Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Những lễ hội Việt Nam xuất hiện trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều không gian văn hóa thú vị. Đây cũng là dấu ấn bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền được tái hiện một cách chân thực thông qua các nghi lễ và trò chơi.

Việt Nam là đất nước có bề dày bản sắc văn hóa vô cùng sâu sắc. Những dấu ấn đặc sắc ấy được phảng phất qua vẻ đẹp của những lễ hội truyền thống trên khắp các vùng miền của đất nước. Hãy cùng Blogdulich.edu.vn xách balo lên và khám phá những lễ hội Việt Nam độc đáo được nhiều tín đồ du lịch tìm đến tham gia nhé!

Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ

Địa điểm: Đền Hùng, Phú Thọ

Thời gian: mùng 10/3 Âm Lịch hàng năm

Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ là một trong những ngày lễ quan trọng của đất nước được tổ chức hàng năm. Lễ hội Đền Hùng là sự kiện văn hóa đặc biệt để tưởng nhớ công lao của những vị vua Hùng đã góp công dựng nước. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch với nhiều hoạt động như dâng hương tại Đền Hường cùng các trò chơi quan trọng như thi nấu bánh chưng, đánh trống đồng và cồng chiêng, kéo cơm thổi lửa và các loại hình nghệ thuật khác.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Đền Hùng Phú Thọ là một trong những ngày lễ quan trọng của đất nước được tổ chức hàng năm

Lễ hội Chùa Hương – Hà Nội

Địa điểm: huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Thời gian: mùng 6/1 đến tháng 3 Âm Lịch hàng năm

Lễ hội Chùa Hương được diễn ra đúng dịp mùa xuân về nên khung cảnh nơi đây có phần rạng rỡ và xinh đẹp. Vào thời điểm này, nhiều tín đồ du lịch đến với Chùa Hương để chiêm bái và nguyện cầu những điều may mắn. Lễ hội Chùa Hương có nhiều hoạt động được tổ chức như dâng hương, dâng đàn, hát chèo, leo núi, đua thuyền, chầu văn…

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Chùa Hương được diễn ra đúng dịp mùa xuân về nên khung cảnh nơi đây có phần rạng rỡ và xinh đẹp

Hội Lim – Bắc Ninh

Địa điểm: huyện Tiên Du, Bắc Ninh

Thời gian: 12 – 14 tháng Giêng hàng năm

Hội Lim là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại miền Bắc.Đây là một trong những lễ hội dân gian được nhiều tín đồ du lịch biết đến với nhiều hoạt động giải trí, hội hè như đấu vật, đấu võ, đấu cờ, dệt khung cửi, nấu cơm, hát hội và đặc biệt là du thuyền hát quan họ. Quan trọng nhất là chính hội vào ngày 13 Âm lịch được tổ chức vô cùng cầu kỳ với những bộ lễ phục cổ xưa rực rỡ cùng nhiều nghi lễ, tục hát thờ hậu.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Hội Lim là một trong những lễ hội nổi tiếng nhất tại miền Bắc

Festival Huế

Địa điểm: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thời gian: diễn ra 2 năm một lần (tùy thời gian quy định)

Festival Huế là chuỗi những lễ hội đặc sắc mang lại không gian lộng lẫy cho các tín đồ du lịch Huế tham quan, trải nghiệm. Vào mỗi mùa festival, chính quyền Huế sẽ đưa ra một chủ đề riêng thu hút nhiều bạn trẻ đến đây trải nghiệm. Chủ đề Festival Huế vào năm 2024 chính là Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển. Lễ Festival Huế không chỉ dành cho các tín đồ du lịch trong nước mà còn thu hút bạn bè quốc tế đến tham gia.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Festival Huế là chuỗi những lễ hội đặc sắc mang lại không gian lộng lẫy cho các tín đồ du lịch tham quan, trải nghiệm

Lễ hội Katê – Ninh Thuận

Địa điểm: Ninh Thuận và các tỉnh có đồng bào người Chăm sinh sống

Thời gian: 1/7 theo lịch Chăm (thường rơi vào đầu tháng 10 Dương Lịch hàng năm)

Lễ hội Katê là một nghi lễ phổ biến trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận và các tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ. Lễ hội linh thiêng này được tổ chức để tưởng nhớ đến các anh hùng của dân tộc Chăm được tôn vinh làm thần. Lễ hội có các nghi thức như rước y phục về làng hay các tiết mục văn nghệ cùng các điệu múa đậm chất văn hóa Chăm.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Katê là một nghi lễ phổ biến trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận

Lễ hội Cầu Ngư – Lễ hội Việt Nam tại các tỉnh ven biển

Địa điểm: các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam

Thời gian: tháng 3 Dương Lịch hàng năm (hoặc từng địa phương)

Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội truyền thống Việt Nam khá quen thuộc tại các tỉnh ven biển Trung Bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam. Lễ hội Cầu Ngư có nguồn gốc từ tục thờ Ông Nam Hải, loài cá voi có thân hình to lớn nhưng khá hiền hòa và chuyên giúp đỡ người biển khi họ gặp nguy hiểm. Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức với mục đích mong cầu một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang và sóng yên biển lặng.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội truyền thống Việt Nam khá quen thuộc tại các tỉnh ven biển Trung Bộ

Lễ hội đua bò Bảy Núi – An Giang

Địa điểm: Thất Sơn, An Giang

Thời gian: cuối tháng 8, đầu tháng 9 Âm Lịch hàng năm

Lễ hội Đua Bò Bảy Núi được tổ chức tại vùng Thất Sơn An Giang cũng là một trong những lễ hội được nhiều tín đồ du lịch chú ý tại khu vực Tây Nam Bộ. Lễ hội này được tổ chức vào dịp lễ Đôn – ta của người Khmer. Không khí của lễ đua bò lúc nào cũng hào hứng, sôi nổi và mang đến không gian sinh hoạt giải trí thú vị cho người dân bản địa lẫn khách du lịch.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Đua Bò Bảy Núi được tổ chức tại vùng Thất Sơn An Giang

Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam – An Giang

Địa điểm: Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Thời gian: 22 -27/4 Âm Lịch hàng năm

Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam gắn liền với đền thờ nổi tiếng của khu vực này, được nhiều tín đồ lui tới để cầu bình an. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được công nhận với giá trị văn hóa lâu đời. Tại lễ hội này thường tổ chức các hoạt động như khai hội, rước tượng Bà, tắm Bà, thả đèn hoa đăng, triển lãm tranh nghệ thuật.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam gắn liền với đền thờ nổi tiếng của khu vực này

Hội Gióng – Hà Nội

Địa điểm: Sóc Sơn, Hà Nội

Thời gian: 6 – 8/1 Âm Lịch hàng năm

Hội Gióng là lễ hội hiếm hoi tại Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm ca ngợi chiến công người anh hùng Thánh Gióng, một trong “tứ bất tử” của văn hóa Việt Nam. Lễ hội có mô phỏng những diễn biến sinh động của các trận đấu trong cuộc kháng chiến chống giặc n xâm lược.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Hội Gióng là lễ hội hiếm hoi tại Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại

10  Lễ hội Tháp Bà Poh Nagar – Khánh Hòa

Địa điểm: Nha Trang, Khánh Hòa

Thời gian: 20 – 23/3 Âm Lịch hàng năm

Lễ hội Tháp Bà Poh Nagar là một lễ hội truyền thống Việt Nam được tổ chức thường niên. Đây là một trong những lễ hội của người Chăm được tổ chức nhằm tôn vinh Bà Poh Nagar. Ngoài ra, lễ hội này còn tổ chức những hoạt động uy nghiêm như nghi dâng nhang, thay y, lễ thả hoa đăng cầu siêu hay cúng thí thực…

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Tháp Bà Poh Nagar là một lễ hội truyền thống Việt Nam được tổ chức thường niên để mong cầu những điều hạnh phúc

11  Hội Yến Diêu Trì Cung – Tây Ninh

Địa điểm: Tòa thánh Tây Ninh, Hòa Thành, Tây Ninh

Thời gian: 15/8 Âm Lịch hàng năm

Hội Yến Diêu Trì Cung là một trong những lễ hội nổi tiếng của những tín đồ theo tôn giáo Cao Đài tại Tây Ninh. Lễ hội này được tổ chức đúng vào dịp lễ trung thu hàng năm nên thu hút đông đảo các tín đồ du lịch đến tham quan. Không gian lễ hội khá náo nhiệt với nhiều hoạt động sôi nổi được tổ chức mang lại không gian văn hóa độc đáo của đạo Cao Đài tại tỉnh Tây Ninh.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Hội Yến Diêu Trì Cung là một trong những lễ hội nổi tiếng của những tín đồ theo tôn giáo Cao Đài tại Tây Ninh

12  Lễ hội Hoa Lư – Ninh Bình

Địa điểm: Cố đô Hoa Lư, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình

Thời gian: 6 – 8/3 Âm Lịch hàng năm

Lễ hội Hoa Lư là một trong những lễ hội truyền thống tại Việt Nam có niên đại lịch sử lâu đời. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã có công gầy dựng nên kinh đô Hoa Lư, lập ra nước Đại Cồ Việt và mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài nhất lịch sử Việt Nam qua các triều đại Đinh Lê, Lý, Trần.

Khám phá những lễ hội Việt Nam với dấu ấn văn hóa sâu sắc

Lễ hội Hoa Lư là một trong những lễ hội truyền thống tại Việt Nam có niên đại lịch sử lâu đời

12 Lễ hội Việt Nam trên đây sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận đặc biệt về văn hóa của đất nước với nhiều bản sắc độc đáo. Chúng mình hy vọng rằng, thông qua cẩm nang du lịch lần này, bạn đã cảm nhận được rõ nét vẻ đẹp văn hóa của đất nước. Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều lễ hội với dấu ấn đặc sắc khác mà chúng mình còn chưa kể hết. Bạn có thể truy cập Cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn nếu muốn hiểu thêm về vẻ đẹp văn hóa của những lễ hội này nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *