Địa đạo Củ Chi là hệ thống hầm phòng thủ trong lòng đất dài 250km, gồm 3 tầng, được đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
1 Giới thiệu về khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
1.1 Địa đạo Củ Chi ở đâu?
Địa chỉ: Đường Tỉnh lộ 15, Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ trung tâm thành phố, bạn cần vượt qua quãng đường 70km để tới được đây. Cách di chuyển phổ biến nhất là đi xe tự lái, ngoài ra bạn cũng có thể chọn đi bus hoặc taxi.
Địa đạo Củ Chi là khu di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Giá vé tham quan Địa đạo Củ Chi
Giờ mở cửa: 7h00 – 17h00 hằng ngày kể cả chủ nhật, lễ Tết
Tham khảo giá vé Địa đạo Củ Chi 2023:
– Vé vào cổng:
+ Người lớn: 35.000 VND/người (đối với khách Việt Nam), 70.000 VND/người (đối với khách nước ngoài)
+ Trẻ em từ 7 đến 16 tuổi, học sinh sinh viên: giảm 50% so với giá vé người lớn
+ Người khuyết tật, trẻ em dưới 7 tuổi, các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, người cao tuổi, người có công với cách mạng, hộ nghèo: Miễn phí vé vào cổng
– Vé tham quan Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi: 40.000 VND/người
Ngoài ra, khi muốn chui hầm hoặc tham gia một số trò chơi tại đây thì bạn sẽ phải mua vé theo quy định của Ban quản lý Địa đạo Củ Chi. Bảng giá vé tại địa điểm du lịch Sài Gòn này được niêm yết rõ ràng nên sẽ không có tình trạng chặt chém hoặc lấy giá cao hơn thực tế.
Khụ vực đền thờ tại Địa đạo Củ Chi
2 Tìm hiểu về lịch sử Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là căn cứ chiến lược gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1948. Công trình này được quân và dân xã Tân Phú Trung và xã Phước Vĩnh An cùng nhau thực hiện để giúp bộ đội ẩn nấp, cất giữ vũ khí, tư trang, chờ cơ hội phản công. Ban đầu, người dân mỗi làng đào một địa đạo riêng. Nhưng về sau, để tiện đi lại, vận chuyển đồ dùng, vũ khí nên các địa đạo đã được kết nối với nhau, tạo thành một hệ thống liên hoàn.
Trong thời kỳ kháng chiến Mỹ, địa đạo Củ Chi được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở rộng thêm. Công trình càng được gia cố chắc chắn, thiết kế rất công phu, thể hiện tính kỹ thuật và ý chí chiến đấu mãnh liệt của nhân dân ta. Địa đạo Củ Chi lúc này là chiến lũy an toàn, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Sài Gòn – Gia Định, lập nên nhiều chiến công vang vội, góp phần thống nhất đất nước.
Những địa đạo được đào thông với nhau và chĩa ra nhiều nhánh
Toàn bộ địa đạo Củ Chi có tổng chiều dài 250km. Địa đạo chia thành 3 tầng sâu khác nhau. Tầng cao nhất cách mặt đất 3m, tầng giữa cách 6m, tầng sâu nhất cách 12m. Ngoài khu vực để bộ đôi sinh sống, trữ vũ khí, Địa đạo Củ Chi còn chia làm nhiều nhánh với các khu vực hố đinh, hầm chông, bãi mìn…
Đến thời điểm hiện tại, khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là một trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng trên thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây cũng lọt vào top 7 điểm đến kỳ lạ nhất tại khu vực Đông Nam Á, thu hút đông đảo khách du lịch.
Đèn điện thắp sáng để du khách tham quan
3 Khám phá sức hấp dẫn của khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
3.1 Tham quan hầm địa đạo
Đến với Địa đạo Củ Chi, theo Blogdulich.edu.vn thì trải nghiệm thú vị nhất bạn không thể bỏ lỡ đó là chui hầm. Tại đây, bạn sẽ hiểu hơn về những khó khăn của bộ đội xưa. Bên cạnh đó là sự ngưỡng mộ ý chí, nghị lực của cán bộ và nhân dân ta. Tuy nhiên với những bạn sợ không gian hẹp thì chui hầm có thể là trải nghiệm không được thoải mái cho lắm.
Ở khu vực cửa hầm, bạn có thể nếm thử một số món ăn mà bộ đội và đồng bào ta ăn hàng ngày như khoai, sắn, củ mài chấm muối vừng…
Chui hầm là trải nghiệm thú vị nhất khi đến với Địa đạo Củ Chi
3.2 Khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh
Khu tái hiện vùng chiến tranh được xây dựng trong một căn hầm nhỏ gần mặt đất. Bên trong là một màn hình trình chiếu lớn cùng những chiếc ghế đơn sơ. Tại đây, du khách sẽ được xem lại những thước phim chiến tranh quý giá, ghi lại toàn bộ cảnh sinh hoạt, chiến đấu của quân và dân ta. Một số cảnh là phim tài liệu thực tế, một cố khác là cảnh tái hiện.
Xe tăng được trưng bày tại Địa đạo Củ Chi
Bên cạnh đó, tại Địa đạo Củ Chi bạn còn được chiêm ngưỡng rất nhiều những hiện vật lịch sử quý giá như các loại súng bộ đội ta sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, xe tăng, máy bay chiến đấu… Những hiện vật này được bảo quản rất tỉ mỉ, bạn có thể nhìn ngắm nhưng không được tự ý chạm vào để tránh gây hư hại nhé.
3.3 Trải nghiệm trò chơi bắn súng thú vị
Khu vực chơi bắn súng được các bạn trẻ cực kỳ yêu thích bởi mang lại cảm giác mạnh, sự hồi hộp và gắn kết bạn bè. Địa đạo Củ Chi cung cấp hai phiên bản là bắn súng thể thao quốc phòng và bắn súng đạn sơn.
Nếu chọn bắn súng thể thao quốc phòng thì bạn sẽ được sử dụng súng trường, có nhân viên hướng dẫn tháo lắp và tập bắn. Trò chơi này bạn có thể chơi cá nhân, nhân viên giám sát kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn. Bạn không cần thuê súng nhưng sẽ cần mua đạn với mức giá từ 40.000 VND đến 60.000 VND/viên.
Du khách chơi bắn súng thể thao quốc phòng
Còn với những nhóm bạn đi đông người thì chơi súng sơn sẽ thú vị hơn. Đây là trò chơi tập thể, vừa rèn luyện thể lực còn tăng cường kỹ năng phối hợp đồng đội cũng như rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy. Chi phí cho trò chơi này là 50.000 VND/người cho mỗi lượt chơi 60 phút, và giá đạn bắn là 3.000 VND/viên.
3.4 Khu giải trí và trò chơi trên nước
Khu trò chơi cũng nằm trong khuôn viên khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi. Bạn đi bộ khoảng 15 phút sẽ gặp hồ cảnh quan mô phỏng biển Đông, bên cạnh là rừng gỗ quý và ba mô hình kiến trúc mang tính biểu tượng của ba miền là Chùa Một Cột, Ngọ Môn Quan và Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Bến Nhà Rồng.
Tại Địa đạo Củ Chi, bạn còn có thể chơi rất nhiều trò chơi thú vị như đạp xe, bơi, chèo thuyền kayak. Bạn sẽ cần mua vé để chơi các trò này theo bảng giá niêm yết.
Khu giải trí và trò chơi trên nước
3.5 Tham quan trạm cứu hộ động vật hoang dã
Trạm cứu hộ động vật không thuộc khuôn viên Địa đạo Củ Chi nhưng chỉ cách khoảng vài kilomet. Vì vậy, với những đoàn học sinh cấp 1, cấp 2 đi tham quan thì đây sẽ là điểm đến rất hấp dẫn. Trạm cứu hộ này là bệnh viện động vật hoang dã lớn nhất ở khu vực phía Nam. Tại đây hiện đang cứu hộ khoảng 3600 loài thú quý hiếm, nhiều loài có mặt trong Sách Đỏ.
Trạm cứu hộ thiết kế với quy mô rộng lớn, tạo điều kiện để các loài động vật hoang dã được sống trong môi trường gần với tự nhiên nhất. Được ngắm nhìn tận mắt các loài động vật quý hiếm chắc chắn sẽ là ký ức đáng nhớ trong hành trình du lịch, khám phá Địa đạo Củ Chi.
Tham quan trạm cứu hộ động vật hoang dã gần Địa đạo Củ Chi
4 Những lưu ý khi tham quan Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi rất rộng lớn, bạn sẽ phải đi bộ và chui hầm để khám phá. Vì vậy, bạn hãy chọn trang phục thật thoải mái, đi giày thể thao, quần áo rộng rãi.
Tại đây có bán đầy đủ nước uống, thức ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chuẩn bị đồ ăn và tự mang theo để tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn muốn mua đồ lưu niệm thì có thể vào các cửa hàng trong khuôn viên khu di tích, do Ban quản lý Địa đạo Củ Chi mở. Giá các mặt hàng tại đây được niêm yết rõ ràng, bạn có thể thoải mái lựa chọn, vừa túi tiền thì mua. Còn nếu mua đồ bên ngoài thì có thể sẽ bị chặt chém và hét giá.
Món khoai mì (củ sắn) luộc chấm muối được bán ở Địa đạo Củ Chi
Khu bán đồ lưu niệm tại Địa đạo Củ Chi
Trên đây là các thông tin, kinh nghiệm từ cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn để bạn có chuyến tham quan Địa đạo Củ Chi với nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Khu di tích này chắc chắn sẽ khiến bạn có thêm nhiều hiểu biết về một giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc.