Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

Nghề đặt nò ở Cà Mau được người dân sáng tạo nên để khai thác các loại thủy sản nước ngọt, sống trong các kênh, rạch có dòng chảy yếu, ít bị ảnh hưởng bởi thủy triều. Vì thế, có dịp du lịch Cà Mau, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá nghề truyền thống với những nét độc đáo, thú vị này nhé.

Bạn đang đọc: Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

Đôi nét về Nghề đặt nò ở Cà Mau

1.1 Nghề đặt nò ở Cà Mau là gì?

Nò là một loại dụng cụ được ngư dân Cà Mau dùng để đánh bắt và khai thác các loại cá, tôm tự nhiên sống trong các kênh, rạch. Loại dụng cụ này rất phổ biến vào khoảng cuối thế kỷ 20, sau khi thống nhất đất nước. Tuy nhiên hiện nay vì lượng thủy sản tự nhiên đã giảm xuống đáng kể nên Nghề đặt nò ở Cà Mau ngày càng hiếm gặp hơn.

Khác với Nghề giăng lưới ở Cà Mau, để bắt được cá tôm, người dân sẽ làm cho mình một vài chiếc nò trên kênh rạch. Nò như một mê cung, khiến cá chạy vào rồi thì không thể ra được. Điều thú vị là cá vào nò sẽ không bị thương, chúng vẫn có thể bơi lội tung tăng và kiếm ăn được. Vì thế sau khi đặt nò, người dân có thể một, hai tuần hoặc cả tháng sau mới đến thu hoạch thì chúng vẫn còn sống khỏe mạnh.

Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

Nghề đặt nò ở Cà Mau cũng gây ra một số bất cập khi chắn đường đi của thuyền, ghe, dẫn đến khó khăn cho người dân đi lại

1.2 Cách người dân Cà Mau làm nò

Nghề đặt nò ở Cà Mau khá đơn giản, thường được người dân dựng lên giữa dòng nước. Vật liệu chủ yếu làm nò là cây sậy, một vài gia đình dùng trúc hoặc tre chẻ mỏng. Chúng có chiều dài trung bình khoảng từ 1.3 đến 1.7m, phù hợp với độ sâu của kênh, mương. Những thân sậy được bện chặt với nhau thành từng tấm lớn bằng dây choại hoặc dây chuối khô, gọi là tấm đăng. 

Khi xây nò, người dân sẽ phải cắm cọc xuống đáy sông theo sơ đồ đã định sẵn. Khung nò được làm từ cây tre, trúc. Sau đó, các tấm đăng được cột vào bộ khung một cách chắc chắn, tránh để khi cá lớn chui vào quẫy mạnh sẽ làm bật ra.

Nò thường có nhiều miệng để dụ tôm cá bơi vào. Miệng nò rộng ở phía ngoài, càng vào sâu bên trong sẽ càng hẹp lại dần. Đặc biệt, ở phần miệng sẽ gắn một bộ hom có thiết kế như hình chiếc lược. Đặc điểm của bộ hom là tôm cá có thể dễ dàng bơi vào nhưng không bơi ra được. Loại thiết kế này rất giống với dụng cụ Nghề đặt lờ ở Cà Mau.

Khi tôm, cá đã chui nò rồi thì sẽ bơi lội lòng vòng để tìm cách thoát thân. Tuy nhiên, khi chúng bơi theo những miệng nò mà người dân thiết kế thì tất cả sẽ quy về một chỗ gọi là rọ. Như vậy, người dân sẽ dễ dàng dùng vợt lưới để thu hoạch hết tất cả cá tôm mà không gặp bất cứ khó khăn nào.

Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

Những dụng cụ để xây nò khá đơn giản với phần khung và những tấm đăng lớn

Tìm hiểu thêm: Bỏ túi kinh nghiệm phượt Phan Thiết từ A đến Z

Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

Người dân đang xây nò để đánh bắt cá

Thưởng thức những loại cá tôm dân dã từ nò

Nghề đặt nò ở Cà Mau chủ yếu để bắt các loại thủy sản như tôm càng, rùa, cá trê, cá lóc, cá bổi, cá rô, lươn, rắn v.v. Vì là thủy sản sinh sống trong tự nhiên nên thịt rất thơm và ngon, có dịp thưởng thức chắc chắn bạn sẽ rất thích thú.

Vì hiện tại Nghề đặt nò ở Cà Mau đã không còn phổ biến nên bạn phải về những vùng quê xa xôi thuộc các huyện nhiều kênh mương như Trần Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn, U Minh… mới có thể gặp được. Bạn có thể xin người dân cùng đi thu hoạch nò, khám phá thiết kế của loại dụng cụ độc đáo này. Sau đó thì mua thủy sản, nhờ người dân chế biến thành những món ăn thơm ngon như Lẩu mắm U Minh, cá lóc nướng trui, lươn um lá nhàu… để thưởng thức. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình du lịch Cà Mau của bạn.

Khám phá Nghề đặt nò ở Cà Mau để khai thác cá tôm tự nhiên

>>>>>Xem thêm: Xem ngay kinh nghiệm thuê xe máy ở Quảng Bình vừa nhanh vừa rẻ

Hiện nay, Nghề đặt nò ở Cà Mau chỉ còn thấy trên những kênh mương và con lạch nhỏ

Trên đây là những thông tin về Nghề đặt nò ở Cà Mau mà cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng bạn sẽ sớm có dịp đến Đất Mũi và khám phá cách đánh bắt thủy sản độc đáo này nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *