Chùa Hải Đức là một trong bốn ngôi chùa quan trọng nằm trên đồi Trại Thủy, thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Công trình tôn giáo này khoác lên vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính với nét kiến trúc Á Đông, thu hút sự tò mò của khách viếng thăm với câu chuyện li kì về người cha tiền kiếp.
Bạn đang đọc: Chùa Hải Đức Nha Trang và câu chuyện về người cha tiền kiếp
1 Ngôi chùa mang kiến trúc Á Đông tại Nha Trang
Địa chỉ: 42 Hải Đức, Phương Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa.
Giờ mở cửa: 6h00 – 18h00
Tọa lạc trên đồi Trại Thủy phía tây thành phố Nha Trang, chùa Hải Đức được bao quanh bởi thiên nhiên xanh tươi bạt ngàn. Công trình tôn giáo này đã gắn liền với vùng đất và con người nơi đây hơn 120 năm, là một trong bốn ngôi chùa quan trọng thuộc cụm đồi Trại Thủy bên cạnh các chùa Long Sơn, Bửu Phong và Lôi Am.
Đến với ngôi chùa, bên cạnh chiêm bái, bạn sẽ có cơ hội khám phá lối kiến trúc Á Đông khoác lên nơi đây dáng dấp trang nghiêm, thoát tục. Không gian thanh u, tĩnh mịch có phần tách biệt trên đồi Trại Thủy cùng câu chuyện lưu truyền về người cha tiền kiếp cũng góp phần mang đến những trải nghiệm độc đáo trong hành trình viếng thăm chùa.
Chùa Hải Đức nằm trên đồi Trại Thủy, thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
2 Lịch sử hình thành chùa Hải Đức
Theo thông tin cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn tìm hiểu được, vào khoảng năm 1883, chùa Hải Đức Nha Trang chỉ là một thảo am nhỏ được biết đến với tên gọi chùa Hội (Duyên Sanh tự), do Viên Giác Thiền sư trụ trì. Đến năm 1891, nơi đây mới mở rộng và tôn tạo thành tu viện khang trang, uy nghiêm, đổi tên là chùa Hải Đức (Hải Đức tự).
Năm 1909, sau khi sư Viên Giác viên tịch, đệ tử của người – Hòa thượng Ngộ Tánh Phước Huệ từ chùa Hải Đức Huế vào kế thế đã đại trùng tu tổ đình thành một đại tòng lâm có quy củ. Kể từ đó, nơi đây nhanh chóng quy tụ hàng trăm tăng, tín đồ từ khắp đến tu học, đồng thời được chính phủ Nam triều bấy giờ sắc ban biển hiệu “Sắc Tứ Hải Đức tự”.
Năm 1938, Hòa thượng Ngộ Tánh Phước Huệ giao cho sư Bích Không trụ trì chùa Hải Đức. Nhận thấy Nha Trang đã phát triển thành đô thị sầm uất, cảnh huyên náo không còn phù hợp với sinh hoạt của thiền môn, Thượng tọa Bích Không đã dời chùa lên đồi Trại Thủy trong giai đoạn từ năm 1943 đến 1945 và xây dựng lại theo kiến trúc Á Đông.
Năm 1956, chùa Hải Đức trở thành cơ sở chính của Viện Phật học Trung Phần, do Hòa thượng Thích Giác Nhiên làm viện chủ, Hòa thượng Thích Trí Thủ làm giám viện.
Ngôi chùa có lịch sử lâu đời từ năm 1883 đến nay. Ảnh: Ak
3 Hướng dẫn di chuyển đến chùa
Chùa Hải Đức có vị trí cách trung tâm thành phố Nha Trang gần 2km, mất khoảng 5 phút di chuyển. Các bạn có kinh nghiệm thường chọn viếng chùa và xách balo vi vu khám phá các điểm du lịch nổi tiếng trong nội thành bằng xe máy hoặc ô tô tự lái.
Từ trung tâm, để đến Hải Đức tự chiêm bái, vãng cảnh, Blogdulich.edu.vn gợi ý bạn lái xe theo hướng đường Trần Quý Cáp/ CT01/ QL1C → Hai Tháng 4 → Phương Sài → Thủy Xưởng rồi rẽ trái vào đường Hải Đức là tới.
Công trình tôn giáo này nằm trên đồi Trại Thủy nên khách du lịch sẽ phải leo dốc với nhiều bậc thang bằng đá và đi bộ một đoạn đường nữa mới tới cổng. Tuy nhiên, quang cảnh cây xanh rợp bóng mát hai bên lối dẫn lên chùa sẽ mang đến bạn cảm giác vô cùng thư giãn và thoải mái.
4 Nét đặc sắc chỉ có thể tìm thấy tại chùa Hải Đức Nha Trang
4.1 Câu chuyện về người cha tiền kiếp
Chùa Hải Đức Nha Trang gắn liền với câu chuyện li kì về người cha tiền kiếp. Một kỹ sư người Mỹ tên Frank M. Balk đã đến Việt Nam để tìm người cha trong kiếp trước của mình qua những giấc mộng. Vào năm 1958, ông đã dừng chân tại chùa Hải Đức và gặp sư Thích Phước Huệ vốn trụ trì lúc bấy giờ.
Từ sự kết nối của thông dịch viên, Frank M. Balk đã kể câu chuyện đi tìm người cha tiền kiếp và được sư trụ trì nhận làm con. Đây là một minh chứng kỳ diệu cho vòng luân hồi và cả những điều phi thường trong cuộc sống.
Hình ảnh sư Thích Phước Huệ và kỹ sư người Mỹ Frank M. Balk
4.2 Lối kiến trúc Á Đông của chùa Hải Đức
Bên cạnh câu chuyện về người cha tiền kiếp, lối kiến trúc Á Đông góp phần tạo nên sức hút cho chùa Hải Đức. Từng đường nét nơi đây đều mang dáng dấp cổ kính, uy nghiêm. Trong khi những chi tiết điêu khắc rồng, phượng tinh xảo, sặc sỡ và bắt mắt điểm xuyết cho không gian tâm linh thanh tịnh.
Sự kết hợp khéo léo giữa những tông màu tương phản như xanh dương, đỏ khoác lên ngôi chùa vẻ ngoài trang nghiêm, thoát tục giữa thiên nhiên rộng mở. Vị trí trên đồi Trại Thủy cũng mang đến cho điểm du lịch Nha Trang này tầm nhìn hướng ra núi non, sông biển, vườn tược tuyệt đẹp. Hòa cùng với đó là con đường, khuôn viên rợp bóng cổ thụ nào bồ đề, mít, xoài, khế… để lại ấn tượng khó phai.
Tìm hiểu thêm: Đến Mercure Danang French Village Bana Hills trải nghiệm lâu đài Disney ngoài đời thực
Từng chi tiết trang trí được điêu khắc tinh xảo, bắt mắt tại chùa. Ảnh: Nina Mermaid
Chùa Hải Đức sở hữu lối kiến trúc Á Đông độc đáo. Ảnh: NGÔ THANH GIẢNG
Không gian thờ tự linh thiêng tại chùa Hải Đức. Ảnh: Nikita Starostin
4.3 Phong cảnh trên đồi Trại Thủy hình con dơi
Nếu yêu thích khám phá thiên nhiên, trong hành trình vãng cảnh, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của đồi Trại Thủy. Nơi đây có hình dáng như một con dơi đang nằm xòe cánh, với hồ nước hình tròn trên đầu. Vọng cảnh trên đồi vô cùng bao la, sống động, có đủ mọi cảnh quan từ đất trời, thiên nhiên đến chốn thị thành đông đúc. Khu vực này ngoài chùa Hải Đức còn có các chùa khác như Long Sơn, Linh Phong.
>>>>>Xem thêm: Tìm về Chùa thuyền Wat Yan Nawa giữa lòng Thủ đô Bangkok
Vọng cảnh từ chùa Hải Đức gây ấn tượng khó phai cho khách viếng thăm
Trên đây là thông tin về chùa Hải Đức – một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Nha Trang, Khánh Hoàng. Nếu đang tìm một không gian thanh tịnh có phần tách biệt với chốn thị thành xô bồ, đông đúc, Blogdulich.edu.vn tin rằng ngôi chùa sẽ mang đến bạn những phút giây chiêm bái, vãng cảnh thật thoải mái và thư giãn.