Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Những năm trở lại đây, Phú Yên đang dần thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng nhờ vào thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, có núi, có sông, có biển lại còn có vô vàn quán ngon. Trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Phú Yên, không thể không nhắc đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên.

Núi Chóp Chài sừng sững như tòa kim tự tháp hùng vĩ

Mở đầu bài giới thiệu này, Blogdulich.edu.vn có một câu hỏi nho nhỏ dành cho bạn đây. Hãy thử tài, hoặc đơn giản là thử độ đoán lụi của mình như thế nào xem sao. 

Núi Chóp Chài còn có tên gọi khác là gì? 

A. Nựu Sơn

B. Quy Sơn 

C. Hòn Cổ Rùa

D. Núi Trời Đánh

A, B, C, D bạn có đánh rơi câu trả lời nào không? Nếu chẳng đánh rơi câu nào thì chúc mừng bạn! Bạn đã chính xác rồi đó. Cả 4 tên trên đều là những “biệt danh” khác của núi Chóp Chài, quả là một ngọn núi có nhiều tên gọi phải không nào? 

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Núi Chóp Chài nhìn từ xa 

Núi Chóp Chài còn có tên gọi là Quy Sơn (núi rùa) hay Hòn Cổ Rùa là do hình dáng trông như một con rùa đang bò trên mặt ruộng. Còn cái tên “Trời Đánh” thì chỉ là một biệt danh yêu thương mà người dân Phú Yên đặt cho ngọn núi này thôi. Lý do là ở trên đỉnh núi có nhiều cột phát sóng truyền thanh, truyền hình nên cứ đến mùa mưa là nơi đây lại thường xuyên bị sét đánh trúng. Blogdulich.edu.vn thấy đây là một cái tên rất đáng yêu và ngộ nghĩnh đấy! Còn bạn thì sao? 

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Ngọn núi mọc lên sừng sững như tòa kim tự tháp Ai Cập

Từ thành phố Tuy Hòa, bạn sẽ rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh của ngọn núi sừng sững này, nhô lên như một tòa kim tự tháp màu xanh lá vậy. Vào những ngày nhiều mây, ngọn núi sẽ ẩn hiện sau tầng sương mờ trắng xóa vô cùng ảo dịu. Núi Chóp Chài có nhiều vết tích thiên nhiên như Hang Dơi với độ rộng 5m, sâu hun hút hay 4 phía ở chân núi đều có 4 ngôi chùa “trấn giữ”. 

1.1 Hướng dẫn đường đi đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên

Núi Chóp Chài tọa lạc tại xã Bình Kiến và xã Hòa Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa.

Để đến được đây, từ trung tâm thành phố Tuy Hòa bạn đi thẳng trên con đường Mậu Thân khoảng 2,6km. Đến cuối đường, nếu bạn muốn đi đến Núi Chóp Chài thì sẽ rẽ phải vào đường Nguyễn Tất Thành, lúc này hãy chạy chậm bạn nhé vì ngay khi thấy con đường bên tay trái hãy quẹo vào đó. Lúc này bạn chỉ cần chỉ thêm tầm 4km men theo con đường đó là đến được núi Chóp Chài. Còn nếu bạn đi đến chùa Bảo Lâm thì rẽ trái vào đường Nguyễn Tất Thành, từ đây chỉ cần chạy một chút nữa là bạn đã đến được ngay chùa Bảo Lâm rồi. 

1.2 Khám phá đỉnh núi Chóp Chài có gì vui

Đường chinh phục đỉnh núi Chóp Chài không quá khó khăn, vì chỉ cao gần 400m so với mặt nước biển. Đoạn đường khá dốc nhưng dễ đi. Nếu một ngày bạn muốn leo núi ngắm cảnh thì đừng quên núi Chóp Chài nhé! Đứng từ trên đỉnh núi nhìn xuống, bạn sẽ thấy cả một cánh đồng rộng lớn, đồi núi, trời cao vời vợi và cả thành phố Tuy Hòa nhộn nhịp. Đây là một khung cảnh đắc giá mà bạn chẳng muốn phải bỏ lỡ đâu! Khám phá Phú Yên đừng bỏ qua nơi này nhé!

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Khung cảnh siêu hay ho tại đỉnh núi Chóp Chài

Chùa Bảo Lâm Phú Yên và những điều bạn có thể chưa biết

2.1 Giới thiệu sơ lược về chùa Bảo Lâm

Chùa Bảo Lâm hay còn được gọi là chùa Bửu Lâm, là ngôi chùa đã lâu đời tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, chùa cũng đã trải qua biết bao biến cố và sóng gió. Đến nay, chùa đã được trùng tu rất khang trang và đẹp đẽ, các công trình kiến trúc điêu khác được chạm trổ tinh xảo, điêu luyện. Ngay khi bước vào chùa, bạn sẽ cảm nhận được không khí tôn nghiêm, cổ kính, mọi mệt mỏi dường như được xua tan, lòng tịnh tâm, an yên như không. Vì thế mà hàng năm ngôi chùa này thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và cầu nguyện. 

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Phía trước chánh điện của chùa Bảo Lâm

2.2 Lịch sử của chùa Bảo Lâm 

Chùa Bảo Lâm được xây dựng lên dưới thời vua Minh Mạng bởi Tổ Phái Lâm Tế đời thứ 38 húy Đạo Trung.

Thời kỳ trước năm 1945, chùa thành lập ra Bảo Lâm Phật Học Hội. Đây là nơi đào tạo ra phần lớn học trò chùa trên toàn tỉnh thành. Sau năm 1945 giải phóng đất nước, nơi đây cho cơ quan địa phương mượn làm trụ sở cơ quan, còn phòng Đông và phòng Tây làm nhà trẻ. Kể từ đó, Bảo Lâm Phát Học Hội ngừng hoạt động và tất cả các bảo vật quý giá từ chùa phải được chuyển đi gửi nhờ chùa Khánh Sơn để lưu giữ. 

Năm 1949, chùa Bửu Lâm được trùng tu sau một trận bão lớn làm hư hại nặng nề. Hầu hết các công trình kiến trúc ban đầu đều bị phá hủy và thất lạc. Sau đó, chùa lại một lần nữa bị tàn phá dưới làn mưa bom, đạn của thực dân Pháp trong thời kỳ chiến tranh. Tất cả sư trụ trì và các tăng ni phật tử đều phải lánh nạn trong một ngôi chùa nhỏ gần đó. 

Năm 1956, chùa Bảo Lâm được xây dựng lại tại địa điểm mới thuộc thôn Liên Trì, Giáo xứ Bình Kiến, cách địa điểm ban đầu khoảng 500 m. Tại đây, chùa cũng đac cho xây dựng nên hồ sen quý – Khởi nguồn niên hiệu chùa Bửu Niên. Năm 1974, tân trụ trì Thích Nguyên Từ dời chùa về vị trí cũ và xây dựng lại ngôi chánh điện uy nghi như ngày nay. 

2.3 Vì sao chùa Bảo Lâm lại thu hút được nhiều khách du lịch đến thế?

Đến với chùa Bảo Lâm, bạn sẽ không chỉ cảm nhận được không khí thanh tịnh, yên bình mà còn có thể cầu nguyện bình an cho gia đình, người thân. Nơi đây còn có cả tượng Phật Thích Ca cao 18m ngồi trên đài sen trắng muốt, hướng mặt về phía biển cả. Bạn sẽ thấy rất nhiều công trình kiến trúc khác như sư tử đá, tượng rồng được điêu khác tỉ mỉ. Vì nằm gần núi rừng nên không khí ở đây đặc biệt thoáng mát và trong lành. 

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Tượng Phật Thích Ca cao 18m trên nền trời xanh thẳm

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Những chú sư tử đá “cười toe toét” chào đón du khách

Cuộc sống bộn bề thì hãy đến Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên để an yên trong lòng

Phía bên trong chánh điện nơi bạn có thể cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân và gia đình

Du khách đến với Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên đã nói gì? 

“Sư cô chủ trì chùa rất thân thiện. nói chuyện nhẹ nhàng tuy đã lớn tuổi. chắc tầm 70++” Bạn The Oros chia sẻ về ngôi chùa Bảo Lâm. Đa số các bình luận khác cũng đánh giá rất cao ngôi chùa này khi có kiến trúc độc đáo, đẹp đẽ, không khí tôn nghiêm thanh tịnh. 

“Quang cảnh từ trên cao đẹp tuyệt vời, khi bạn nhìn xuống thành phố và cánh đồng lúa, và nhìn ra biển và những ngọn núi phía xa. Ở trên đỉnh núi có khu vực quân sự mà bạn không được phép chụp ảnh hoặc quay phim. Miễn là bạn để máy ảnh của bạn đối diện với tầm nhìn toàn cảnh tuyệt vời, bạn sẽ không bị làm phiền bởi các quân nhân. Vị trí rất yên bình. Âm thanh của gió thổi trong cây và tiếng chim hót, để xoa dịu tâm hồn bạn. Nhất định phải đến đây khi đến Tuy Hòa.” Healthy Mind đánh giá rất cao khung cảnh của Núi Chóp Chài. 

Những lưu ý khi đến với Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên

– Nếu đi vào mùa mưa thì đến núi Chóp Chài bạn nhớ tránh xa những cây cột cao để phát sóng truyền thanh, truyền hình nhé! Vì mùa mưa, những cây cột này hay “hút” phải sét nên hay bị sét đánh lắm đấy. 

– Phía trên đỉnh núi Chóp Chài là khu vực quân sự bảo mật nên người dân không được đến gần. 

– Thời điểm đi núi Chóp Chài thích hợp nhất là vào lúc bình minh, vì khi hoàng hôn buông xuống thì bạn bị khuất tầm nhìn và cũng rất nguy hiểm khi ở trên núi vào ban đêm.

– Khi đến chùa chiềng là chốn tâm linh nên bạn cũng cần ăn mặc lịch sự, tránh hở hang nhé! 

– Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi để bảo vệ cảnh quan và môi trường. 

Thế là Blogdulich.edu.vn đã giới thiệu đến bạn Núi Chóp Chài – Chùa Bảo Lâm Phú Yên rồi đấy! Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, lại thanh tịnh yên bình, thích hợp cho những lúc muốn chạy trốn deadline hoặc KPI. Ngoài nơi đây, thành phố biển này còn ẩn chứa nhiều địa điểm tham quan đẹp như Gành Đá Đĩa Phú Yên hay Bãi Môn Phú Yên đấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *