có một tấm biển “Khổ hải (biển khổ) vì là biển nên xin hãy đi lên bờ” được đặt, mang thông điệp nhẹ nhàng nhắc nhở hãy đi lên những phiến đá mịn kia, đừng giẫm chân lên sỏi.
Sỏi trăng cũng có ý nghĩa thiền định. Đó cũng là lý do khi dạo quanh sân chỉ cần nhìn vào viên sỏi tinh khôi lòng người ta cũng trở nên thanh thoát. Hình ảnh tượng Đức Địa Tạng toát ra vẻ phúc hậu mà uy nghiêm được đặt tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự lấy màu nâu, vàng và trắng chủ đạo.
Ở khuôn viên bạn cũng tìm thấy được những vườn trái cây, thảo dược, rau rừng… được người dân và các sư chăm sóc tốt. Dưới chân núi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự cũng cho xây dựng một nhà trồng nấm rộng khoảng 20m2 cung cấp lương thực sạch khi nấu lẩu chay hoặc làm ruốc chay.
Với những bạn có thú vui đọc sách, nhất là sách nuôi dưỡng tâm hồn thì chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chính là thiên đường giữa trần gian với số lượng sách phủ kín cả những bức tường. Ngoài ra khi cần hít thở không khí bạn cũng có thể ngắm nhìn những chậu phong lan nằm ở sau nhà thờ Tổ hoặc đến vườn thiền thưởng trà, nằm võng, ngồi ghế đá ngắm chùa từ trên cao.
12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi đặc trưng tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Khách hàng hương nhớ sải bước trên những phiến đá để góp phần giữ nét trang nghiêm của Chùa
Không gian an yên, mang ta về với thiên nhiên và miền đất Phật linh thiêng. Ảnh: Nguyễn Đức An
Lối lên đồi thông với con đường lát đá chạy dọc rừng cây xanh mát bình yên. Ảnh: Julj Photography
Những bông sen trong khuôn viên chùa tỏa hương thơm ngát. Ảnh: Julj Photography
4.2 Đặc điểm kiến trúc độc đáo của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Gạch ngói tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự có rất nhiều loại hoa văn như hoa sen, rồng, hình thần chim, hình công phượng. Bộ phận linh vật, cổ vật thực tế đều tái hiện lại lịch sử của thời Lý Trần. Cánh hoa sen với mũi nhọn hất lên là đặc trưng của hoa văn Lý Trần vào khoảng thế kỷ 11 – 14. Ngói hình thần Garuda là biểu trưng của vũ trụ.
Hơn nữa nét kiến trúc hài hòa với thiên nhiên cũng là điểm đặc sắc nhất của nơi đây. Tòa lớn nhất ở chùa là tòa Tam Bảo, với tượng Đức Địa Tạng tại trung tâm. Phía bên phải chùa chính là khu vực thờ tự 42 sư tổ trụ trì chùa. Ngoài ra trong quần thể còn có nhiều tòa kiến trúc đặc biệt khác như điện Đức Ông, điện Đức Thánh Đạo Hiền, điện Phật Quan Thế m, khu nhà ở cho tăng ni, tòa để Phật tử nghe giảng đạo và tổ chức khóa tu.
Trên đỉnh Phi Lai của chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn có tháp Phổ Đồng được xây dựng từ thời Lý Trần. Đây cũng là nơi 40 đời tổ sư an nghỉ. Nếu quan sát khi những hạt nắng chiếu vào bạn sẽ thấy bóng tháp đổ dài từ làng Đùng đến tận làng Tháp.
Mái ngói chùa mang đậm phong cách kiến trúc Lý Trần
5 Thời điểm ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai Tự đẹp nhất
Đến thăm nơi đây đầu năm bạn sẽ thấy được hình ảnh chùa Địa Tạng Phi Lai Tự được trang hoàng bằng nhiều loại hoa tươi rực rỡ mừng Tết cổ truyền. Ngoài ra từ tháng 9 – tháng 10 âm lịch chùa cũng sẽ tái hiện lại khung cảnh chợ quê cùng nhiều mặt hàng quen thuộc trong ấn tượng khách tham quan.
Tháng 6 – tháng 7 là thời điểm mà chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tổ chức các khóa tu mùa hè được nhiều gia đình Phật tử yêu thích ghi danh. Đặc biệt hơn, vào 30/7 âm lịch chùa sẽ tổ chức lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát cực kỳ long trọng. Một thời điểm lý tưởng khác lý tưởng để ghé thăm chính là Tết Trung thu 15/8 âm lịch khi chúng ta được thưởng ngoạn trăng tròn và tận hưởng không gian thoáng đãng xung quanh.
6 Một số lưu ý cần biết trước khi đến khám phá chùa
– Nếu muốn bạn có thể liên hệ trước với chùa để xin ăn cơm chay, chỉ cần báo số lượng người và thời gian có mặt để chùa kịp chuẩn bị.
– Đừng quên leo núi sau lưng chùa Địa Tạng Phi Lai Tự để chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh nơi đây. Con đường này còn không có biển chỉ dẫn, mỗi người sẽ có một lối đi riêng để tự lựa chọn cho bản thân.
– Bạn có thể kết hợp tham quan chùa Địa Tạng Phi Lai Tự với nhiều điểm tham quan Hà Nam khác như chùa Tam Chúc, Núi Cấm – Ngũ Động Thi Sơn,…
Nhiều bạn trẻ đã đến chùa để lưu lại những hình ảnh kỷ niệm đẹp bên không gian an yên. Ảnh: _tringgcandyy
Chẳng cần đi đâu xa xôi mà ngay ở chùa Địa Tạng Phi Lai Tự chúng ta cũng tìm lại được cảm giác bình yên, nhẹ nhàng trong tâm hồn. Hãy đến với nơi đây một lần để tìm lại một góc khuất trong tâm hồn giữa núi rừng còn hoang sơ này. Bây giờ cùng Blogdulich.edu.vn thưởng qua những hình ảnh rất đỗi bình yên, thanh tịnh ở một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam này nhé.
Tìm hiểu thêm: Đến nhà hàng The Paradise Ninh Bình trải nghiệm không gian ẩm thực sang trọng
>>>>>Xem thêm: Có gì tại Bảo tàng Moca Bangkok gây bão trong giới du lịch
Ảnh: Fb Địa Tạng Phi Lai Tự/Julj Photography