Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại là cụm quần thể di tích-khảo cổ học rất đặc biệt tại Yên Bái. Nào bây giờ hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá di tích độc đáo này nhé!

Bạn đang đọc: Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại nằm ở đâu?

Quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại nằm tại tỉnh lộ 134, thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 80km. Quần thể độc đáo này có địa hình hòa hợp với thiên nhiên đất trời, bởi Đền ngoài việc nằm ở dưới chân núi ra, bên phải Đền còn được bao bọc bởi dòng sông Chảy hiền hòa, trước mặt lại có con suối ngọc Đại Cại. Quần thể Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại được phát hiện vào năm 1995. Có thể nói phát hiện được di tích này là một bất ngờ thú vị, bởi qua bao đời nay người nông dân Tân Lĩnh vẫn cày bừa, gặt hái tại đây mà không hề hay biết rằng, dưới lớp đất sâu của những cánh đồng ven bãi bồi ở thượng nguồn sông Chảy kia lại lại tồn tại cả một quần thể di tích cổ rộng lớn, thậm chí còn trải dài ra với diện tích hơn 5km² bao quanh cả thung lũng và các quả núi. Bất ngờ hơn, các nhà khoa học khai quật di tích này có thể chạm tay vào những di vật có niên đại cách nay 6-7 thế kỷ chỉ với 50-200cm đào đất. 

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Cổng quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại 

Nếu như bạn đã từng say mê trước vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ với kiến trúc Phật giáo đậm dấu ấn thời Trần thì chắc chắn quần thể Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại sẽ dễ dàng níu lấy đôi chân của bạn.

Những điều độc đáo của quần thể Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại

2.1 Chùa tháp Hắc Y

Chùa tháp đất nung Hắc Y hay còn có tên gọi khác là miếu Hắc Y, xưa kia tọa lạc trên đỉnh núi Vua Áo Đen. Kiến trúc chùa rất độc đáo, mang đậm dấu ấn Phật giáo thời Trần. Vào tháng 9 năm 2004, khi tiến hành khai quật khu phế tích tháp Hắc Y, người ta phát hiện trong hố khai quật với diện tích hơn 500m2 có một số lượng hiện vật cổ rất đồ sộ. Đặc biệt, những hiện vật này có hai lớp văn hóa chồng lên nhau, và lớp văn hóa nhà Trần chủ yếu nằm ở các hiện vật làm bằng đất nung, đều là những vật liệu trong kiến trúc chùa và tháp Phật giáo. Trong số những hiện vật vật liệu kiến trúc chùa đó còn sót lại rất ít ỏi những mảng ngói, gạch lát nền, lý giải cho điều này là vì đa phần chùa ở vùng núi thường được xây dựng chủ yếu bởi vật liệu bằng gỗ. 

Về phần chùa tháp hiện vật chủ yếu là vật liệu gạch và những khối kết cấu làm từ đất nung. Dựa vào những hiện vật nằm trong hố khai quật cộng thêm những di vật lăn xuống chân đồi khi tháp đổ, các chuyên gia khảo cổ học đã có dữ kiện tương đối đầy đủ để phục dựng lại chân dung tòa tháp và họ phát hiện đây từng là một tòa tháp khá lớn- loại tháp cửu tầng (chín tầng). 

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Một phần tháp cổ được tìm thấy tại quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại 

Sự phát hiện Chùa tháp Hắc Y có thể xem là một bước ngoặt lớn, vì từ trước đến nay đây là lần đầu tiên người ta phát hiện ngọn tháp thời Trần với kiến trúc dạng mái cong, nổi bật hơn cả là còn có bệ hoa sen trên một số tầng tháp lẫn chân tháp và viền quanh chân tháp là lớp bệ hoa văn bằng đất nung. Thân tháp được trang trí bởi lớp hoa văn khá dày đặc với loại hình phong phú, ngoài ra người ta còn cách điệu rất nhiều trong kỹ thuật tạo hoa văn trang trí cho từng tầng tháp và bệ thủy ba (bệ hoa văn sóng nước). Về phong cách kiến trúc, Chùa tháp Hắc Y có ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Chăm, bên cạnh đó còn là ảnh hưởng của đạo Lão Trung Quốc trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam. Sự ảnh hưởng của kiến trúc Chăm thể hiện rõ nhất qua phần trang trí trên tháp bằng những lá đề với hoa văn hình chim phượng, có sự tương đồng với lá đề ở các tháp Chăm không ở cách bài trí mà còn cả hình thức và cách chế tác. Ảnh hưởng của đạo Lão trên tháp được thể hiện qua hoa văn cúc dây- loại hoa văn tượng trưng cho sự trường tồn thường được đạo Lão dùng hoặc hoa văn hình sừng bò vắt chéo nhau tạo thành hình như chữ “X”. 

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Đỉnh tòa tháp cửu phẩm liên hoa được thiết kế vô cùng tinh xảo 

2.2 Đền Đại Cại 

Dựa vào sách sử xưa, ý kiến của giới khảo cổ học cùng các hoạt động lễ hội của cư dân bản địa, người ta khẳng định rằng Đền Đại Cại là một trong chuỗi hạt di sản văn hóa Hắc Y- Đại Cại. 

Đền Đại Cại rất đẹp, được xây dựng bằng gỗ tứ thiết theo thiết kế kiểu chữ Đinh. Dù được dựng bằng vật liệu gỗ quý hiếm nhưng nghệ thuật kiến trúc rất đơn giản, tuy vậy vẫn rất đẹp. Bên trong đền còn có đầy đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, chiên và chuông làm bằng đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, chạm trổ tứ quý với nguyên vật liệu từ các loại gỗ quý như lõi thọ, đinh hương, vàng tâm, chò chỉ. Bên cạnh đó còn có các bệ Phật hình hoa sen làm từ đất nung, và dấu ấn của nghệ thuật thời Trần có thể thấy được thông qua trang trí hình cánh sen đặc trưng trên các bát bát sứ, lọ sứ men ngà rạn. 

Tìm hiểu thêm: Dừng chân tại Cat Anh Coffee thưởng thức hương vị cà phê hảo hạng

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Không gian kiến trúc tại Đền Đại Cại 

Ngoài ra, chạm trổ trên các tảng đá với khối lượng hơn 100kg kê cột đình, cột đền cũng rất độc đáo với hình mặt trăng, lá đề, hoa sen. Đặc biệt đền còn có sắc phong của các vua như sắc phong niên hiệu Lê Cảnh Hưng thứ 44, sắc phong vua Tự Đức, hai sắc phong của vua Khải Định, một sắc phong của vua Thành Thái và một sắc phong của vua Duy Tân. Kiến trúc của Đền Đại Cại đồ sộ với những chân tảng đỡ các cột nách, cột lòng có đường kính tới 45cm, lọai nhỏ hơn thì có đường kính 32cm. Các chân tảng này này được chạm 16 cánh hoa sen vây quanh đều đặn. 

Tương truyền Đền Đại Cại được xây dựng từ hơn 300 năm trước, tại đây thờ bà Vũ Ngọc Anh- một nữ tướng nổi tiếng thời Hậu Lê. Là một nữ tướng văn võ song toàn, bà được triều đình phong chức Tổng binh, sau này được vua sắc phong nữ tướng. Bà có công lao rất lớn trong việc chống lại giặc nhà Mạc, chịu trách nhiệm đắp lũy xây thành đồng thời còn là người lập ra chợ búa đầu tiên cho người dân vùng này. Ngoài thờ bà Vũ Ngọc Anh, Đền Đại Cại còn thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển- hai người có công lớn trong việc chống quân Mạc. 

Nằm trong cụm di tích này còn có thành Nhà Bầu- nơi luyện quân một thời oanh liệt trong lịch sử dân tộc với thành đất, bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh,… Khi đứng ở Đền Đại Cại, bạn có thể nhìn thấy núi Hắc Y. Tên của núi có nguồn gốc từ một truyền thuyết về vị tướng thời Trần là thần Hắc Y, có công đánh giặc, sau khi bị thương thì về núi và “hóa” tại đây. Ngoài ra, trên núi Hắc Y cảnh sắc cũng rất đa dạng với những vườn cây, ao cá, bàn cờ tiên v…v 

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

Đứng từ Đền Đại Cại nhìn ra bạn có thể thấy cả ngọn núi Hắc Y rộng lớn 

2.3 Lễ hội Đền Đại Cại 

Mỗi năm một lần, người dân tại đây sẽ tổ chức lễ hội đền Đại Cại diễn ra trong hai ngày. Ngày lễ chính được tiến hành vào rằm tháng giêng, gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức với mục đích tưởng nhớ công lao của những vị danh nhân đã có công lao to lớn xây dựng thành lũy, khai sơn lập làng mở chợ,… thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đặc biệt, người ta sẽ cầu Bà phù hộ cho nơi đây mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, Quốc thái dân an, nhân khang. Đến phần hội sẽ có rất nhiều sinh hoạt cộng đồng phong phú, như chương trình văn nghệ, các môn thể thao hiện đại, đặc biệt không thể bỏ qua là các trò chơi dân gian đặc sắc. Khi tham gia các trò chơi tại đây, đảm bảo Lễ hội Đền Đại Cại sẽ là kỷ niệm khó quên dành cho bạn với các tiết mục thi đua thuyền hoặc cùng trai gái bản làng tại đây chơi trò ném còn. 

Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại – Di tích lịch sử độc đáo tại Yên Bái

>>>>>Xem thêm: Hòn Bông Lan Côn Đảo, chìm đắm trong sắc xanh đẹp tựa thiên đường

Lễ hội Đền Đại Cại rất được mọi người từ tứ xứ quan tâm đến và ghé thăm

Xem thêm=: Lễ hội đền Đại Cại – Nét văn hóa độc đáo của người dân Yên Bái

Nếu bạn có đam mê với các di tích khảo cổ, quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại chắc chắn sẽ là một trong những điểm đến mơ ước của bạn đó! Ngoài ra, nếu bạn muốn hòa mình vào bản sắc dân tộc tại đây, bạn có thể “canh” thời gian để tham dự lễ hội Đền Đại Cại thú vị cùng với những đồng bào dân tộc Tày và dân tộc Dao nhé! 

Bên cạnh khám phá quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y – Đền Đại Cại và tham gia lễ hội tại đây, nếu bạn tò mò khi du lịch Yên Bái còn có những lễ hội nào khác nữa không thì câu trả lời chắc chắn là có. Nào là Lễ hội Xên Mường của Đồng bào Thái- Mường, hay Lễ hội đình làng Dọc – Ngày hội đậm đà màu sắc của người Tày cổ ,… và còn rất nhiều lễ hội thú vị khác của người dân tộc tại Yên Bái đang chào đón bạn đấy! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *