Chùa Khai Nguyên, chốn tâm linh nức tiếng vùng Sơn Tây

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây là ngôi chùa có bức tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Đây là điểm đến tôn giáo được nhiều tín đồ du lịch tìm đến khi du lịch Hà Nội. 

Bạn đang đọc: Chùa Khai Nguyên, chốn tâm linh nức tiếng vùng Sơn Tây

Hà Nội là điểm đến sở hữu nhiều di sản văn hóa ấn tượng. Nơi đây còn là điểm đến hội tụ nhiều công trình kiến trúc tôn giáo thu hút các tín đồ du lịch gần xa ghé thăm. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất ở đây chính là Chùa Khai Nguyên. Vậy ngôi chùa này có gì đặc sắc khiến nhiều tín đồ tôn giáo lần lượt tìm đến, hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá nhé! 

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây – Công trình kiến trúc tôn giáo ấn tượng thu hút nhiều tín đồ du lịch 

1.1 Giới thiệu đôi nét về Chùa Khai Nguyên Sơn Tây 

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây còn được biết đến với tên gọi là Chùa Tản Viên. Tên hiệu của ngôi chùa là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Đây là một ngôi chùa bề thế sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á. 

Chùa Khai Nguyên có niên đại lịch sử từ thời Nhà Lý vào nửa đầu thế kỷ XI. Trải qua biết bao sự biến đổi, tàn phá của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã được di chuyển vị trí qua những nơi khác nhau. Cho đến ngày nay, chùa đã được tôn tạo lại tại vị trí sơ khai và giữ được nhiều nét cổ kính như ban đầu. Hiện chùa đang tọa lạc tại thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây.

Chùa Khai Nguyên, chốn tâm linh nức tiếng vùng Sơn Tây

Chùa Khai Nguyên Sơn Tây, địa điểm tâm linh với giá trị văn hóa và lịch sử

1.2 Lịch sử hình thành Chùa Khai Nguyên Sơn Tây 

Theo những bi ký còn lưu giữ trong khuôn viên chùa, công trình này được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI. Sau bao thay đổi của thời cuộc, Chùa Khai Nguyên đã bị phá hủy hoàn toàn. Năm 2003, chùa đã được các Phật tử gần xa kêu gọi quyên góp, trùng tu với quy mô khá lớn. 

1.3 Kiến trúc đặc sắc của Chùa Khai Nguyên Sơn Tây

Chùa Khai Nguyên hiện tại mang lối kiến trúc kim – cổ giao hòa. Đó là kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các gian thờ đã được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”. Phía cuối chùa là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, Tháp Báo Ấn, gác chuông, gác trống…

Ngoài ra, bạn sẽ thấy phía trước chùa có một hồ nước lớn hình chữ nhật. Hồ nước này quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng lại hình dáng của Chùa Một Cột. Tại đây có gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng quý, thu hút sự chú ý của các tín đồ Phật Giáo. 

Tìm hiểu thêm: Nem nướng Cái Răng – Hương vị đậm đà của Cần Thơ

Chùa Khai Nguyên, chốn tâm linh nức tiếng vùng Sơn Tây

Kiến trúc của Chùa Khai Nguyên Sơn Tây khá độc đáo

Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Khai Nguyên 

Hiện tại, đường sá đến với Chùa Khai Nguyên đều đã được nâng cấp rộng rãi, thuận lợi. Chùa Khai Nguyên Sơn Tây chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km nên khá thuận tiện trong việc di chuyển. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt. 

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, bạn có thể đi theo tuyến Quốc lộ 32 là sẽ đến được Chùa Khai Nguyên. Đối với lựa chọn xe buýt, bạn có thể đi xe số 74 để đến được chùa.


Chùa Khai Nguyên cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km nên khá dễ di chuyển

Đến Chùa Khai Nguyên khám phá những gì?

3.1 Bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á tại Chùa Khai Nguyên 

Hiện nay, Chùa Khai Nguyên là nơi lưu giữ bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á vơi chiều cao 72m và đường kính bệ tượng lên đến 1200 m2. Bên trong pho đại tượng sẽ gồm 13 tầng. Trong đó, 12 tầng được bố trí để các tín hữu gần xa tham quan điện thờ Bồ Tát. Tầng âm được xây dựng thành lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như địa ngục, ngạ quỷ, Atula…

Chùa Khai Nguyên, chốn tâm linh nức tiếng vùng Sơn Tây

>>>>>Xem thêm: Lưu ngay kinh nghiệm du lịch Buôn Ma Thuột từ A đến Z

Chùa Khai Nguyên sở hữu bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

3.2 Chiêm ngưỡng gần 2000 pho tượng trong gian Tam bảo 

Ngoài bức đại tượng được nhiều tín đồ du lịch chú ý, Chùa Khai Nguyên còn có nhiều nét đặc sắc khác. Nổi bật trong số đó là hệ thống tượng Phật gồm 1975 pho lớn nhỏ trong gian Tam Bảo. Tất cả đã tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó, chùa còn là nơi lưu giữ một số di vật có giá trị như hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 và Gia Long thứ 14, 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22. Đây là một sử liệu quý báu cho ta thấy những giá trị văn hóa – lịch sử tại Chùa Khai Nguyên. 

Chùa Khai Nguyên là một trong những điểm đến văn hóa – tâm linh ấn tượng của du lịch Hà Nội. Ngoài ra, vùng đất trầm tích này còn là nơi lưu giữ nhiều công trình văn hóa khác. Để hiểu thêm về những công trình ấy, bạn có thể truy cập Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn để cập nhật thông tin nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *