Vườn Quốc gia Xuân Sơn được rất nhiều du khách ghé đến khám phá bởi hệ sinh thái đa dạng, những hang động tuyệt đẹp và vô vàn trải nghiệm thú vị khác.
Bạn đang đọc: Khám phá Vườn Quốc gia Xuân Sơn cùng hệ sinh thái đa dạng, phong phú
1 Giới thiệu Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Vị trí: Huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 0210 3609 116
Website: https://vuonquocgiaxuanson.com.vn/
Vườn Quốc gia Xuân Sơn có tổng diện tích là 33.687ha, xếp thứ 12 trong số 15 Vườn Quốc gia lớn nhất tại Việt Nam. Thuộc địa phận huyện Tân Sơn, nơi đây cách trung tâm thành phố Việt Trì 80km và Thủ đô Hà Nội 120km.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn với không gian mát mẻ, trong lành và hệ sinh thái vô cùng phong phú
Điểm đặc biệt của Vườn Quốc gia Xuân Sơn là độ che phủ lên đến 84% do đó hệ sinh thái và động thực vật vô cùng đa dạng. Vì vậy nơi đây là địa điểm vô cùng thú vị với những bạn thích khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về sự đa dạng sinh học của nước ta.
Hiện nay, Vườn Quốc gia này đang là nơi lưu giữ và bảo tồn 1.217 loài thực vật, trong đó có 665 loài cây thuốc quý cùng 300 loài cây rừng khác nhau. Bên cạnh đó là 365 loài động vật, trong đó 46 loài quý hiếm, thuộc sách đỏ và được bảo tồn cực kỳ nghiêm ngặt.
2 Nên đến tham quan Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ vào thời gian nào?
Thời tiết tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn khá dễ chịu, mát mẻ, mỗi ngày có đến 4 mùa: buổi sáng là mùa xuân trong lành, buổi trưa là mùa hè ngập nắng, buổi chiều là trời thu se se lạnh còn buổi tối là mùa đông sương giá. Vì vậy, gần như thời điểm nào trong năm bạn cũng có thể đến đây để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên phong phú.
Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc hai khoảng thời gian dưới đây để dễ dàng lên lịch trình cho chuyến đi của mình và có sự chuẩn bị tốt nhất:
– Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): Mùa khô thì sẽ thuận lợi để di chuyển, an toàn và sạch sẽ hơn, nhất là khi bạn muốn đi rừng. Tuy nhiên mùa này cây cối và cảnh vật sẽ hơi khô cằn, không được đẹp như mùa mưa.
Đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn vào mùa khô thì tắm suối là trải nghiệm bạn không nên bỏ quá
– Mùa mưa (các tháng còn lại trong năm): Mùa mưa thì chắc chắn là sẽ khó khăn khi di chuyển. Bạn cần chuẩn bị áo mưa, giày ủng chống nước, thuốc chống côn trùng cắn… Nhưng bù lại là mùa này phong cảnh rất hữu tình, nên thơ, thác nước tuyệt đẹp và cây cối cũng cực kỳ tươi tốt.
3 Cách di chuyển đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Để đến được Vườn Quốc gia Xuân Sơn thì bạn có thể chọn di chuyển bằng các phương tiện dưới đây:
– Máy bay: Với các bạn di chuyển từ các tỉnh miền Trung, miền Nam xa xôi thì máy bay là phương tiện phù hợp nhất. Sau khi đáp xuống Hà Nội, bạn chỉ cần mua vé xe khách tại bến xe Mỹ Đình để đến thẳng Vườn Quốc gia Xuân Sơn là được.
– Xe khách: Với các bạn ở những tỉnh miền Bắc thì có khá nhiều chuyến xe khách đến Phú Thọ. Bạn chỉ cần tìm hiểu lịch trình xem nhà xe nào đi tới huyện Tân Sơn và qua khu vực Vườn Quốc gia là được.
Các đoàn tham quan đông người thì nên thuê xe khách hoặc xe du lịch
– Phương tiện tự lái: Các bạn trẻ rất thích chọn phương tiện tự lái như xe máy, ô tô để đến tham quan Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Bạn chỉ cần tra đường đi trên Google Map là có thể dễ dàng di chuyển theo.
4 Khám phá vẻ đẹp của Vườn Quốc gia Xuân Sơn
4.1 Khám phá các hang động tuyệt đẹp
Vườn Quốc gia Xuân Sơn nổi tiếng với những hang động tuyệt đẹp, được thiên nhiên tạo nên sau hàng triệu năm thay đổi địa chất. Tuy các hang động tại đây không có nhiều khối thạch nhũ khổng lồ và lạ mắt như Phong Nha Kẻ Bàng nhưng vẫn có vô số điều thú vị chờ bạn trải nghiệm.
Một số hang động nổi bật mà bạn nên ghé thăm khi đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn Phú Thọ:
– Hang Thổ Thần: Hang động này thuộc địa phận bản Lấp, là một trong số những hang động lớn và dài nhất tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Hang ăn sâu bên trong lòng núi Ten, cửa hướng thẳng ra cánh đồng Mường Lạng. Bên trong hang là những nhũ đá khá mềm và xốp, màu đục như đất. Vì vậy mà từ xưa hang Thổ Thần còn được người dân gọi bằng cái tên khác là Hang Đất.
Hang Thổ Thần còn có tên gọi khác là Hang Đất
– Hang Na: Hang Na cũng thuộc địa phận bản Lấp, nằm trên đường đi tới thác nước Lưng Trời. Cửa hang nằm ẩn giữ những bụi cây rậm rạp, lơ lửng giữa vách núi. Bên trong hang tối om, có rất nhiều những khối đá to nhỏ, tròn xoe như quả na nên mới có tên gọi này.
– Hang Lạng: Hang động này có độ cao trung bình 10m, có nơi phình ra cao tới 20 đến 30m, rộng trung bình từ 10 đến 15m. Hang Lạng có một con suối nhỏ chảy qua, nền hang được tạo nên bởi lớp đá củ đậu, cát vàng và đất sét. Trần hang buông xuống các khối thạch nhũ được bồi đắp qua hàng triệu năm, tạo nên nhiều hình dạng thú vị như toà thờ Phật, thờ thần…
– Động Tiên: Hang động này hình thành bên trong lòng núi đá cẩm thạch, có độ dài 10km. Bên trong hang là đường thông gió lên thẳng đỉnh núi nên không khí rất trong lành, dễ chịu, không ngột ngạt như các hang động khác. Đặc biệt, hồ nước hình thành trong Động Tiên còn có nhiều loài cá lạ mắt tung tăng bơi lội.
Tìm hiểu thêm: Quán cơm, hủ tiếu Bà Hiền hơn 20 năm ở An Giang
Hang Tiên được nhiều du khách đến tham quan, chụp hình
4.2 Tham quan bảo tàng thiên nhiên
Trong khuôn viên của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, bạn sẽ có cơ hội tham quan bảo tàng thiên nhiên với rất nhiều điều thú vị. Tại đây trưng bày rất nhiều mẫu tiêu bản động thực vật quý hiếm và lạ mắt. Ngoài ra, bảo tàng còn có các mô hình mô phỏng lại quá trình sinh sống, sản xuất kinh tế của người dân tộc Mường và dân tộc Dao.
Cùng với đó, tham quan bảo tàng bạn còn được nghe các cán bộ giới thiệu về quá trình hình thành và xây dựng nên Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm rất nhiều hiểu biết về cuộc sống của con người nơi đây cũng như ý nghĩa của Vườn Quốc gia trong quá trình gìn giữ sự đa dạng sinh thái.
4.3 Những ngọn thác tuyệt đẹp của Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đến với Vườn Quốc gia Xuân Sơn, bạn cũng không thể nào bỏ qua những suối và thác nước tuyệt đẹp, quanh năm nước trong vắt, tô điểm cho bức tranh thiên nhiên nơi đây thêm thơ mộng:
– Suối Tiên: Đây là con suối mát lành được chảy ra từ Động Tiên. Nước suối trong veo, mát lành, có rất nhiều loại cá sinh sống. Tại đây, bạn có thể tắm suối, chơi bắt cá, tổ chức cắm trại bên bờ suối…
Thác Lưng Trời đổ dài theo vách đá
– Thác Lưng Trời: Ngọn thác này nằm gần Hang Thổ Thần. Đường đi đến Thác Lưng Trời khá hiểm trở, tuy nhiên đến nơi thì bạn chắc chắn sẽ không phải thất vọng. Thác uốn lượn theo vách núi, nước tung bọt trắng xóa quanh năm. Bên dưới là một hồ nước rộng với rất nhiều cây cối mọc xung quanh.
4.4 Đến thăm bản làng của đồng bào Dao và Mường
Đến với các bản làng trong khuôn viên Vườn Quốc gia Xuân Sơn, bạn sẽ được khám phá cuộc sống và văn hóa của đồng bào người Dao và người Mường. Dưới đây là một số gợi ý từ Blogdulich.edu.vn:
– Bản Dù: Đi qua dốc Cổng Trời là bạn sẽ tới bản Dù. Đây là bản trung tâm nằm giữa Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Tại đây, bạn sẽ được thưởng thức món đặc sản chế biến từ cây chuối cô đơn (hay còn có tên khác là chuối Bạc Hà) rất ngon và lạ miệng.
Bản Dù yên bình với cánh đồng lúa bao la
– Bản Lấp: Từ bản Dù bạn đi khoảng chục kilomet là sẽ tới bản Lấp. Đây là một bản khá nhỏ với khoảng 30 nóc nhà, người dân sống chủ yếu bằng việc vào rừng kiếm củi, đánh cá, hái rau rừng…
– Bản Cỏi: Đây là nơi sinh sống của người Dao Tiền với khoảng hơn 100 nóc nhà. Bản này cũng là khu vực xa nhất của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, xung quanh được bao bọc bởi núi cao và rừng già, đường đi khá hiểm trở.
>>>>>Xem thêm: Có một Mùa hồng chín Mộc Châu nở đỏ rực cả một góc trời
Để đến Bản Còi bạn sẽ cần vượt qua chặng đường khá gian nan
Trên đây cẩm nang du lịch Blogdulich.edu.vn vừa cùng bạn khám phá các thông tin thú vị về Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Theo dõi MIA Go! để bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm và những điểm tham quan hấp dẫn khắp mọi miền Tổ quốc nhé.