Lễ hội Cá Voi, còn được gọi là Cá Ông, là lễ hội mang đậm bản chất của ngư dân vùng biển, gắn liền với tục thờ Cá Ông nổi tiếng. Đây là một trong những lễ hội truyền thống rất đặc sắc, thu hút rất nhiều du khách bốn phương về thành phố biển Nha Trang tham dự. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn khám phá xem điểm đặc sắc của lễ hội Cá Voi ở vịnh biển xinh đẹp này nhé!
Bạn đang đọc: Độc đáo Lễ hội Cá Voi ở Nha Trang – Nét đẹp văn hoá của người dân làng chài
1 Câu chuyện về sự ra đời của Lễ hội Cá Voi
1.1. Nguồn gốc sự ra đời của lễ hội Cá Voi
Nha Trang được ví như là “viên ngọc xanh của biển Đông” – vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều danh lam thắng cảnh, non nước biển đảo đẹp tuyệt vời như Đảo Hòn Mun, Bình Hưng… và di tích lịch sử mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội Cá Voi, còn có tên khác là Cá Ông. Tục thờ cúng Cá Ông được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cá của người Việt, đặc biệt là đối với người dân vùng biển Nha Trang, bao đời nay sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản.
Đầu tiên, mời các bạn xem phần giới thiệu về lễ hội Cá Voi nhộn nhịp ở Nha Trang qua video bên dưới:
Những thước phim nhộn nhịp của lễ hội Cá Voi trong tín ngưỡng dân gian của ngư dân vùng biển Nha Trang. Nguồn: Youtube/ Thương hiệu Việt nổi tiếng
Lễ hội Cá Voi góp phần tạo nên nét văn hoá đặc sắc của ngư dân vùng biển Nha Trang
Từ lâu cá voi đã là một sinh vật hiền lành, quý hiếm và thường giúp đỡ ngư dân mỗi khi gặp tai nạn, hay lênh đênh trên biển cả, vì thế rất đáng để được tôn kính, suy tôn. Trong dân gian, người dân Nha Trang đều cho rằng cá voi không phải là loài cá bình thường, mà là cá thần, có suy nghĩ, tình cảm, và đặc biệt là sự cảm nhận về tâm linh như con người. Chính vì lý do đó, nên lễ hội Cá Voi được thờ phụng rất tôn nghiêm.
Chắc vì lý do ấy, mà cũng có nhiều câu chuyện ly kỳ, huyền thoại về cá voi, gắn liền với cuộc đời bôn tẩu của vua Nguyễn Ánh vào khoảng năm 1799. Theo truyền thuyết, trong một lần chạy khỏi quân Tây Sơn, tìm đường biển chạy sang Xiêm, thì gặp cơn bão lớn. Cơn bão làm thuyền chao đảo, nhưng ngay lúc đó có con cá voi đến nâng thuyền lên và đưa vào bờ nên ông được cứu sống, thoát kiếp nạn. Vào năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, xưng hiệu là Gia Long. Nhớ ơn cứu mạng năm xưa, vua Gia Long đã sắc phong cho cá voi tước hiệu là “Nam Hải Tộc Ngọc lân thượng đẳng thần”. Các nhà vua triều Nguyễn nối ngôi cũng học tập từ Gia Long mà hết sức coi trọng cá voi, và sắc phong cho loài cá này danh hiệu “Đại càng quốc gia Nam Hải”.
Càng tin vào sự giúp đỡ của cá voi, ngư dân tổ chức lễ hội Cá Voi hàng năm hết sức thành kính, thậm chí người dân địa phương tránh gọi thẳng tên cá voi mà gọi là Cá Ông hoặc Ông Nam Hải. Ngoài ra, để thể hiện sự tôn kính, ngư dân nơi đây đã xây lăng thờ cúng (lăng Ông). Đặc biệt, bên trong Lăng Ông, có một nơi trân trọng, đặt một chiếc hòm đựng xương cốt của cá voi, còn được gọi là “Ngọc Cốt”.
Nếu như ở phương Tây, cá voi được xem là một nguồn lợi lớn có giá trị kinh tế cao, thì ngư dân vùng biển nước ta lại là ân nhân cứu mạng
Lễ hội Cá Voi ở Nha Trang rất nhộn nhịp, nhiều du khách gần xa có thể hòa mình vào bầu không khí sôi động, đầy sắc màu
1.2. Ý nghĩa của lễ hội Cá Voi trong đời sống ngư dân miền biển
Cá voi được xem như là một vị Phúc thần hoặc “thần may mắn” của người dân vùng biển với các tên gọi nghe rất xa hoa, mỹ miều như Nhân Ngư, Đức Ngư, Ngọc Lân. Loài cá này từ đó càng trở nên linh thiêng trong tâm thức người dân vùng biển Nha Trang. Chính vì vậy, ngày này, lễ hội Cá Voi trở thành một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, rất đặc biệt.
Cá Ông ở viện Hải dương học Nha Trang
Trải qua thời gian, lễ hội Cá Voi đã trở thành một lễ hội Nha Trang không chỉ có ý nghĩa trong đời sống ngư dân địa phương mà còn được rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước tụ hội về đây để tham dự. Đây là lễ hội cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà và ngư dân được mùa đánh bắt thuỷ, hải sản, thuyền bè đầy ắp cá tôm…
2 Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Cá Voi
Hằng năm, cứ hẹn lại lên, người dân ở vùng biển Nha Trang thường tổ chức lễ hội Cá Voi rất lớn, long trọng, uy nghiêm, vào ngày ông luỵ (là ngày cá voi chết) và hai kỳ xuân tế, thu tế, tại Lăng Ông thuộc thành phố Nha Trang. Cá ông “lụy” thường vào những tháng có biển động, có gió bão nhiều.
3 Lễ hội Cá Voi được diễn ra như thế nào?
Các nghi thức lễ hội Cá Voi ở Nha Trang cũng được rút gọn bớt để phù hợp với cuộc sống hiện nay, những vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nghi lễ chính như lễ Nghinh Ông, lễ rước sắc, Lễ Tế Chánh, hò Bá trạo, Lễ Tống na (lễ cúng cô hồn biển), Lễ Tỉnh sanh, Thứ lễ và Tôn vương.
Tìm hiểu thêm: Gold Boutique Hotel, tìm lại cảm giác bình yên bên bờ đại dương xanh tuyệt đẹp
Trong Lễ hội Cá Voi, tiếng chiêng và trống rộn ràng, những cờ lọng đủ màu, kết hợp cùng màn hát múa, tạo nên bầu không khí rạng rỡ, tươi vui cả một vùng biển Nha Trang
3.1. Phần Lễ của lễ hội Cá Voi
Lễ hội Cá Voi ở Nha Trang được bắt đầu từ lúc rạng sáng. Đầu tiên là nghi thức Lễ Nghinh thần. Đây là nghi thức vô cùng quan trọng trong cả lễ hội. Người dân sẽ chọn lựa những người khoẻ mạnh nhất, rước kiệu Ông Nam Hải đi ra phía biển để lên thuyền rồng ra khơi, bởi vì họ tâm niệm, vào ngày này, linh hồn Ông Nam Hải mới hiện lên giữa biển.
Một người có uy tín cao trong cộng đồng sẽ được giữ vai trò chủ tế. Các nghi lễ diễn ra tuần tự, người dân bản xứ đều cúng lễ trang nghiêm, thành kính
Tiếp đến là lễ sắc phong, thu hút đông đảo sự tập trung, tham gia của người dân nhất. Đám rước sắc phong chia làm hai đoàn, một đi từ phía Bắc, một đi từ phía Nam, hai đoàn đều đi hướng về khu Lăng Ông. Dẫn đầu mỗi đoàn là đội múa lân, sư, rồng, vừa góp phần huyên náo không khí, vừa để trừ tà ma, tránh đường, theo suy nghĩ của người dân. Tiếp sau đoàn múa lân là mô hình thuyền lướt sóng trên biển.
Mô hình thuyền được gánh trên vai bởi hàng chục thanh niên trai tráng, mặc quần áo màu xanh tượng trưng cho biển cả trong lễ hội Cá Voi Nha Trang
Đi cuối đoàn là các thành viên tham gia lễ rước, được mặc những bộ quần áo thiết kế theo cổ xưa, tay cầm cờ, binh khí chính tề xếp hai hàng đều bước.
Sau khi kết thúc phần lễ thỉnh, báo cáo kết quả năm trước, cầu an cho năm nay thì lại rước Ông ra biển. Lúc này ngoài khơi đã đậu sẵn hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang trí cờ hoa sẵn sàng chờ lệnh Ông rồi.
Tiếp theo là đến Lễ Tỉnh Sanh, Tế chánh, Thứ lễ và Tôn vương (đây là nghi thức không phải lúc nào cũng có trong lễ hội Cá Voi), và cuối cùng là Lễ Tống Na.
3.2. Phần Hội của lễ hội Cá Voi
Sau khi kết thúc phần lễ là đến phần hội rộn ràng của lễ hội Cá Voi. Người dân nơi đây sẽ tham gia các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc vùng biển, nào là lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá bóng… vô cùng vui nhộn và sống động.
Ở mảng văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội Cá Voi đó chính là múa hát bả trạo (bả nghĩa là nắm chắc, trạo nghĩa là mái chèo. Nắm chắc mái chèo giữa biển khơi luôn là tâm nguyện của cư dân miền biển). Hoạt động này thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các ngư dân trên một con thuyền đã chống chọi với bão tố, mang về một mùa bội thu cho ngư dân. Bả trạo như một hoạt cảnh múa hát, thể hiện những sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới, hoặc đặc tả cảnh đưa linh của một đoàn thuyền chuyên chở những linh hồn oan uổng đến cõi siêu thoát.
>>>>>Xem thêm: Tiệm cà phê Đợi Một Người, không gian nắng đẹp giữa trời Đà Lạt
Hò bả trạo trong lễ hội Cá Voi
Lễ hội Cá Voi không những vẫn giữ nguyên được giá trị tinh thần to lớn trong đời sống tâm linh của người dân Nha Trang, mà còn góp phần thúc đẩy du lịch vịnh biển xinh đẹp này phát triển. Nếu bạn du lịch đến Nha Trang vào đúng dịp thì hãy hòa mình vào lễ hội rộn ràng này nhé! Bạn có thể xem thêm những lễ hội đặc sắc khác ở Nha Trang tại đây.