Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

Lễ hội đền Nhược Sơn được tổ chức định kỳ hàng năm, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đến những vị anh hùng đã có công với dân với nước. Theo chân Blogdulich.edu.vn để tìm hiểu cho tiết hơn về lễ hội độc đáo này nhé.

Bạn đang đọc: Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

Đôi nét về đền Nhược Sơn

1.1 Đền Nhược Sơn ở đâu?

Đền Nhược Sơn nằm bên bờ sông Hồng êm ả, cách thị trấn Mậu A (huyện Văn Yên) khoảng 41 km. Khu di tích lịch sử này nằm trên địa phận thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, thờ ngài Hà Khắc Chương – một vị võ tướng có tài cầm quân thao lược thời nhà Trần.

Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

Đền Nhược Sơn với thiết kế cổ kính, mang đậm không khí linh thiêng và truyền thống

Đền Nhược Sơn được xây dựng quay mặt ra hướng Bắc, với hình thể không đều, kết cấu theo dạng chữ đinh, chia làm hai phần cơ bản là kiến trúc chính và kiến trúc phụ. Tổng diện tích mặt bằng của ngôi đền là 191,44 mét vuông, lưu giữ trên 10 di vật gồm chuông đồng, những ô chữ từ thời xưa, tượng Hà Chương được đúc bằng đồng cao khoảng 28,5cm, nặng 67kg, bát nhang… Vào ngày 16/11/2005 khu di tích đền Nhược Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

1.2 Đền Nhược Sơn thờ ai?

Người dân địa phương tại đây quen gọi đền Nhược Sơn bằng tên theo tiếng bản địa là Loòng Mẹac hay Tại Mẹac. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng, có địa hình bằng phẳng ngay bên bờ sông Hồng, được nhân dân xây dựng nên để dành sự biết ơn và lòng thành kính lên vị anh hùng Hà Chương. 

Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

Lễ hội đền Nhược Sơn được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo khách thập phương

Theo lời kể của những vị già làng tại đây, từ thế hệ này qua thế hệ khác đều truyền miệng nhau về công lao của ngài Hà Chương. Chuyện kể rằng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên Mông, Hà Khắc Chương đã có công lớn truy kích địch, phục kích chúng và đẩy chúng vào bẫy mai phục sẵn. Nhờ vậy quân ta mới chiến thắng vang dội, đập tan quân địch, khiến chúng không còn một mảnh giáp. Nhưng đáng tiếc là trong lúc chiến đấu Hà Chương đã bị thương nặng và chết. Thi hài của ông được đưa sang bờ sông bên kia chôn cất, ngay tại cửa thác Nhược Sơn.

Về Lễ hội đền Nhược Sơn

2.1 Lễ hội đền Nhược Sơn tổ chức vào thời gian nào?

Lễ hội tại đền Nhược Sơn hàng nằm được tổ chức vào ngày 20/9 âm lịch hàng năm, tại xã Châu Quế Hạ. Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến đây để dâng hương tưởng nhớ những công lao to lớn của Hà Chương cũng như gửi gắm những cầu nguyện về cuộc sống được thuận lợi, ấm no và hạnh phúc.

Tìm hiểu thêm: Khám phá Đảo Côn Sơn với vẻ đẹp quyến rũ làm bao người đắm say

Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

Lễ hội đền Nhược Sơn với sự tham gia của rất nhiều người dân địa phương và khách du lịch

2.2 Những phần Lễ và phần Hội được diễn ra như thế nào?

Phần Lễ:

Ngoài những phong tục tương tự với tín ngưỡng thờ thánh mẫu, tại đền Nhược Sơn còn chú ý đến lễ Tứ Viết hay còn gọi là “phá lường” – lên đồng. Tục lệ này được tổ chức mỗi năm hai lần tại chùa vào ngày 20/1 và ngày 20/9 âm lịch.

Ngày 20/9, được các thế hệ tương truyền là ngày tướng Hà Chương mất. Nên nhân dân sẽ chuẩn bị làm cốm cúng và các lễ vật khác, vừa để dâng lên vừa để thiết đãi khách thập phương tới đền hương khói, thờ cúng Ngài.

Thời gian Lễ hội đền Nhược Sơn: từ 5 giờ sáng tới 5 giờ chiều.

Thành phần chủ trì lễ hội: các cụ tiên chỉ, chánh tổng, phó lý, bá hộ…

Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

Những đoàn người đang mang lễ vật lên đền Nhược Sơn

Vào lúc 5h sáng, lính sẽ dõng chỉ đạo công tác chuẩn bị như việc mổ lợn, phải là con lợn khỏe mạnh và to lớn. Lợn sẽ được mổ ngay bên bờ sông Hồng, tiết chia vào 12 chậu để dâng lên cúng Long vương trấn giữ thác Nhược Sơn.

Đến 6h sáng, bà con trong vùng sẽ đem cốm và bánh dày để dâng lên quan lớn Nhược Sơn, góp phần vào lễ hội.

Đúng 9h sáng, lễ chính được diễn ra bằng việc thầy mo đọc bài văn tế với nội dung để tưởng nhớ công lao của ngài Hà Chương và những lời cầu nguyện cho nhân dân được ấm no hạnh phúc.

Bài văn tế khoảng 1 tiếng, đến 10h sáng, thầy mo cúng xong, bộ phận làm nhiệm vụ tiếp đãi quan khách sẽ làm cơm phục vụ các khách mời và khách thập phương đã về đây về dự hội.

Vào ngày 20/1 Âm lịch, một lễ hội tương tự cũng sẽ được diễn ra, điểm khác biệt duy nhất là ngày này sẽ mổ trâu thay vì mổ lợn, còn lại phần lễ và phần hội đều giống hệt như ngày 20/9.

Phần hội:

Kéo dài từ 10h sáng tới 5h chiều.

10h sáng, sau khi các hoạt động cúng tế của Lễ hội đền Nhược Sơn hoàn thành, sẽ bước và phần hội với những hoạt động đặc sắc như: hội múa xòe, hội đại yến, trò chơi ném còn, hội hát đúm…

Trong đó hội múa xòe là đặc sắc nhất, được tổ chức ngay tại sân đền. Dân làng sẽ diện trên mình những bộ quần áo sặc sỡ với váy xòe rộng. Thầy mo sẽ xoè trước, rồi mọi người cùng xòe theo, mỗi bài xòe thường có từ 6- 7 người, đeo theo 10 quả nhạc để vừa xòe vừa hát vang những bài ca cầu mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm.

Khám phá Lễ hội đền Nhược Sơn và những nét đẹp tâm linh độc đáo

>>>>>Xem thêm: Mũi Tàu Bể Côn Đảo, tọa độ ngắm bình minh trên biển đẹp mê hồn

Hội ném còn được rất nhiều người hưởng ứng và tham gia

Từ 11h đến 5h chiều, là lúc diễn ra hội hát đối, hội ném còn, hội đánh yến vô cùng sôi nổi, tưng bừng.

Hội đánh yến: người ta làm quả yến bằng lá cây dứa dại, tết khéo léo từ 4 lá và buộc thêm 3 chiếc lông gà. Người đánh sẽ chuyền quả yến cho nhau, người nào mà làm rơi quả yến xuống đất thì sẽ bị phạt đám một cái nhẹ.

Hội ném còn: ném còn là trò chơi rất thú vị, với 2 đội một bên nam và một bên là nữ. Hai bên sẽ cùng thi xem ai ném thủng vòng trước sẽ được Lý trưởng được thưởng. Cây nêu cao được dựng lên, bên trên là vòng còn chỉ rộng từ 20- 25cm, được dán lại bằng giấy đỏ, mặt hướng ra bờ sông. Quả còn thì được làm bằng vải, bên trong gói hạt bông thành hình vuông, bốn góc gắn thêm những tua rua xanh đỏ. Thầy mo sẽ là người khởi xướng để hai bên cùng nhau giành còn và ném còn sao cho trúng vào vòng còn trên cao.

Hội hát đối đáp: đây là hoạt động được các đôi nam nữ rất yêu thích, có thể đối đáp hỏi thăm nhau, trao lời tán tỉnh, hứa hẹn một cách nhẹ nhàng, tình tứ.

Hiện nay Lễ hội đền Nhược Sơn cùng với Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà, Lễ hội đền Đại Cại… được tái hiện lại đã có nhiều thay đổi so với những tục lễ cũ thời xa xưa. Tuy nhiên lễ hội vẫn mang trên mình tinh thần và tấm lòng hướng về cội nguồn dân tộc như ngàn đời nay vẫn vậy. Vì thế cho nên nếu bạn có dịp ghé đến Yên Bái tháng 9 âm lịch, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia không gian văn hóa tâm linh đặc sắc này nhé. Blogdulich.edu.vn chúc bạn có những trải nghiệm với thật nhiều điều mới mẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *