Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

Lễ hội Puh Hơ Drih được người dân Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Lễ hội bao gồm nhiều nghi lễ đặc sắc, thể hiện nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Ba Na. Đồng thời, đây cũng là lễ hội làm nên sức hút của văn hóa và du lịch Kon Tum.

Bạn đang đọc: Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

Đôi nét về Lễ hội Puh Hơ Drih

1.1 Nguồn gốc Lễ hội Puh Hơ Drih

Theo lời kể của những già làng người Ba Na thì Lễ hội Puh Hơ Drih có nguồn gốc từ xa xưa, gắn liền với câu chuyện về đại dịch. Chuyện kể rằng, năm ấy bản của người Ba Na bị dịch bệnh hoành hành khiến rất nhiều người chết. Lúc này, người dân cho rằng dịch bệnh chính là do các thế lực ma quỷ gây ra, gieo tai họa xuống hại bản làng. Vì thế, họ đã bắt một con dê làm vật hiến tế, dâng lên thần linh để mong cầu tai qua nạn khỏi, xua đuổi những điều xui xẻo, tai họa ra khỏi làng. Từ đó, Lễ hội Puh Hơ Drih trở thành truyền thống của người Ba Na, còn được biết đến với tên gọi khác là lễ Cầu An. Đây cũng là một trong những lễ hội nổi bật của Kon Tum mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn.

Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

Lễ hội Puh Hơ Drih thể hiện tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa của cộng đồng người Ba Na

1.2 Ý nghĩa của Lễ hội Puh Hơ Drih

Lễ hội Puh Hơ Drih là bản sắc văn hóa độc đáo của người Ba Na. Lễ hội này thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư với quyết tâm bảo vệ làng bản, chống lại sự phá hoại từ các thế lực ma quỷ. Trước đây, lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm xua đuổi điềm gở, loại bỏ tai ương, cầu mong bản làng được bình yên, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm êm. Tuy nhiên, hiện nay đời sống đã hiện đại hơn, người dân cũng được học tập, giáo dục để không còn quá tin vào việc ma quỷ gây ra tai họa. Vì thế vài năm một lần, cộng đồng người Ba Na mới tổ chức lễ hội để mong cầu những điều bình an và may mắn. 

Thời gian tổ chức Lễ hội Puh Hơ Drih

Lễ hội Puh Hơ Drih thường được tổ chức vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, tuỳ thuộc vào lịch trình thu hoạch của nhà nông. Sau khi mùa màng xong xuôi, lúa thóc về bồ, hội đồng các già làng sẽ họp bàn để quyết định thời gian tổ chức lễ hội. Ngoài ra, già làng cũng quyết định mức đóng góp của các gia đình để chuẩn bị đầy đủ lễ vật dâng lên thần linh, đất trời.

Tuỳ vào tình hình mùa màng hàng năm mà hội đồng già làng sẽ quyết định lễ cúng thần năm đó như thế nào. Với những năm bội thu, dân làng sẽ tổ chức giết bò, mổ trâu linh đình để ăn lễ. Còn bình thường thì có thể dùng gà hoặc heo đều được. Tuy nhiên, năm nào cũng sẽ có dê vì theo quan niệm của người Ba Na, dê là loài vật linh thiêng, là anh hùng của các loại súc vật.

Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

Người dân đang cùng nhau chuẩn bị cho Lễ hội Puh Hơ Drih

Những nghi lễ đặc sắc trong Lễ hội Puh Hơ Drih

3.1 Phần lễ

Trước ngày tổ chức Lễ hội Puh Hơ Drih, thanh niên trai tráng trong làng có nhiệm vụ làm 4 hình nộm từ các loại vật liệu dân dã như tre, nứa, gỗ, rơm rạ. Những hình nộm này được vẽ cho gương mặt thật dữ dằn, thân hình đồ sộ để có thể hù dọa ma quỷ. Hình nộm sau khi làm xong sẽ đặt trước sân nhà rông, ngoài già làng ra không ai được đụng vào. Trong lúc đó, những người phụ nữ trong bản sẽ cùng nhau dọn dẹp đường làng, bến nước, cắt cây, vạt cỏ, chuẩn bị các món ăn Đặc sản Kon Tum thơm ngon để cả bản cùng nhau ăn lễ.

Vào ngày diễn ra Lễ hội Puh Hơ Drih, tất cả bà con trong bản sẽ ăn mặc thật chỉn chu, tập trung trước nhà rông từ sáng sớm. Già làng chủ trì lễ hội, đại diện lấy máu của các con vật hiến sinh dâng lên cúng thần. Sau đó, già làng đọc vang bài cầu khấn đất trời, thần linh để xin phù hộ cho cả làng được bình an. 

Đoàn lễ với già làng đi ở giữa, hai bên hai chàng thanh niên khỏe mạnh đeo mặt nạ thật dữ dằn, tay cầm giáo mác, múa theo lời khấn của già làng. Theo quan niệm của người Ba Na, nghi thức này sẽ giúp đánh đuổi ma quỷ, xua tan điềm dữ. Đi phía sau là hai thiếu nữ xinh đẹp, hiền hậu, ngoan ngoãn nhất làng. Trong tay mỗi cô sẽ cầm một cây lá đót, vừa đi vừa quét như đang quét sạch mọi điều xấu xa. Sau nữa là đội cồng chiêng, đánh điệu xoang tưng bừng, rộn rã. Đi sau cùng là toàn thể người dân trong làng, lẩm nhẩm cầu khẩn để mong cầu những điều bình an đến với bản thân và gia đình. Khi già làng hú gọi, dân bản sẽ cùng hô theo “đuổi nó đi, đuổi nó đi”, cùng với tiếng trống, tiếng chiêng vang vọng giữa đất trời hùng vĩ..

Đoàn lễ sẽ bắt đầu đi từ sân nhà rông, sau đó đi đến tất cả các con đường trong làng. Khi tới cuối bản, già làng sẽ chôn các hình nộm xuống đất. Trong suốt quá trình Lễ hội Puh Hơ Drih, đôi mắt của già làng luôn thể hiện ánh nhìn hung dữ, từng tiếng hú phải thật uy quyền, vang vọng để thể hiện quyết tâm đánh đuổi, tiêu diệt hết mọi điều xui rủi.

Tìm hiểu thêm: Top 100 món ăn ngon nhất thế giới bạn không thể bỏ lỡ

Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

Già làng dẫn đầu đoàn người đánh đuổi những điều xui rủi khỏi làng bản

3.2 Phần hội

Sau khi hoàn thành phần lễ, dân làng sẽ cùng nhau tập trung về nhà rông để chơi hội. Giữa sân là những ché Rượu Đoác Kon Tum thơm lừng cùng rất nhiều món ăn truyền thống được các mẹ, các chị chuẩn bị từ sớm như heo rừng, Gà nướng cơm lam Kon Tum, xôi, gỏi v.v. Mọi người cùng nhau quây quần để múa hát, đánh cồng, lắng nghe già làng kể những câu chuyện từ xa xưa về truyền thống anh hùng của tộc người mình. Sau đó, những gia đình có điều kiện trong làng có thể tổ chức giết gà, giết heo, mời bà con, anh em đến ăn uống.

Khám phá Lễ hội Puh Hơ Drih của người Ba Na ở Kon Tum

>>>>>Xem thêm: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, tái hiện một Sài Gòn xưa qua từng thời kỳ

Cả bản cùng nhau quây quần ăn uống, vui chơi trong những tiếng cồng chiêng rộn ràng

Lễ hội Puh Hơ Drih không chỉ là hoạt động tâm linh mà còn thể hiện tình thần đoàn kết, gắn bó cộng đồng của người Ba Na. Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn hi vọng bạn sẽ sớm có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu sâu hơn về lễ hội độc đáo này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *