Đền Quán Cháo – Đền Dâu – Đồng Giao – Tam Điệp đã đi lịch sử và ca dao cổ của dân gian Việt Nam khi đều là những điểm tham quan nổi tiếng của Ninh Bình được nhiều người dân Việt Nam cũng như du khách ngoại quốc yêu mến. Hôm nay cùng Blogdulich.edu.vn tìm hiểu thêm về đền Quán Cháo nổi tiếng tâm linh nhé!
Bạn đang đọc: Khám phá Đền Quán Cháo nổi tiếng linh thiêng xứ Ninh Bình
1 Đền Quán Cháo thuộc cụm di tích Đền Dâu – Quán Cháo
1.1 Tổng quan thông tin về đền Quán Cháo
Đền Quán Cháo là một địa điểm tham quan tại Ninh Bình tọa lạc tại phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Có rất nhiều du khách đã thắc mắc về cái tên “Quán Cháo” không biết rằng nó có một ý nghĩa sâu xa nào đó hay không. Để Blogdulich.edu.vn bật mí ngay cho bạn nhé! Cái tên “Quán Cháo” có ý nghĩa đơn giản chỉ là một quán bán cháo, không hơn không kém. Tuy nhiên đừng vội thất vọng
Thuở xa xưa, thánh Mẫu Liễu hiển linh thành bà chủ quán nước để phục vụ nước chè phục vụ du khách qua đường nhằm xem xét và dõi theo cuộc sống của người dân. Vào năm 1788 khi vua Quang Trung kéo quân ra Bắc để ngăn chặn cuộc xâm lược của giặc Mãn Thanh, bà đã nấu cháo đãi cả quân đoàn. Sau khi thắng trận trở về, nhà vua đã cho lập đền thờ và đặt cho đền một cái tên cực kỳ dân dã – Quán Cháo. Và đến ngày nay người dân vẫn tương truyền câu ca dao:
“Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng.”
Thật ra, đền Quán Cháo hiện tại không phải là đền Quán Cháo nguyên gốc mà đã được xây dựng lại, chuyển từ đường Thiên Lý (Quốc lộ 1A) lên đỉnh đồi và bắt đầu mở chào đón du khách tham quan từ đó. Đền còn có một cái tên dài hơn là Chúc Sơn Tiên Từ (Đền Tiên núi Cháo) nhằm thờ Liễu Hạnh Công chúa – Một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam.
Khung cảnh bên ngoài của đền Quán Cháo. Nếu đi vào buổi tối, bạn sẽ có thể dễ dàng để ý thấy nơi đây có một biển hiệu đèn LED cực kỳ nổi bật
1.2 Đền Quán Cháo nằm ở đâu? Hướng dẫn đi đến đền Quán Cháo
Đền Quán Cháo thuộc cụm di tích lịch sử Đền Dâu – Quán Cháo nằm ở Quang Trung, Tây Sơn, Tam Điệp, Ninh Bình, cách trung tâm thành phố khoảng 15 cây số. Tuy nhiên nghe nhiều như thế thôi chứ đường đi đến đền Quán Cháo sẽ cực kỳ dễ dàng. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, bạn chỉ cần đi thẳng theo đường Quốc lộ 1A hướng về phía Nam là đã đến rồi. Tốt nhất bạn nên bật Google Maps để xác định rõ ràng đường đi nhất hoặc hỏi người dân nếu bị lạc nhé.
Phương tiện di chuyển từ thành phố Ninh Bình đến cụm di tích lịch sử Đền Dâu – Quán Cháo bạn có thể sử dụng xe máy hoặc xe ô tô. Đường đi khá nắng và ít bóng râm vì thế nếu đi gia đình đông người, hoặc nhóm bạn tầm 4 người thì các bạn nên thuê xe hơi để chuyến đi được thoải mái nhất nhé. Ngay tại đền Quán Cháo cũng có bãi đỗ oto nên bạn cũng không cần lo lắng vấn đề tìm chỗ đậu xe nhé!
2 Những điều đặc sắc của cụm di tích Đền Dâu – Quán Cháo
2.1 Lối kiến trúc độc đáo của đền Quán Cháo
Vốn dĩ đền Quán Cháo từ xưa chỉ là một miếu nhỏ bên đường mà nhà vua lập nên để cảm tạ công đức của các Thánh Mẫu, thần linh. Tuy nhiên, đến năm Tự Đức thứ 7 (1854) thì đền Quán Cháo được trùng tu và sửa chữa bởi Tuần phủ Ninh Bình Tôn Thất Tĩnh công đức và phần lớn lối kiến trúc được giữ gìn đến ngày nay. Đặc biệt khi bước vào đền, bạn sẽ thấy đền được bao quanh bởi tường hoa và phần sân đền thì rợp bóng mát vì có đến tận 3 cây cổ thụ rất to và lâu đời.
Khu vực bên trong với những trụ cột thờ cúng thần linh. Cả khu vực khuôn viên rợp bóng mát của cây cổ thụ
Đền được xây theo hình chữ nhị và hậu cung hình chuôi vồ độc đáo, phía trước san thì đắp cảnh núi Ngũ Hành Sơn. Trên mái trước đền là hình lưỡng long chầu nguyệt, đắp nổi bên trên là tên chữ của chùa “Chúc Sơn Tiên Từ” (đền tiên Núi Cháo). Phía trước sân đền còn tấm bia cao 1m, rộng 0.7m ghi lại năm Tự Đức thứ 7 (1854) – Năm tháng trùng tu đền. Phần bia đá được chính Trần phủ Ninh Bình Tôn Thất Tĩnh cho tạc nên vô cùng quý giá. Cửa đền có đôi câu đối ca ngợi công đức của Thánh Mẫu:
“Đại Việt triều bao điển vạn cổ thanh linh
Thăng Long quảng chiến công nhất tràng oanh liệt
Tiến quân nhất trúc ân lai sứ
Thắng trận thiên binh đáo thị hùng.”
“Nước Đại Việt bao điển tích ở đây vạn đời nổi tiếng
Thăng Long thắng lớn có công oanh liệt (của mẹ)
Tiến quân một bát cháo ghi ơn mãi mãi
Thắng trận ngàn quân đánh hùng dũng.”
Bên trong đền gồm 3 cung thờ. Cung thờ đầu tiên là đệ tam thờ hội đồng tứ phủ. Cung thứ hai là cung đệ nhị đặt tượng thờ Chúa Bản Đền với 4 cột đá xanh nguyên khối, chạm trổ long phụng tinh xảo. Tượng thờ Chúa Bản Đền sẽ được đặt chính giữa điện, ở bên phải là bàn thờ quan Hoàng Bảy phía bên trái là bàn thờ quan Hoàng Mười.
Bàn thờ hội đồng Tứ Phủ của Đền Quán Cháo. Hai bên sẽ là bàn thờ quan Hoàng Bảy và bàn thờ quan Hoàng Mười
Phần cung cấm sẽ nằm ở vị trí trung tâm với ban thờ và tượng Liễu Hạnh Công Chúa đặt trong khám sơn son thếp vàng. Pho tượng được tạc từ gỗ vào thời nhà Nguyễn cổ xưa và quý giá. Pho tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh của đền Quán Cháo được tạc theo tư thế Toạ thiền thường thấy trong Yoga. Hai chân sẽ xếp bằng, tay phải sẽ đặt trên đùi phải, các ngón tay chụm lại với các ngón quay, bàn tay trái thì úp hờ trên đùi trái. Pho tượng được đúc với đầu đội mũ miện, mặc áo cà sa, quần thâm thêu hoa cải trắng, phần cổ sẽ đeo nhiều dây tràng ngọc bích – Biểu tượng của tràng hạt.
Khuôn mặt chính là điểm gây ấn tượng nhất với mắt phượng, mày ngài nhưng lại mang nét chất phác, nhân hậu chứ không kiêu sa, lộng lẫy như tượng Mẫu ở đền Dâu. Bức tượng mô tả lại tỉ mỉ và chân thực người bà phúc hậu mở hàng quán bên đường, nấu cháo khao cả một đoàn quân, tiếp thêm năng lượng giúp mọi người chiến thắng quân giặc, khắc hoạ biểu tượng nhắc lại tích Tiên chúa cải theo phật Bà.
Tìm hiểu thêm: Bãi Tiên Nha Trang – Chốn thiên đường như thực như mơ
Bàn thờ bên trong cung cấm với những bức tượng được điêu khắc tỉ mẩn từ rất lâu về trước nên cực kỳ giá trị
Bức tượng Quan Hoàng Bẩy với chiếc áo xanh và họa tiết hoa văn ánh vàng
2.2 Lễ hội hàng năm rộn ràng sắc áo
Một thôi đi đến chợ Ghềnh
Lễ Tiên Quán Cháo mới trình chúa Dâu
Lễ hội đền Quán Cháo sẽ được tổ chức vào mở vào 15 tháng Giêng hàng năm, cùng ngày với lễ hội đền Dâu, và kéo dài cho đến hết ngày 3-3 Âm lịch (Ngày kỵ của mẫu Liễu). Theo tục lệ thì hai lễ hội này sẽ đều phải gắn liền với nhau. Người dân đến trình lễ phải ghé thăm đền Quán Cháo trước, thực hiện các nghi thức tế lễ, rồi rước ngai cùng tượng Thánh Mẫu về đền Dâu. Đây được gọi là lễ trình theo đúng như trật tự mà câu ca dao trên đã đề cập. Mọi người sau khi cầu lộc, cầu bình an ở đền Quán Cháo, đền Dâu xong thì sẽ ra hội Phủ Giày.
Trước đây, du khách sẽ còn được chứng kiến cả tục rước tượng và kéo chữ “Mẫu Nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình” và “Lý Nhân vi mỹ” tuy nhiên đến nay tục lệ đã không còn được duy trì nữa. Bạn cũng đừng vội buồn khi các nghi thức thờ cúng khác như hầu bóng, tôn lô nhang và trình đồng để mong cầu ban phúc, lộc, thọ và bình an, an khang từ đức Thánh Mẫu và các vị thần thánh cũng được tổ chức long trọng và đặc sắc.
>>>>>Xem thêm: Lịch trình Hà Giang tự túc 4N5Đ chi tiết nhất
Phần lễ hội được tổ chức long trọng để mong cầu ban phúc, lộc, thọ và bình an cho đất nước và người dân
Thế là Blogdulich.edu.vn đã giới thiệu chi tiết nhất đến bạn đền Quán Cháo cũng như lối kiến trúc đặc biệt và lễ hội sắc màu của cụm di tích Đền Dâu – Quán Cháo. Khám phá Ninh Bình thì đây sẽ là những điểm tham quan vô cùng linh thiêng để bạn cầu nguyện tài lộc và tình duyên. Đừng bỏ lỡ nhé!