Nhắc đến Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc nổi tiếng với nhiều dấu ấn lịch sử cổ xưa như Cố Đô Huế, những điện thờ thần linh… Trong đó, không thể không kể đến Đàn Nam Giao Huế – Một đàn thờ bao phủ bởi cây xanh mát mẻ, không khí trong lành. Hôm nay hãy cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu thêm về nơi này nhé!
1 Đàn Nam Giao Huế – Những điểm đặc sắc có thể bạn bỏ lỡ
1.1 Giới thiệu về Đàn Nam Giao Huế – Tưởng là đàn nhưng lại là đàn
Nhắc đến Đàn Nam Giao, mọi người thường lầm tưởng đó là một loại đàn của thành phố Huế, thường sử dụng để phục vụ cả nhạc cổ. Ấy thế mà chẳng phải đâu bạn ơi! Đàn ở đây là nằm trong “tế đàn” vì vậy Đàn Nam Giao là một nơi linh thiêng để cầu nguyện với trời đất, là nơi để các vị vua chúa thời xưa dùng để kết nối với thần linh, lập các lễ tế mùa xuân hàng năm đấy! Khám phá Huế mà bỏ qua đàn thờ Nam Giao thì quả thật là một thiếu sót lớn rồi đấy bạn ơi!
Nhìn từ trên cao, đàn Nam Giao Huế giống như một khu rừng thu nhỏ giữa lòng thành phố Huế
Nơi đây được bao phủ bởi những hàng cây xanh mướt, rợp bóng mát. Nhìn từ trên cao, bạn sẽ thấy đàn Nam Giao như một khu rừng thu nhỏ giữa lòng thành phố Huế vậy. Lễ tế Nam Giao là được biết đến là nghi lễ quan trọng bậc nhất thời chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền thực hiện nghi lễ tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng Đế. Chứng minh, mình tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Do vậy, hầu như các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức lễ tế Giao và mỗi thời đại đều cho xây dựng đàn Nam Giao. Tuy nhiên sau chiến tranh, đây là đàn Nam Giao duy nhất còn tồn tại lại đến ngày nay, dù trong tình trạng không mấy nguyên vẹn cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế. Trong lịch sử nhà Nguyễn, có đến 98 đại lễ tế trời đất đã được tổ chức tại đây xuyên suốt 10 đời Vua.
Bàn làm đại lễ tại Đàn Nam Giao
1.2 Đường đi đến Đàn Nam Giao. Đàn Nam Giao nằm ở đâu?
–Địa chỉ: Phường Trường An, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, cách Đại Nội Huế 5km về phía Tây
Đàn Nam Giao thuộc quần thể di tích Cố Đô Huế, vì thế đường đi cũng không quá khó khăn. Nếu chọn đi bằng xe máy hoặc ô tô thì từ trung tâm thành phố, bạn đi theo đường Lê Duẩn qua cầu Bạch Hổ. Khi thấy đường Bùi Thị Xuân thì rẽ phải vào đó rồi rẽ trái ra Điện Biên Phủ, đi thẳng thêm 2km nữa là đến. Cực kỳ đơn giản phải không nào?
Còn nếu muốn được tự do ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, bạn có thể chọn đi xe bus số 5 nhé! Chuyến xe này còn đi qua nhiều điểm tham quan nổi tiếng như: Quốc Học Huế, chùa Báo Quốc…
1.3 Giá vé tham quan của đàn Nam Giao
Đàn Nam Giao mở cửa cho du khách tham quan trong khung giờ sau:
–Sáng: 7:30 – 12:00
–Chiều: 13:30 – 17:00
Để ngắm nhìn khung cảnh được đẹp hơn, cũng như thời tiết mát mẻ hơn thì bạn có thể lựa chọn đi đến đây vào sáng sớm. Tuy nhiên, nếu buổi sáng đã dành thời gian tham quan Cố Đô Huế thì bạn cũng có thể ghé vào buổi chiều. Ở đây vì có nhiều cây xanh rợp bóng mát nên cũng chẳng quá nóng bức đâu nhé!
Giá vé tham khảo cho người lớn và trẻ em khi tham quan Đàn Nam Giao:
–Người lớn: 30k/người
–Trẻ em dưới 1,3m: Miễn phí
Khung cảnh rợp mát do những tán cây thông cao chót vót sừng sững
2 Khám phá lịch sử thú vị của Đàn Nam Giao
2.1 Lịch sử đàn Nam Giao Huế trước năm 1945
Dưới đây là một số cột mốc đặc sắc của Đàn Nam Giao để bạn có thể tham khảo sau đó thì đi “khè” bạn bè cũng rất ngầu đấy!
•Ngày 25/3/1806, công trình bắt đầu được khởi công xây dựng.
•Ngày 27/03/1807, ngay sau khi công trình được hoàn thành thì vua Gia Long tổ chức buổi đại lễ tế đầu tiên. Đây có thể xem như là một “buổi khánh thành” cho đàn vậy đó!
•Từ, Sau đó suốt 79 năm 1807 – 1885, lễ tế tại đàn Nam Giao được tổ chức vào mùa xuân hàng năm.
•Từ năm 1886 – 1890 lễ tế dừng tổ chức.
•Từ năm 1891 – 1945, vua nhà Nguyễn lại đến làm lễ tế đàn 3 năm một lần.
•Vào ngày 23/03/1945, buổi tế lễ cuối cùng của nhà Nguyễn tại đàn Nam Giao được thực hiện.
Có tổn cộng 10 trong 13 đời vua nhà Nguyễn đã tổ chức lễ tế Trời Đất, thần linh tại đây. Vì vậy, nơi đây chứng kiến vô vàn sự kiện lịch sử của dân tộc ta lúc bấy giờ.
Con đường sau này được trùng tu lại, lắp thêm đèn đường đã trở nên thơ mộng hơn rất nhiều
2.2 Lịch sử đàn Nam Giao Huế sau năm 1945
•Sau khi nhà Nguyễn sụp đổ vào tháng 8/1945, đàn tế Nam Giao cũng bị chiến tranh tàn phá, gây thiệt hại nặng nề. Đến nay khi tham quan, bạn cũng sẽ thấy được nhiều di tích chiến tranh để lại.
•Năm 1977, xây đài tưởng niệm liệt sĩ trên nền của Viên Đàn cũ.
•Năm 1992, đài tưởng niệm được di dời. Từ đó, đàn Nam Giao cũng được trùng tu và thực hiện công tác tôn tạo do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đảm trách.
•Năm 1993, công trình kiến trúc đàn Nam Giao được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
•Năm 1997, nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Cánh cửa vẫn còn giữ được nét cổ kính lúc xưa, in hằn dấu ấn thời gian. Ảnh: BDS.net
3 Kiến trúc của Đàn Nam Giao có gì đặc biệt mà thu hút nhiều du khách đến thế?
Đàn Nam Giao có diện tích tổng lên đến 10 hécta. Bốn mặt của đàn tế là 4 cửa khác nhau, tạo thành một hình vuông bao quanh nơi tế chính hình tròn. Hình vuông và hình tròn đều là những hình khối có những nét tâm linh trong lịch sử Việt Nam. Cửa chính của đàn Nam Giao nằm ở phía Nam. Mỗi cửa đều có một bình phong bằng đá với chiều rộng 12,5m, với chiều cao 3,2m và bề dày khoảng 0,8m. Điểm đặc biệt nhất của đàn Nam Giao chính là cây xanh. Nhìn trên cao, bạn sẽ thấy đàn Nam Giao như một khu rừng nhỏ, nằm lọt thỏm trong trung tâm thành phố Huế, đóng vai trò như một “lá phổi xanh”. Đây là loại cây thông, tượng trưng cho những người quân tử hào phóng và khí phách.
Đến với Đàn Nam Giao, bạn sẽ được tham quan và chiêm ngưỡng cả ba tầng Giao Đàn – Nơi làm lễ tế Trời Đất. Giao Đàn nằm ngay trung tâm, là nơi diễn ra các nghi lễ chính. Nơi đây được thiết kế với khuôn viên hình chữ nhật với chiều dài 390m và chiều rộng 265m. 3 tầng Giao Đàn tuân theo thuyết Tam Tài: Thiên – Địa – Nhân, Trời tròn – Đất vuông:
•Tầng 1 là Viên Đàn, được xây hình tròn, quét vôi xanh, ngụ ý Thiên Thanh, đại diện cho trời xanh.
•Tầng 2 gọi là Phương Đàn, có hình vuông, quét vôi vàng, tượng trưng cho Địa Hoàng, đại diện cho đất.
•Tầng cuối hình vuông, quét vôi đỏ, tượng trưng cho Nhân, đại diện cho con người.
Công trình này mang ý nghĩa mang con người sánh ngang với trời đât và thần linh. Blogdulich.edu.vn thấy rằng đây là một tư tưởng rất mới và rất phóng khoáng, còn bạn thì sao?
Cờ Sao – Một điều không thể thiếu trong các đại lễ Nam Giao
Ngoài Giao Đàn là công trình chính thì đàn Nam Giao còn có các công trình phụ như Trai cung gồm Chính điện, Hữu túc, nhà Tả túc, phòng Thượng trà… rộng 65m, dài 85m. Ngoài ra còn có thể kể đến các công trình kiến trúc khác như tế sinh sở, thần trù, thần khố.
Công trình kiến trúc tại Nam Giao vẫn còn lưu giữ được đến ngày nay
Thế là Blogdulich.edu.vn đã giới thiệu đến bạn một công trình kiến trúc nhuốm đậm màu thời gian lịch sử, là nơi tế đàn của rất nhiều buổi lễ nghi thức trang trọng của các thời vua nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Vì thuộc quần thể di tích Kinh Thành Huế nên đàn Nam Giao Huế cũng nằm rất gần với những địa điểm vui chơi tại Huế khác. Bạn cũng có thể tham khảo thêm Cầu Trường Tiền hay đầm Lập An đều là những điểm đến lãng mạn tại thành phố Huế.